Trang chủ Bài viết nổi bật Vai trò của dòng Dalai Lama đối với Phật giáo Tây Tạng

Vai trò của dòng Dalai Lama đối với Phật giáo Tây Tạng

Từ đời đức Dalai lama thứ 5 trở đi, sự cai trị của dòng truyền thừa Dalai lama đối với Tây Tạng kéo dài trong 317 năm tiếp theo, đến khi đức Dalai lama thứ 14 phải lưu vong tại Ấn Độ năm 1959.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Từ đời đức Dalai lama thứ 5 trở đi, sự cai trị của dòng truyền thừa Dalai lama đối với Tây Tạng kéo dài trong 317 năm tiếp theo, đến khi đức Dalai lama thứ 14 phải lưu vong tại Ấn Độ năm 1959.

Tác giả: Trần Thị Tuyết Hồng, Pháp danh: Thích nữ Nhật Diệu
Học viên Cao học Khóa V, Học viện PGVN tại Tp.HCM

Dẫn nhập

Trong lịch sử dân tộc và Phật giáo Tây Tạng, Gelugpa được biết đến là một tông phái Phật giáo mới với những chủ trương và đường lối cải cách đã thay thế các thể chế trước để đại diện cho dân tộc Tây Tạng thực hiện sứ mệnh lãnh đạo đất nước.

Sự hưng khởi của Gelugpa đã làm thay đổi Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt phải kể đến vai trò quan trọng của các vị Dalai lama. Tuy xuất hiện sau cùng nhưng dưới sự lãnh đạo của dòng tái sinh Dalai lama, Gelugpa đã nhanh chóng phát triển và trở thành tông phái Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Tây Tạng.

1. Sự ra đời của dòng Dalai lama

Dalai lama (Đạt-lai Lạt-ma ) là danh hiệu cao quý của vị Tăng sĩ tái sinh với vị thế cao quý nhất của trường phái Gelugpa[1], một trường phái Phật giáo Tây Tạng hình thành ở thế kỷ XIV do ngài Tsongkhapa thành lập. “Dalai” được dịch theo tiếng Mông Cổ là “vĩ đại” hay “đại hải” (biển lớn), còn từ “lama” trong tiếng Tạng nghĩa là “đạo sư”. Như vậy, danh hiệu Dalai lama được hiểu là vị đại sư có trí tuệ và từ bi như biển lớn[2].

Tôn hiệu Dalai Lama còn được hiểu với những ý nghĩa khác như “Hộ tín” (Người bảo vệ đức tin), “Pháp vương” (Vua chánh pháp), “Như ý châu” (Viên bảo châu như ý) hay “Phật sống” theo cách hiểu thông tục của nhiều người[3]. Theo dân tộc Tây Tạng, Dalai lama là hiện thân của Bồ-tát Quan Thế Âm nên một vị Dalai lama luôn mang trong mình lòng từ bi của Bồ-tát, luôn chọn con đường tái sinh cứu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau.

Danh hiệu Dalai lama xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI, khi đại sư đời thứ III là Sonam Gyatso (1543-1588) của Gelugpa được vua Altan Khan (1507-1582) của Mông Cổ phong tặng cho ngài tôn hiệu là “Thánh Thức Nhất Thiết Ngõa-tề-nhĩ-đạt-lạt Đạt-lai Lạt-ma”, gọi tắt là “Đạt-lai Lạt-ma”.

“Thánh Thức Nhất Thiết” nghĩa là “thông rõ tất cả”, “Ngõa-tề-nhĩ-đạt-lạt” là dịch âm từ tiếng Phạn (Vajradhara), nghĩa là “Kim-cang trì”, “Đạt-lai” là từ đồng nghĩa với “Gia-mục-thố” (Gyatso) trong tiếng Tây Tạng, nghĩa là “biển lớn”(do pháp danh của đại sư đời thứ II và III đều có từ “Gyatso”),  “Lạt-ma” nghĩa là “Thượng sư”. Toàn câu mang ý nghĩa là “Vị đại sư siêu phàm nhập thánh ở phương diện Hiển-Mật hai giáo điều có được thành tựu tối cao, học vấn rộng sâu như biển lớn”[4].

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Vai tro dong Dalai Lama doi voi Phat giao Tay Tang 3

Đức Tenzin Gyatso. Nguồn: St

Như vậy, ngài Sonam Gyatso được xem là đức Dalai lama thứ 3, hai bậc tiền thân của ngài là Gendün Drubpa (Căn-đôn Châu-ba), đệ tử lớn của đại sư Tsongkhapa là Dalai Lama đời thứ I và Gedun Gyatso hóa thân của ngài Gendün Drubpa (Căn-đôn Gia-mục-thố) là Dalai Lama đời thứ II.

Trường phái Gelug hiện nay đã trải qua 14 đời Dalai lama, gồm[5]:

1. Gendun Drup (Căn-đôn Châu-ba, 1391–1474)

2. Gendun Gyatso (Căn-đôn Gia-mục-thố, 1475–1542)

3. Sonam Gyatso (Toả-lãng Gia-mục-thố, 1543–1588)

4. Yonten Gyatso (Vinh-đan Gia-mục-thố, 1589–1616)

5. Ngawang Lobsang Gyatso (La-bốc-tạng Gia-mục-thố, 1617–1682)

6. Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, 1683–1706)

7. Kelzang Gyatso (Cách-tang Gia-mục-thố, 1708–1757)

8. Jamphel Gyatso (Khương-bạch Gia-mục-thố, 1758–1804)

9. Lungtok Gyatso (Long-đa Gia-mục-thố, 1806–1815)

10. Tsultrim Gyatso (Sở-xưng Gia-mục-thố, 1816–1837)

11. Khedrup Gyatso (Khải-châu Gia-mục-thố, 1838–1856)

12. Trinley Gyatso (Thành-liệt Gia-mục-thố, 1856–1875)

13. Thubten Gyatso (Thổ-đan Gia-mục-thố, 1876–1933)

14. Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố, 1936–nay)

Đức Dalai lama hiện tại là Tenzin Gyatso (1935- nay), Dalai Lama thứ 14. Ngài hiện đang sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay.

2. Vai trò lãnh đạo chính trị

Gelugpa là trường phái có tầm ảnh hưởng mãnh mẽ nhất trong đời sống chính trị-xã hội ở Tây Tạng từ thế kỷ thứ XV, chính vì thế đức Dalai lama được coi là người có vai trò lớn nhất trong các hoạt động chính trị, điều này bắt đầu được thể hiện rõ từ đời đức Dalai lama thứ 3.

Vào năm 1578, sau khi Sonam Gyatso (1543-1588) được vua Altan Khan phong tặng danh hiệu Dalai lama, qua sự kiện này cho thấy rằng, mối giao hảo giữa Tạng – Mông một lần nữa được tái lập kể từ khi ngài Chogyal Phagpa (Bát-tư-ba) thiết lập quan hệ với Kublai Khan (Hốt-tất-liệt) vào thế kỷ XIII. Mối bang giao này đã làm sống lại vai trò giữa “cư sĩ bảo trợ và tu sĩ” cũng như thể chế “chính – giáo” trong thời kỳ của tông phái Gelug[6]. Đồng thời từ đây, đức Dalai lama thứ 3 bắt đầu khơi nguồn cho vai trò lãnh đạo chính trị của các Dalai lama sau này.

Đến đời đức Dalai lama thứ 5 thì vai trò quan trọng của Dalai lama đối với đất nước được xác nhận rõ ràng. Ngawang Lobsang Gyatso (1617-1682) được công nhận là Dalai lama thứ 5, người đã đưa Gelugpa trở thành tông phái với vị thế lãnh đạo tuyệt đối, mở ra thời kỳ hưng thịnh và ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị – xã hội cũng như Phật giáo tại Tây Tạng cho đến ngày nay. Sau khi tiến hành xác lập chủ quyền tôn giáo và chính trị, ngài trở thành người đứng đầu cao nhất của Gelugpa.

Ngài được xem là nhân vật quan trọng, tạo ra nhiều biến đổi để xây dựng Gelugpa trở nên hùng mạnh và thiết lập nền xã hội hiện đại Tây Tạng ở thế kỷ XVII[7]. Từ đời đức Dalai lama thứ 5 trở đi, sự cai trị của dòng truyền thừa Dalai lama đối với Tây Tạng kéo dài trong 317 năm tiếp theo, đến khi đức Dalai lama thứ 14 phải lưu vong tại Ấn Độ năm 1959. Và năm 2011, đức Dalai lama thứ 14 đã tuyên bố từ chối vị trí nguyên thủ trong hiến pháp Tây Tạng và quyết định từ nay về sau các Dalai lama không còn vai trò lãnh đạo thế quyền nữa.

Như vậy, trong lĩnh vực chính trị, trường phái Gelug đã đóng một vai trò quan trọng vào công cuộc thiết lập và duy trì quyền lực tại Tây Tạng trong một thời gian dài. Trong quá trình tham gia vào chính trị của mình, các vị Dalai lama đã thể hiện được quyền lực quan trọng đứng đầu của mình đối với đất nước[8].

Mặc dù đức Dalai lama hiện tại hạn chế vai trò của mình trong chính trị nhưng ngài vẫn giữ nguyên vai trò lãnh đạo tinh thần đối với dân tộc Tây Tạng. Ngài Dalai lama thứ 14 vẫn chủ trương kêu gọi hòa bình và bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được trở về quê hương Tây Tạng, đó là đích đến cuối cùng trong những nỗ lực của ngài nhằm giành quyền tự chủ cho Tây Tạng[9].

Từ đời đức Dalai lama thứ 3 đến nay, các Dalai lama của dòng truyền thừa Gelugpa đã thể hiện được vai trò lãnh đạo thế quyền của mình, từng bước đưa dân tộc Tây Tạng đi đến giải phóng. Bên cạnh đó, các Dalai lama còn là vị thầy hướng dẫn chăm sóc đời sống tinh thần cho mọi người.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Vai tro dong Dalai Lama doi voi Phat giao Tay Tang 4

3. Vai trò lãnh đạo tâm linh

Sự truyền thừa là yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh của Phật pháp, nhất là tại Tây Tạng vốn có truyền thống đề cao các giá trị gốc. Trong đó, hệ thống truyền thừa Dalai Lama của Gelugpa được xem là nổi bật nhất bởi những trọng trách và sứ mệnh đặc biệt mà tông phái này đảm nhận từ thế kỷ XIV cho đến hiện nay.

Xuất phát từ trí tuệ và lòng từ bi vô hạn đối với tất cả chúng sinh, các vị Dalai lama lỗi lạc đã y theo di huấn của đại sư Tsongkhapa mà xây dựng một Gelugpa vững mạnh nhất, phổ biến rộng rãi và ăn sâu trong tâm thức người dân Tây Tạng.

Đại sư Tsongkhapa sau khi thành lập Gelugpa đã ra sức chỉnh đốn Tăng già, cải cách Phật giáo Tây Tạng, thiết lập chế độ thanh quy tự viện. Các vị Dalai lama là những người kế thừa pháp vị của tông phái, chính vì thế, các thế hệ truyền thừa Dalai lama luôn giữ gìn và phát huy truyền thống được xây dựng bởi ngài Tsongkhapa, đó là truyền thống nghiêm trì giới luật tu viện, thông hiểu cả hai con đường Hiển thừa và Mật thừa.

Các Dalai lama đã lần lượt xây dựng và trụ trì các tu viện quan trọng để bảo tồn giáo lý Phật giáo và giáo dục Tăng sĩ, giáo hóa quần chúng như tu viện Ganden, tu viện Sera, tu viện Drepung, tu viện Taishilunpo…Đặc biệt là cung điện Potala được xây dựng năm 1645 bởi đức Dalai lama thứ 5, cung điện sau này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và trở thành biểu tượng tâm linh vĩ đại của dân tộc Tây Tạng[10].

Các vị Dalai lama không những là những vị tu sĩ đáng kính giỏi về triết học, văn học, tâm lý, mà còn là bậc thầy Mật tông thành tựu, dẫn dắt đời sống tâm linh của chúng sinh qua các nghi lễ bí truyền như đại lễ Molam Chenmo, Kumbum…những nghi lễ này đưa đời sống tinh thần của người dân Tây Tạng đi lên một tầm cao mới. Ngày nay, những hướng dẫn tâm linh này vẫn được đức Dalai lama thứ 14 thực hiện cho tất cả tín đồ tham dự.

Đức Dalai lama thứ 14 hiện tại được hầu hết Phật tử Tây Tạng nói riêng và các phật tử  trên thế giới nói chung kính trọng bởi tâm từ bi và trí tuệ của ngài, người luôn không mệt mỏi trong việc đấu tranh cho hòa bình và mang đến nhận thức mới cho con người về sự nhiệm màu của sự sống[11].

Giai đoạn lịch sử Tây Tạng từ những năm 1391 đến nay, Phật giáo Tây Tạng gần như không chuyển biến nhiều mà là sự duy trì và bảo tồn bản sắc riêng của tông phái Gelugpa vốn đã bén rễ rất sâu vào tín ngưỡng người dân nơi đây.

Kết luận

Trường phái Gelugpa mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách đa dạng của Tây Tạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với truyền thống tái sinh của các vị Dalai lama. Sự ra đời của hệ thống tái sinh Dalai lama tạo ra bước ngoặt lớn cho Phật giáo và đất nước Tây Tạng. Các vị Dalai lama, hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm, đã cùng đồng hành với dân tộc Tạng qua những năm tháng tìm kiếm và duy trì sự độc lập dân tộc.

Bên cạnh đó, là sự trì giữ và phát triển Phật giáo Tây Tạng, xây dựng đời sống tâm linh cho người dân. Tuy nhiên, đức Dalai lama thứ 14 đã tuyên bố không thể chọn tái sinh của Ngài trong tương lai vì các lí do liên hệ đến chính trị[12]. Tuy vậy, người dân tộc Tạng luôn kính trọng và tôn thờ các vị Dalai lama như là những vị lãnh đạo chính trị và tâm linh của Tây Tạng trong suốt 369 năm từ năm 1642 cho đến nay.

Tác giả: Trần Thị Tuyết Hồng, Pháp danh: Thích nữ Nhật Diệu
Học viên Cao học Khóa V, Học viện PGVN tại Tp.HCM

***

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Vai tro dong Dalai Lama doi voi Phat giao Tay Tang 1 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Vai tro dong Dalai Lama doi voi Phat giao Tay Tang 2

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường