Trang chủ Bạn đọc Đổi tiền lẻ có bằng “đổi tâm”?

Đổi tiền lẻ có bằng “đổi tâm”?

Đăng bởi: Tâm Đạt
ISSN: 2734-9195

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, mở ra tháng Giêng, mà như theo các cụ từ xưa có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, tới ngày này, dù bộn bề công việc nhưng người người, nhà nhà vẫn thu xếp thời gian để hòa mình vào những lễ hội khắp mọi miền Tổ quốc.

Mùa lễ hội diễn ra, dù biết vẫn có những “hạt sạn” trong chốn tâm linh, và đặc biệt là “nạn” rải tiền lẻ khắp các ban thờ, khắp mọi nơi trong chốn tâm linh được dịp phô diễn, mang đến một hình ảnh phản cảm trong mắt bạn bè du khách trong và ngoài nước.

Cũng là một hình thức rải tiền lẻ, trên báo Vnexpress, ngày 15/04/2017, có đưa tin, theo số liệu mới từ quỹ từ thiện Caritas, một tổ chức Công giáo quốc tế phi lợi nhuận, ban quản lý đài phun nước Trevi, Rome, Italy thu thập được gần 1,5 triệu USD tiền xu mà du khách ném xuống trong năm 2016.

Như vậy, một nước văn minh như Italy ở châu Âu cũng diễn ra việc rải hay tung tiền lẻ, nhưng ở hình thức này hay hình thức kia. Hình thức rải tiền lẻ diễn ra trên toàn cầu, không phân biệt quốc gia.

doi tien le co bang doi tam 01

Đổi tiền lẻ có bằng “đổi tâm”? (Ảnh: Minh Khang)

Sự mê tín của tín đồ nói chung diễn ra khắp nơi chứ không riêng gì một bộ phận tín đồ ở Việt Nam, không phân biệt mầu da, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt không gian địa lý.

Song, một số di tích, chùa ở Việt Nam bị nặng hơn, đó có thể là bởi:

Bố trí quá nhiều ban thờ; ban thờ nào cũng đặt hòm công đức, do vậy tâm lý người đi lễ chùa vì đã mê tín, không có sự hướng dẫn, dẫn tới đi ban nào cũng muốn đặt tiền, tiền chẵn thì không đặt đủ các ban, buộc họ phải đổi tiền lẻ cho nhiều, đặt được nhiều ban.

Những hành động trên của một bộ phận tín đồ u mê không có sự hướng dẫn của vị trụ trì, ban quản lý di tích, nên những hình ảnh phản cảm như dắt tiền lẻ vào tay tượng Phật, lấy tiền lẻ xoa vào chuông vào tượng Phật ngày càng tăng lên.

Ở miền Bắc, nếu như hình thức quản lý tốt thì không diễn ra nhiều hành động phản cảm trên, ví như:

Nếu các bạn có dịp sang thăm thiền viện Sùng Phúc Hà Nội, nơi sinh hoạt của các đạo tràng, ngày đông nhất cũng lên đến cả nghìn người, thế nhưng sẽ thấy chẳng có tờ tiền lẻ nào được dắt vào tay tượng, vào lọ hoa, rải ở các ban thờ…Chú ý quan sát, thấy mỗi ban đều có một vị Thầy đi nhắc nhở mọi người vào lễ, hướng dẫn họ theo môn quy thiền viện.

Hay như về chùa Tiêu (Bắc Ninh) tôi thật bất ngờ bởi không có hòm công đức, dù trước đó tôi đã đọc những dòng chữ này trên các trang mạng. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. Được biết sư cụ trụ trì luôn dạy phật tử, đức ở trong tâm mình chứ đâu phải ở cái hộp đựng tiền!

Hay thiền viện Tây Thiên Vĩnh Phúc, có ai thấy tiền lẻ rải ở các ban thờ không? Tuyệt nhiên không hề có, vì đã có các sư hướng dẫn phật tử cách thực hành đúng khi đi lễ.

Chùa Ngọc Quán Tình ở Long Biên, Hà Nội cũng vậy, các ban thờ rất trang nghiêm, và tuyệt nhiên không có hiện tượng phản cảm như đã nêu.

Cũng ở miền Bắc, nhưng ở các chùa đó các sư đã hướng dẫn cho phật tử chu đáo, nên không có hiện tượng rải tiền lẻ, nhét tiền vào khắp nơi, thậm chí cả ở các nơi tôn nghiêm như báo chí đã phản ánh.

Những điều trên đây, chứng tỏ những hành động phản cảm chốn tâm linh của một số bộ phận tín đồ u mê không thể đổ lỗi cho họ, mà hãy nhìn vào sự quản lý của các chùa, các điểm di tích đã có những biện pháp hướng dẫn tín đồ chưa? Có bố trí hòm công đức đúng với quy định hay chưa? Có bố trí người nhắc nhở công đức đúng nơi quy định hay chưa?

Bên cạnh đó, cũng phải nhìn lại tín đồ, một số có tư tưởng rằng mục đích đổi tiền lẻ để đặt đầy đủ các ban thế mới thiêng, rồi cầu cúng, van vái, xin đủ thứ…điều này trái hoàn toàn với giáo lý đạo Phật. Đi chùa cần nhất là tâm thành, mà mục đích chính của việc đi chùa là học hỏi Chính pháp, tập tu đức hạnh, chứ không phải đến chùa là cầu xin đủ thứ với chỉ vài tờ tiền lẻ…

doi tien le co bang doi tam 02

Do đó, việc đổi tiền lẻ không bằng việc “đổi tâm” bằng cách:

Khi đi chùa, nên thay đổi nhận thức u mê của một số tín đồ, không cần đổi tiền lẻ, chỉ cần đặt vào một ban duy nhất, hoặc số tiền đó có thể đem đi làm từ thiện đúng chỗ đó cũng là một hình thức công đức, không nhất thiết cứ phải công đức ở chùa.

Khi đi chùa, không nên thắp hương nhiều, không xì xụp khấn vái mà hãy tin sâu giáo lý nhân quả, làm việc ác phải chịu quả ác, làm việc thiện hưởng quả thiện, đức Phật không giáng họa ban phúc cho một ai, mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và mình có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.

Khi đi chùa, đó là có điều kiện học hỏi Tăng chúng, để trau dồi đạo đức; được nghe giảng pháp; được cúng dường chư tăng, ni; tu học và tham gia công tác phật sự của chùa khi có điều kiện.

Khi đi chùa, cầu nguyện cho mình và gia đình, những người thân được tinh tấn, đạo hạnh, chứ không nên cầu xin sự tham lam, ích kỷ.

Không những vãng cảnh chùa, mà nên tìm hiểu lịch sử ngôi chùa, lịch sử chư vị Tổ sư, bổ sung kiến thức, từ đó lấy công hạnh của các vị Tổ sư làm gương để tính tấn tu hành.

Bên cạnh đó, cũng cần có sự thay đổi về cách hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo của vị trụ trì, của ban quản lý di tích cần được nâng lên. Cần bố trí hòm công đức hợp lý, bố trí người nhắc nhở ở những nơi tôn nghiêm. Có như vậy thì còn đâu những hình ảnh phản cảm trên.

Đi chùa lễ Phật là nét đẹp trong tín ngưỡng, văn hóa người dân Việt, tuy nhiên người dân cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo mà mình kính ngưỡng, tin theo. Có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan.

Tác giả: Khánh An
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2018

 

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường