Trang chủ Chuyên đề Đề tài: Nghiên cứu tài liệu mộc bản Kinh sách tại các chùa ở khu vực miền Bắc

Đề tài: Nghiên cứu tài liệu mộc bản Kinh sách tại các chùa ở khu vực miền Bắc

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam thuộc Phân viện nghiên cứu Phật học tại Hà Nội đã và đang tiến hành khảo sát, sưu tầm, số hoá tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn tư liệu Phật giáo Việt Nam đặc biệt là ở Khu vực các tỉnh phía Bắc.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam thuộc Phân viện nghiên cứu Phật học tại Hà Nội đã và đang tiến hành khảo sát, sưu tầm, số hoá tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn tư liệu Phật giáo Việt Nam đặc biệt là ở Khu vực các tỉnh phía Bắc.

Trân trọng Giới thiệu Đề tài: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU MỘC BẢN KINH SÁCH  TẠI CÁC CHÙA Ở KHU VỰC MIỀN BẮC

1. Tên đề tài:  NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU MỘC BẢN KINH SÁCH  TẠI CÁC CHÙA Ở KHU VỰC MIỀN BẮC

2. Tên Hội đồng ngành/liên ngành đề xuất được gửi đến để xét chọn: Hội đồng ngành KH&CN

3. Tính cấp thiết:

Các nguồn tư liệu ván khắc mộc bản về kinh sách Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng. Đây là nguồn tài sản tri thức lớn của Việt Nam, chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến,… Việc thu thập, lưu trữ bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị của khối tư liệu đó sẽ mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, góp phần vào việc hoằng dương Phật pháp, lưu giữ truyền thống văn hiến và giá trị to lớn của dân tộc.

Tài liệu ván khắc mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESSCO công nhận là di sản tư liệu kí ức thế giới và Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là mộc bản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)”,  Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vừa được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2012.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều chùa còn lưu giữ được những bộ ván khắc lớn lên đến hàng ngàn ván,  nếu có thể tập hợp được các nguồn tư liệu này để nghiên cứu phát huy được giá trị của di sản thì sẽ góp phần bổ khuyết rất lớn đến kho mộc bản của quốc gia. Điều này không chỉ cần thiết cho cộng đồng học giả, các chùa ở trong nước sử dụng thuận tiện mà còn thu hút cộng đồng quốc tế đến khai thác, qua đó góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam làm cho thế giới biết nhiều hơn đến Việt Nam.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nhiều chùa có ván khắc nhưng chưa được quan tâm bảo quản theo tiêu chuẩn lưu trữ, dẫn đến nhiều ván khắc đã bị mối, mọt, mục, nứt nẻ chuột gặm làm ảnh hưởng đến nội dung. Qua thực tế triển khai chỉnh lý, số hóa kinh sách tại một số chùa, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam đã nhận thấy cần phải tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên mục, chỉ mục và số hóa và bảo quản theo tiêu chuẩn lưu trữ để kéo dài tuổi thọ cho loại hình di sản tư liệu đặc biệt này.

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung

+ Hệ thống, sưu tầm, kiểm kê, biên mục, số hóa, lập hồ sơ và bảo quản, khai thác di sản ván khắc kinh sách tại nhiều chùa ở khu vực miền Bắc.

+ Tổ chức trùng ấn và biên dịch các bộ kinh sách quan trọng để bổ sung vào kho văn hiến của Phật giáo

4.2. Mục tiêu cụ thể

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chỉ mục cho tài liệu mộc bản kinh sách tại các chùa.

+ Tổ chức biên mục, số hóa, chỉnh lý khoa học cho tài liệu mộc bản.

+ Xây dựng phương thức bảo quản hợp lý cho tài liệu

+ Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các bài tựa, bạt, dẫn do chư tổ Việt Nam biên soạn

+ Xây dựng phần mềm quản lý và chỉ mục tài liệu, xây dựng ứng dụng Web tra cứu tư liệu mộc bản phục vụ các cơ sở giáo dục, các đơn vị nghiên cứu, và các nhà nghiên cứu.

5. Nội dung nghiên cứu chính

Nội dung nghiên cứu gồm các nhóm công việc chính:

– Nghiên cứu phương án sưu tầm số hóa

– Xây dựng phần mềm quản lý chỉ mục và tra cứu dữ liệu

– Tổ chức trùng ấn các bộ kinh, luật quý

– Tổ chức biên mục chỉnh lý

– Tổ chức biên dịch

6. Kết quả nghiên cứu và sản phẩm dự kiến

6.1. Báo cáo tổng kết của đề tài

Báo cáo thống kê toàn bộ danh mục các bộ ván khắc hiện còn tại các chùa trên địa bàn miền Bắc.

Toàn bộ File ảnh chụp số hóa toàn bộ ván khắc hiện còn ở các chùa

6.2. Các báo cáo khoa học

Công bố giới thiệu văn bản tư liệu liên quan đến các bộ ván khắc

6.3. Hình thức và cấp độ công bố kết quả khoa học

6.4. Kết quả ứng dụng:

Xây dựng phần mềm quản lý và chỉ mục các chùa còn ván khắc

Cơ sở dữ liệu toàn bộ ván khắc kinh sách của các chùa

6.5. Sản phẩm đào tạo: Đề án/ dự án có thể phục vụ cho học viên cao học, nghiên cứu sinh

6.6. Kết quả khác: không

7. Dự kiến tổng kinh phí và thời gian thực hiện:

Dự kiến tổng kinh phí, kinh phí xã hội hóa: 3-4 năm: 3.000.000.000 (ba tỉ đồng)

8. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam – trực thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Chùa Đại Từ Ân, khu sinh thái cao cấp Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

9. Phác thảo giao diện phần mềm biên mục và quản lý dữ liệu mộc bản:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 1

Một ván kinh Tạp A Hàm, chùa Quảng Bá (chọn ngẫu nhiên)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 2

Bản in do TTTLPG in lại từ ván kinh ở trên

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 3

Một mẫu ván còn mới chưa có dấu mực (ván chưa đem in sách)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 4

Một mẫu ván mối mọt xông nặng

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 5

Một mẫu ván nứt

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 6

Một mẫu ván bị vỡ

Tap chi Nghien cuu Phat hoc De tai nghien cuu moc ban kinh sach tai cac chua mien Bac 7

Ván có bài tựa kinh Tạp A Hàm

Tiến sĩ Nguyễn Huy Khuyến

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường