Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Đạo Phật ở đất Mường

Đạo Phật ở đất Mường

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Khởi nguồn chùa Kim Sơn

Chùa Kim Sơn ở xã Mãn Đức (trước thời Minh Mang là xã Phù Liễn, sau phân thành 2 xã, là Mãn Đức và Quy Hậu, thuộc tổng Lạc Nghiệp, huyện Lạc Yên, phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đến năm 1886, chính phủ bào hộ Pháp đổi tên là châu Lạc Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, xã Mãn Đức và xã Quy Hậu thờ phụng chung một ngôi chùa thường gọi là chùa Sếu, còn gọi là chùa Lim, tên chữ Hán là KIM SƠN TỰ, trong chùa thờ các vị:

1. Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni (chưa có tượng)
2. Phật bà Quan Âm (tượng bằng gỗ sơn)
3. Bên tả là ba vị Thánh Tăng (tượng bằng gỗ sơn)
4. Bên hữu là ba vị Đức Ông (tượng cổ bằng đất và sơn)

tap chi nghien cuu phat hoc Dao phat o dat Muong 1

Ba vị Thánh Tăng là các thiền sư: Nguyễn Giác Hải, Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh, quý ngài đã vân du tới xứ Mường, truyền đạo Phật, lập chùa.

Ba vị Đức Ông là đức Thánh Tản Viên ‘’tức vua thờ”, ông Quách Công Hải tay cầm nghiên bút, tức Nghè Sang; ông Quách Công Hảo tức Hiển Sếu.

Các cụ già xã Mãn Đức kể rằng: Hai ông Nghè Sang, Hiển Sếu, nguyên là anh em ruột, sau chia nhau ăn Lang (hưởng bổng lộc) mỗi người mỗi Mường. Quách Công Hảo thì ăn Lang Mường Chiềng Sến (Mãn Đức); Quách Công Hải thì ăn Lang Mường Sang (Quy Hậu).

“Hiển” tức là một vị Tù trưởng cũ, đã nhường quyền cho người khác mà mình chỉ có danh hiệu mà không có quyền, vì lúc đó ông Quách Công Hảo nhường hết quyền Lang cho ông Quách Công Hải, còn mình tự nhún nhận cái danh hiệu như kỳ cựu, tiếng Mường gọi là Hiển ở Mường Sến, tức Hiển Sến. Còn như “Nghè Sang”: “Nghè” tức Tiến sĩ, vì ông Hải có tài và đẹp trai, sau khi về chầu vua ở kinh thành Thăng Long được vua ban sắc chỉ cho là Tiến sĩ và gả công chúa cho, được làm Phò mã quận công, ăn Lang ở Mường Sang, tức ông “Nghè” Mường Sang, cho nên gọi là Nghè Sang.

tap chi nghien cuu phat hoc Dao phat o dat Muong 2

Vì là Phò mã quận công nhà vua, tuy ở Mường Sang nhưng được quyền thống trị toàn hạt dân Mường. Sau Nghè Sang và Hiển Sến đều không có con trai, phải lập “tự” lấy dòng nhà “Chấu Sến”(Chấu Sến là người bình dân, được nhà Lang thừa nhận lấy làm con, để thừa tự nghiệp nhà Lang) lên làm Tù trưởng (tức là quan Lang 2 xã Mãn Đức và Quy Hậu) tên gọi là Quách Công Lâm để thừa tự cho hai ông Nghè Sang, Hiển Sến. Nhân lòng dân lúc bấy giờ quên nhãng đạo Phật, ông Lâm có trí thông minh và tài chính trị, nên tuân theo đạo Phật mà lập chùa thờ Phật, để ràng buộc lòng dân cho bền cơ nghiệp nhà Lang (ông Quách Công Lâm là Tổ 10 đời đối với Quách Diêu)

Theo lời từ cổ truyền rằng: ông Quách Công Lâm khi lên làm Lang giữa hôm rằm tháng 3 ta. Năm ấy, ở ngoài đồng giữa gốc cây lim cạnh chân núi đá làng Sến có một bà lão mắc bệnh phong đi ăn xin, đến nhà ai cũng không dám cho ở vì sợ bệnh tật bẩn thỉu. Hôm ấy, ban ngày bà lão ăn xin những trẻ mục đồng chăn trâu, bò tụ tập nghỉ ở gốc cây lim, hóng mát, tối đến thì vào hang đá ở cách bờ suối bên kia là núi đá làng Mẫn Đức mà nằm ngủ. Ông Lâm nghĩ bụng rằng có lẽ Phật bà Quan Ấm đi thử cũng nên. liền cho tìm thì không thấy bà lão đâu, rồi đốt đuốc vào soi trong hang đá thấy thạch nhũ lóng lánh và có chỗ tựa như bàn thờ. Sau bàn thờ đi vào trong hang độ 2 trượng (20 thước ta) thì có một ngọn tháp bằng đá đứng sừng sững trong hang, cao hơn đầu người một với, trông thật tự nhiên lắm. Ông Lâm nói: đây là Phật hóa thân đó, liền sức cho dân làm chùa thờ Phật, làm nhà tranh cột gỗ ở ngay trong chỗ bà lão ngồi ăn, bên gốc cây lim to (nay cây lim không còn chỉ có 3 cây đa to) mà gọi là chùa Lim. Bên cạnh chùa có núi đá hình tròn ở phía Tây, hoặc theo hình núi mà đặt tên chùa là Kim Sơn tự, cứ mỗi năm đến rằm tháng 3 thì hội họp rước Phật ở chỗ hang đá “Bà lão ngủ” về chỗ chùa mà lễ bái, ăn uống to tát lắm.

Năm 1931, hậu duệ đời thứ 10 của Tổ Quách Công Lâm là Quách Điêu nghĩ rằng: Vì đang thời kỳ kinh tế khủng hoảng nên giảm sự ăn uống để khỏi phiền cho dân. Ông Điêu quyết định lui ngày hội về mùng 5 tháng giêng để liền với tết Nguyên đán cho tiện, bỏ sự cúng vái xôi thịt, mà dâng hương hoa lên lễ Phật và Thần.

Tạc tượng, đúc chuông, làm chùa ngói

Lúc bấy giờ ông Quách Công Lâm đón thợ lên làm ruộng, dùng gỗ làm cối và đất thó đắp thành tượng, và sơn son thiếp vàng. Tượng đức Tản Viên thì đặt ngồi giữa; chú ruột là Nghè Sang ngồi một bên, tay phải cầm nghiên bút; cha là Hiển Sến ngồi một bên; tượng tạc không có ý gì về Phật cả, trông như 3 ông quan tòa ngồi, cân đai, bối tử theo hình đường quan. Khi tạc xong, ông Lâm rất lấy làm cảm động vì cha và chú là người thân của mình, đức Thánh Tản Viên là vua thờ cũng như là tổ tiên nhà mình, nên đều để thờ ở nhà, ngày Hội thì rước ra chùa cúng vái, xong Hội lại đem về nhà.

Đến đời ông Quách Công Siêu (tước Liễn Trung bá, thự Quận công hàm) vào thời vua Lê chúa Trịnh phụng chỉ theo quân đi đánh giặc được thưởng công về bái mạng vua chúa ở kinh thành Thăng Long, xem thấy các chùa chiền nguy nga tráng lệ, khi về mới bắt chước làm chùa thêm lên, rước 3 vị Đức Ông ở nhà ra chùa thờ tại gian bên hữu, gian chính giữa thờ Phật bà Quan Âm, sau Phật bà, bệ cao thì thờ Phật Tổ. Còn gian bên tả kê kệ thờ 3 vị Thánh Tăng, lúc bấy giờ mới trông ra vẻ chùa chiền hẳn hoi.

Đến năm Gia Long (1802-1820), thì ông Vạn Thiện hầu (là cháu 4 đời ông Lâm và là ông Tổ 7 đời của Quách Điêu) mua một quả chuông đồng dâng vào chùa Kim Sơn để cầu tự, sau ông sinh được 7 người con trai chia làm các Thổ lang, Thổ đạo khắp trong thôn, xóm, xã Mãn Đức và xã Quy Hậu mà ăn “lang”.

tap chi nghien cuu phat hoc Dao phat o dat Muong 3

Đến triều Tự Đức (1848- 1883), ông Quách Công Bài sùng đạo Phật, hội họp cả trong họ và các thiện tín nhân dân trong 2 xã sửa sang chùa theo lối trung châu: tăng cao ban thờ Phật Tổ thêm lên, ở đằng sau bệ Phật bà Quan Âm.

Đến năm Thành Thái (1889 – 1907), ông Quách Mỹ tô tượng Phật bà Quan Âm bằng gỗ sơn.

Năm Giáp Dần (1914) niên hiệu Duy Tân thứ 8, ông Án sát Quách Cao (thân phụ Quách Ấm Thổ lang Mường Sang xã Quy Hậu) cùng ông Quách Triều Nguyên phó Lang quan (Án sát sứ) xã Mãn Đức, hội họp tất cả các Lang, dân hai xã Mãn Đức và Quy Hậu, quyên tiền thuê thợ làm chùa ngói.

Năm Tân Mùi (1931) niên hiệu Bảo Đại thứ 4, ông Quách Bờ Hội viên châu Lạc Sơn, hội họp tất cả các Lang, dân xã Quy Hậu và Mãn Đức, quyên tiền nhờ ông Trần Ngọc Giá về chùa Phúc Xuyên, Sơn Tây thuê thợ tạc 3 pho tượng 3 đức Thánh Tăng bằng gỗ sơn, đem về dâng thờ tại gian bên tả, đối với 3 vị Đức Ông.

Như vậy, từ năm 1931, nhân dân hai xã Mãn Đức và Quy Hậu, tỉnh Hòa Bình đã có một ngôi chùa khang trang thờ Phật.

Theo chúng tôi chùa Kim Sơn xưa chính là Chùa Mường Khến ở thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hiện nay. Tại đây lưu giữ chiếc chuông cổ có niên đại thế kỷ XIX (có tài liệu nói là thế kỷ XVIII).

Tiếp theo kỳ trước – Kỳ 1-số 1 /2019

Tác giả: Nguyễn Đại Đồng

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/2019

———————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo Đuốc tuệ số 114 ra ngày 15 tháng 8 năm 1939.
2. Sách Danh bạ những ngôi chùa Việt Nam, do tạp chí Khuông Việt thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội xuất bản năm 2011.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Quách tý 08/12/2023 - 13:17

bao nhiêu năm tôi muốn tìm về quá khứ hình thành dòng tộc họ quách !bây giờ mới được tiếp cận .tôi họ quách !và thấy các bậc tiền bối là (quách công) tôi tò mò mãii tôi ở Tân lạc họ nhà lang xưa ấy là các bậc tiền bối nói lại nhưng cội nguồn thì chỉ ghi lại gia phả từ thòi gia long (1804) đến nay tôi không hiểu ghì nhiều chỉ thấy thắc mắc thời đó phải đổi sang họ bùi trong thời gian 1833đến năm 1860 moơi lấy lại họ ? lý do này vẫn là câu hỏi của tôi ?

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường