Tư tưởng “Ngũ gia, Thất tông” chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thực của Thiền, tất cả đều từ khởi nguồn Tổ sư thiền Nam tông chủ trương đốn ngộ bởi lục Tổ Huệ Năng
Thiền tông tại Trung Quốc truyền lưu lâu đời, ảnh hưởng sâu rộng và sản sinh nhiều chi phái thiền Phật giáo. Thiền tông Trung Quốc bắt nguồn từ Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma (từ Ấn Độ sang truyền pháp tại Trung Hoa vào triều đại nhà Lương vào thế kỷ thứ 6 (520), từ Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma truyền đến các đời, đệ nhị Tổ Huệ Khả (494-601); đệ tam Tổ Tăng Xán (497 ‘?’ -602); đệ tứ Tổ Đạo Tín (580-651); đệ ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (602-675); từ đây phân chia lục Tổ Huệ Năng (638-713) hoằng tông chỉ Đạt Ma ở Tào Khê, Quốc sư Thần Tú (605-706) đề xướng pháp Thiền tiệm tu ở Nam Kinh, gọi là Bắc tông. Nhị phái, hoằng pháp song song nên thiền môn nhanh chóng phát triển rực rỡ, trong cả nước hình thành hai trung tâm thiền học lớn, đó là “Nam Năng (Huệ Năng), Bắc Tú (Thần Tú)”. Mọi người căn cứ theo giáo pháp bất đồng của họ mà gọi là “Nam đốn, Bắc tiệm” hay là “Nam tông, Bắc tông”. Phật giáo nhà Đường hưng thịnh, trở thành xu hướng chủ đạo của thiền tông Trung Hoa.
Từ Thiền pháp lục Tổ Huệ Năng truyền Tổ sư thiền Nam tông về sau, gốc cổ thụ Thiền tông hưng thịnh, đâm chồi nẩy lộc “Thất chi, Ngũ diệp” (Ngũ gia, Thất tông), tức các Thiền phái Lâm Tế tông; Tào Động tông; Quy Ngưỡng tông; Vân Môn tông; Pháp Nhãn tông tức “Ngũ gia”, Lâm Tế tông chia thành hai chi phái Hoàng Long phái và Dương Kỳ phái, hợp xưng “Thất tông”, các thiền phái ra đời đều phồn thịnh trong hoằng dương chính pháp, cục diện hợp thịnh, Thiền tông đã bước vào thời kỳ hưng thịnh.
Môn hạ của đức lục Tổ Huệ Năng, sự tách biệt lưỡng hệ của nhị vị đồ đệ thượng thủ Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư. Nam Nhạc Hoài Nhượng sản sinh lưỡng gia hiện hữu Thiền phái Quy Ngưỡng tông, Thiền phái Lâm Tế tông. Trong số đó, Nam Nhạc Hoài Nhượng có đệ tử ưu tú là Mã Tổ Đạo Nhất (707-786) hoằng dương thiền pháp tại Giang Tây; và truyền tâm pháp ấn cho vị đệ tử xuất chúng Bách Trượng Hoài Hải (720-814), người chế định “Bách Trượng Thanh Quy” (một nỗ lực nhằm tập hợp, hệ thống hoá, làm cương lĩnh sinh hoạt cho tăng, ni tại các Tòng lâm ở Trung Hoa, sau khi Phật giáo đã du nhập và phát triển nơi đất nước rộng lớn này gần 7 thế kỷ. Bách Trượng Thanh Quy đã được lưu hành rộng khắp nơi, có giá trị như một kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt trong đời sống của người xuất gia, trải qua mấy trăm năm), đặt nền móng cho việc xây dựng và tổ chức Tòng lâm tự viện Phật giáo. Tổ Bách Trượng truyền đăng tục diệm Quy Sơn Linh Hựu (771-853), một vị Thiền sư Trung Quốc trứ danh, môn đệ của Bách Trượng Hoài Hải và thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (807-883). Cùng với Ngưỡng Sơn, sư khai sáng Thiền phái Quy Ngưỡng. Tổ Bách Trượng Hoài Hải còn một vị đệ tử nổi danh khác, Hoàng Bá Hy Vận (?-850), một vị Thiền sư Trung Quốc, một trong những nhân vật nổi tiếng của Thiền tông đời nhà Đường. Ngài là Pháp tự của Tổ sư Bách Trượng Hoài Hải và là thầy của Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867), người đã dùng đại cơ đại dụng, sáng lập dòng Thiền phái Lâm Tế tông được truyền cho đến ngày nay.
Hệ thống truyền thừa pháp mạch của Tổ sư Thanh Nguyên Hành Tư (660-740) truyền đăng tục diệm kế truyền Thạch Đầu Hy Thiên (700- 790); Dược Sơn Duy Nghiễm (751-834); Vân Nham Đàm Thịnh (782-841); và những đệ tử khác. Sau đó, Vân Nham Đàm Thịnh, người nối pháp mạch truyền đăng Động Sơn Lương Giới (807-869); và đệ tử Tào Sơn Bổn Tịch (840-900), hai thầy trò hợp xướng Ngũ vị Quân thần Thiền phong Tào Động tông. Thạch Đầu Hy Thiên (700-790) có một đệ tử ưu tú khác Thiên Hoàng Đạo Ngộ (738/748-807); Thiên Hoàng Đạo Ngộ có đệ tử nổi tiếng Long Đàm Sùng Tín (?); Long Đàm Sùng Tín có đệ tử lừng danh Đức Sơn Tuyên Giám (782-865); kế tục truyền đăng Tuyết Phong Nghĩa Tồn (822-908); kế tục truyền đăng Huyền Sa Sư Bị (835- 908); kế tục truyền đăng La Hán Quế Sâm (867-928); kế tục truyền đăng Pháp Nhãn Văn Ích (885-958), một vị thiền sư Trung Hoa. Người đã khai sáng Thiền phái Pháp Nhãn tông.
Vào triều đại nhà Tống, trong ngũ gia tông phái chỉ có Thiền phái Lâm Tế phồn thịnh nhất. Hậu duệ của Tổ sư Lâm Tế Nghĩa Huyền như các vị nhị tổ Thiền phái Lâm Tế Chánh tông Hưng Hóa Tồn Tưởng (?-924); đệ tam Tổ Nam Viện Tuệ Ngung (860- 952); đệ tứ Tổ Phong Huyệt Diên Chiểu (896-973); đệ ngũ Tổ Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926–993); đệ lục Tổ Phần Dương thiện Chiêu (947-1024); đệ thất Tổ Thạch Sương Sở Viên (986-1039). Từ đệ thất Tổ Thiền phái Lâm Tế chánh tông Thạch Sương Sở Viên xuất phát nhị vị thiền sư kiệt xuất là Dương Kỳ Phương Hội (992-1049) và Hoàng Long Tuệ Nam (1002-1069) phân biệt sáng lập Dương Kỳ, Hoàng Long lưỡng phái.
Các thiền gia tông phái đều có phong cách đặc sắc, phương tiện tiếp dẫn hậu nhân bởi thích ứng cá biệt và tự truyền thừa gia phả từ một hệ thống hoàn bị. Thời kỳ Đường, Tống hai tông phái Lâm Tế, Tào Động hưng thịnh, “Lâm Tế tướng quân, Tào Động nông dân”. Vì gia phong Lâm Tế như tướng chỉ huy binh lính trăm vạn, mà gia phong Tào Động thì như kẻ nông phu canh tác ruộng đất rất chu đáo vậy. Phái Dương Kỳ một phân nhánh của Lâm Tế đạo tràng tu tập của Thiền tông thịnh phát, đến thời đại nhà Tống Pháp Diễn (1024-1104) vị Thiền sư Lâm Tế tông đời thứ 10, phái Dương Kỳ, không cần dụng công tự nhiên kỳ đặc, hàng long tượng tụ hội, cực thịnh một thời, truyền tâm pháp ấn rất nhiều pháp tử, người kế tục tâm đăng phát triển và trở thành chủ đạo của Phật giáo ở Trung Quốc. Bản văn hiện đối với Thiền tông giới thiệu đôi nét về sự hình thành và phát triển của “Ngũ gia, Thất tông”.
Tóm lại, tư tưởng “Ngũ gia, Thất tông” chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thực của Thiền, tất cả đều từ khởi nguồn Tổ sư thiền Nam tông chủ trương đốn ngộ bởi lục Tổ Huệ Năng, chỉ do tòng lâm quy củ phương tiện sai biệt, đặc biệt phương tiện đặc sắc để tiếp dẫn hậu học, hình thành môn phong sai biệt. Từ đó, quá trình hình thành lịch sử thiền tông Phật giáo và qua phát triển “Ngũ gia, Thất tông”, chúng ta có thể thấy phương pháp giáo hóa và cơ xảo tiếp dẫn hậu học từng giai đoạn. Những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp tiếp dẫn học đồ, do đương thời học đồ căn cơ bất đồng, nên phương tiện thiện xảo trong ứng cơ tiếp vật khác nhau bởi thời gian. Do sự thay đổi của thời đại, các bộ phận biệt phái Thiền tông và phương pháp giáo hóa không thích nghi với thời gian, dẫn đến sự suy giảm của các thiền phái này ngay sau khi thành lập.
Bất luận Thiền tông hay các tông phái khác nhau, đều theo quy luật thịnh suy, khi trong thời kỳ đỉnh cao thời gian nào đó rồi theo quy luật tự nhiên mà suy giảm, chúng ta có thể hiểu “Ngũ gia, Thất tông” thông qua quá trình hình thành và biến hóa, chúng ta có thể tìm thấy quá trình hưng suy từ sự trỗi dậy và suy vong theo quy luật.
Tác giả: Nguyễn Thị Minh QuýTạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 1/2018
Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao?
Trong Phật giáo, sự tĩnh lặng là nền tảng của thiền định, cho nên chúng ta thực hành pháp hành tĩnh lặng là một con đường để đạt đến sự bình an, giúp chúng ta sống an nhiên và có khả năng ứng phó với mọi biến đổi của cuộc sống một cách sáng suốt.
Kinh Phật dạy chúng ta trừ khử tâm tham, chứ không bảo chúng ta thay đổi đối tượng tham lam. Sân cũng là hầm bẫy, si cũng là hầm bẫy, nhất tâm nhất ý hãy niệm A Di Đà Phật, diệt trừ tạp niệm để cầu sinh Tịnh độ.
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
Đức Thế Tôn giảng con đường hành trì để đoạn tận mọi tưởng, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại với vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nhờ những pháp được diễn giải qua con đường tu tập mà Thế Tôn được sự cung kính, tôn trọng của các vị đệ tử
Thiền uyển tập anh vì thế bao quát toàn bộ lịch sử văn hóa người Việt. Nhiều câu chuyện, nhân vật, thông tin trong sách, có giá trị rất lớn đối với người hiện đại. Nhiều ngôi chùa, nhiều tín ngưỡng và tôn giáo xuất hiện trong sách vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp con người lìa khổ, thoát khổ.
Bình luận (0)