Tác giả: Tiến sĩ Kenneth Tanaka
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.buddhistchurchesofamerica.org

Khi nói về kinh tế học, hai khái niệm luôn xuất hiện và được coi là trụ cột chính giữa “cung” và “cầu”. Hiểu rõ về Cung và Cầu: Khái niệm, quy luật & ví dụ minh họa, chúng ta có thể biết được sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo tại Hoa Kỳ.

Nhu cầu” (demand) ám chỉ những yếu tố “thu hút” (pulled) hoặc Phật giáo “được tiếp đón ân cần” (welcomed). Một số yếu tố nổi bật: Đầu tiên, người Mỹ coi trọng tôn giáo hơn nhiều so với người dân ở hầu hết các nước khác.

Tôn giáo có xu hướng được coi là “sự hoàn hảo”, cung cấp nền tảng tinh thần và đạo đức cho cuộc sống. Điều này đặc biệt rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ em. Ngoài ra, người Mỹ có xu hướng coi trọng các vị chức sắc tôn giáo mục sư, linh mục, giáo sĩ Do Thái và tu sĩ của các tôn giáo khác.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo thường phục vụ với tư cách là những người lãnh đạo trong cộng đồng nói chung ngoài các nhà thờ, thánh đường Hồi giáo, đền thờ hoặc giáo đường Do Thái. Giá trị mà chúng ta đặt vào tôn giáo là một phần của xã hội Hoa Kỳ đến nỗi chúng ta thường coi đó là điều hiển nhiên.

Thứ hai, yếu tố “nhu cầu” bởi sự cởi mở của xã hội. Vào những thập niên 1960, thái độ của xã hội Hoa Kỳ bắt đầu chuyển sang cởi mở hơn đối với các tôn giáo khác ngoài Tin lành.

Ví dụ, John F. Kennedy vận động tranh cử tổng thống năm 1960, trở thành người trẻ nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ với chiến thắng sít sao trước Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa, Richard Nixon, sự nghi ngờ về việc ông là tín đồ đạo Thiên Chúa là nguyên nhân gây ra sự phản đối đáng kể. Nhưng vào năm 2020, Thiên Chúa giáo của Tổng thống Joe Biden thường được coi là một thế mạnh vì nó báo hiệu rằng ông là người có niềm tin tôn giáo chân thành.

Năm 1965 Ðạo luật Di trú và Quốc tịch bãi bỏ hạn ngạch quốc tịch nhưng quy định con số tối đa người nhập cư từ đông và tây bán cầu, đã thúc đẩy sự đa dạng tôn giáo và do đó là sự cởi mở, vì có nhiều người đến từ các quốc gia không phải phương Tây, bao gồm cả những người nhập cư theo đạo Phật từ Châu Á.

Trong bầu không khí cởi mở này, Phật giáo không còn được coi là một tôn giáo “Phương Đông” kỳ lạ như khi tôi còn nhỏ. Trên thực tế, khi số lượng người quan tâm đến các vấn đề tâm linh tăng lên, người ta thường nghĩ, tuy ngây thơ, rằng “Châu Á tâm linh” vượt trội hơn “Phương Tây duy vật”. Nhiều người như vậy bị thu hút bởi Phật giáo vì họ thấy ở đó một phản ứng với nhu cầu tâm linh của một nền văn hóa công nghiệp hóa.

Yếu tố thứ ba theo sau điều này, nó liên quan đến sự thay đổi trong chính bản chất của tôn giáo ở Hoa Kỳ. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng ngày càng nhiều người Mỹ bị thu hút bởi tâm linh hơn là thứ thường được gọi là “tôn giáo có tổ chức”, nghĩa là tôn giáo tập trung vào tư cách thành viên trong các tổ chức như giáo đường Do Thái, đền chùa và nhà thờ Hồi giáo. Cụm từ “có tâm linh nhưng không theo tôn giáo” thường được dùng để mô tả những người như vậy.

Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ (sưu tầm)
Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ (sưu tầm)

Quay trở lại với khía cạnh đáp ứng của Phật giáo, chúng ta có thể xác định một số phẩm chất đã thu hút nhu cầu tâm linh và tôn giáo của người Mỹ. Đặc biệt, Phật giáo phù hợp với xu hướng coi trọng tâm linh nhấn mạnh vào trải nghiệm cá nhân. Nghĩa là, bạn có thể nói, giáo lý Phật giáo cho chúng ta thấy rằng chúng ta đã mang theo một viên ngọc quý suốt thời gian qua.

Một phẩm chất như vậy mà Phật giáo mang lại là thái độ của nó đối với nỗi đau mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt khi với những khó khăn trong cuộc sống. Phật giáo coi những khó khăn như bệnh tật, mất mát, thất vọng và cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống chứ không phải là thứ cần cố gắng phủ nhận. Đau khổ là thứ cần được hiểu, chấp nhận và biến thành bàn đạp để sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa hơn.

Thứ hai, Phật giáo tìm cách nói đến trải nghiệm độc đáo của mỗi cá nhân (rốt cuộc, không có hai viên ngọc nào giống hệt nhau.) Vì lý do này, đây có thể là con đường giá trị để tự hiểu mình. Nhiều người Mỹ thích cảm thấy rằng họ được tự do đặt câu hỏi về giáo lý tôn giáo và tự đưa ra quyết định về chúng, Phật giáo không chỉ cho phép điều này mà còn khuyến khích điều đó.

Đây là lý do khiến Kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ trở nên phổ biến, trong đó đức Phật nói:

Các người đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình. Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh, khổ đau, thời này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ chúng đi. Ðiều đã được nói như thế là do nhân duyên như thế.

Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.”

- Anguttara Nikaya 3.66, bản dịch. Thanissaro Bhikkhu

Có lẽ lý do số 1 cho sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ là sự phổ biến của thiền định. Khía cạnh thứ ba này do Phật giáo cung cấp bao gồm các phương pháp mà nhiều người thấy dễ học, có tác dụng trị liệu về mặt tinh thần, trao quyền và giải thoát về mặt tinh thần. Thiền định như được dạy trong các trường phái Thiền tông, Nguyên thủy và Tây Tạng đặc biệt hấp dẫn đối với những người cải đạo.

Nhà xã hội học và học giả người Mỹ, Giáo sư Tôn giáo và Xã hội JF Rowny tại Đại học California, Tiến sĩ Wade Clark Roof (1939-2019) mô tả tâm linh là “trải nghiệm cá nhân phù hợp với các nhiệm vụ của riêng từng cá nhân”. Ông viết rằng tâm linh gắn liền với năm thuật ngữ chính: sự kết nối, sự thống nhất, hòa bình, sự hòa hợp và sự tập trung.

Phật giáo được trình bày ở Hoa Kỳ thu hút những người muốn trải nghiệm những phẩm chất này trong cuộc sống của họ.

Khi giải quyết nhu cầu tâm linh của rất nhiều người, Phật giáo đã trở thành một phần đa dạng về mặt nhân khẩu học và nhiều mặt của bối cảnh tôn giáo Hoa Kỳ. Đối với tôi, điều này rất thú vị.

Giống như Lưới ngọc của Indra, là một ẩn dụ rất được yêu thích của Phật giáo Đại thừa. Nó minh họa cho sự thâm nhập lẫn nhau, nhân quả lẫn nhau và sự tồn tại lẫn nhau của tất cả mọi thứ, mỗi cộng đồng, mỗi dòng dõi đều chiếu sáng cho những người còn lại, mỗi cộng đồng giúp đỡ và được những người khác giúp đỡ để tỏa sáng hơn.

Tác giả: Tiến sĩ Kenneth Tanaka
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.buddhistchurchesofamerica.org