Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa Liên Phái – Đệ nhất danh lam cổ kính giữa lòng Hà thành

Chùa Liên Phái – Đệ nhất danh lam cổ kính giữa lòng Hà thành

Chùa Liên Phái nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, ngôi chùa với kiến trúc cổ kính cùng với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

 

Chùa Liên Phái nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, ngôi chùa với kiến trúc cổ kính cùng với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa.

Lược sử chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái được xây dựng từ năm Bảo Thái thứ 7 (1726), đời Lê Dụ Tông. Tổ khai sáng ra chàu Liên Phái là Tổ Cứu Sinh (1696-1733), pháp hiệu Như Trừng Lân Giác (khi chưa xuất gia là Thế tử Trịnh Thập), vốn dòng dõi chúa Trịnh, được cấp đất lập tư dinh ở vùng này.

Tương truyền khi cho gia nhân xây dựng dinh thự ở đây, thấy xuất hiện ngó sen, Ngài cho rằng có duyên với Phật nên đã xuất gia và xây chùa thờ Phật, đặt tên chùa là Liên Hoa (hoa sen). Đến đời Nguyễn, thực hiện lệnh kiêng húy của triều đình, chùa Liên Tông lại đổi thành chùa Liên Phái như ngày nay. Hướng chùa quay theo hướng đông đông nam.

Trước chùa là một chiếc hồ lớn hình tròn trồng sen, bên trong là các tòa tiền đường, đại hùng bảo điện, nhà tổ, kho chứa ván kinh, trai phòng, trù táo, nhà khách nối tiếp nhau. Mặc dù quy mô của chùa hiện nay đã bị
thu hẹp song vẫn giữ được kiến trúc hoành tráng.

chùa Liên Phái

Nét nổi bật trong tòa Tam bảo là những cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ công phu, tỉ mỉ bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng với các đề tài tứ linh, đan xen hoa lá mang tính nghệ thuật cao.

Kiến trúc chùa Liên Phái

Hiện nay chùa còn giữ được tòa tháp 9 tầng. Tòa tiền đường gồm 5 gian tường hồi bít đốc, ba hàng cột liên tiếp theo kiểu lòng thuyền chắc chắn. Phía trước là ba chiếc cửa lớn thông ra các gian bên ngoài.

Tháp Diệu Quang chùa Liên Phái

Tháp Diệu Quang chùa Liên Phái ảnh tư liệu thế kỷ XX.

Bên ngoài tiền đường là sân chùa. Bên ngoài tiền đường có thêm hai dãy tiền đường nhỏ nữa để tiếp đón các Phật tử chiêm bái. Hai khu nhà tiền đường kế tiếp đó đặt bia thờ, bia kí, bia Hậu Phật. Chùa Liên Phái là nơi lưu giữ nhiều bia đá nhất hiện nay ở Hà Nội, gồm 64 bia. Tòa nhỏ phía ngoài dung làm nhà giảng trong các kỳ An cư kiết hạ.

Tòa thượng điện có kết cấu bộ vì theo kiểu chồng rường giá chiêng kết hợp kẻ chuyền. Hai hàng cột cái chạy dọc theo nhà. Cả ba gian thượng điện đều có các bức cửa võng, hoành phi trang trí nối giữa hai cây cột cái. Gian giữa là hệ thống tượng Phật trang nghiêm. Từ ngoài vào bên phải khu tiền đường là tượng Đức ông trưởng giả cấp cô độc và hại vị thị giả giúp việc. Bên trái tiền đường là tượng thánh Tăng An Nan và Diệm Niên và Đại Sĩ.

Khu chính giữa là hệ thống tượng Phật thể hiện quá trình tu tập thành đạo của Phật. Khu nhà Tổ ở ngay sau tòa Thượng điện. Tòa này đặc biệt lớn gồm 11 gian. Gian giữa thờ bộ Di Đà Tam Thánh với tượng đức Phật A Di Đà to lớn. Hai gian bên thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và lịch đại các Tổ sư.

Trong nhà thờ Tổ cũng lưu giữ nhiều câu đối ca ngợi công đức các chư Tổ. Bảo tháp Cửu phẩm liên hoa 9 tầng ở sân ngoài nhà bia trước chùa. Tháp được xây bằng vôi gạch, bên ngoài trát vữa trộn vôi đá. Gần đây, tháp đã được tu bổ lại. Ngoài tòa bảo tháp, sau khu vực nhà tổ còn có khu vườn tháp lăng mộ các sư. Nhà bia là tòa nhà hình chữ nhật, xây hai tầng tám mái, đặt trước sân chùa. Nhà lưu giữ ván kinh nằm bên trái khu tam bảo, hiện còn đặt 10 kệ cất giữ ván in của hàng chục bộ kinh sách nhà Phật.

Ngoài ra chùa còn có một số công trình phụ trợ khác như cổng chùa, nhà khách, tăng phòng, nhà bếp.

chùa Liên Phái

Qua các thời kỳ lịch sử, chùa đã được tu bổ nhiều lần, đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1855. Quy mô hiện nay của chùa hầu như không thay đổi gì mấy kể từ lần tu bổ này.

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu giữ được thì chùa Liên phái có 13 vị cao tăng trụ trì.

Tổ đời thứ nhất là Như Trừng Lân Giác Thượng Sĩ, tổ đời thứ hai là Hòa thượng Trạm Công Tính Truyền, tổ đời thứ ba là Bảo Sơn Tính Dược Hòa thượng, tổ đời thứ tư là Từ Phong Hải Quýnh Hòa thượng, tổ đời thứ năm là Kim Liên Tịch Truyền Hòa thượng, tổ đời thứ sáu là Phổ Tính đại sư, tổ đời thứ bảy là Hòa thượng Phúc Điền, tổ đời thứ tám là Hòa thượng Thích Thông Bính, tổ đời thứ chín là Thiền sư Thanh Duyên, tổ đời thứ mười một là Hòa thượng Thanh Dụng, tổ đời thứ 12 là Hòa thượng Thích Thanh Tuệ.

Hiện nay tổ đời thứ mười ba là Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương GHPGVN.

Chùa Liên Phái

Sau chùa là khu vườn tháp được xây dựng trên một gò đất cao, có 9 ngôi tháp xây thành ba hàng, trong đó có tháp Cửu Sinh xây bằng đá niên đại hơn 250 tuổi, là tòa tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội.

Ngôi chùa nổi tiếng cùng câu truyện “Trùng tang”

Không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ đặc sắc, Liên Phái là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về việc xem trùng tang và cho bùa trùng tang. Người Hà Nội thường hay về đây để xem việc người thân trong gia đình mất có trùng tang hay không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt.

Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ “trùng tang”, Hòa thượng Trịnh Thập đã viết nên pho kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải cổ, để chuyên hóa giải Trùng tang cho các vong linh chết trùng và giúp cho những vong hồn được siêu linh.

Bên cạnh việc tập trung xây dựng chùa Liên Phái, thầy Như Trừng Lân Giác còn khởi công xây dựng chùa Hàm Long trở thành Đệ Nhất chùa “giữ vong bị trùng tang”. Cùng với đó, chùa Liên Phái trở thành chùa giúp cho người dân được an tâm hướng về phật pháp và hiểu rõ về chuyện làm gì khi người thân mất đi.

Tác giả: Thiện Minh (T/h)

Tài liệu tham khảo

1. TT. Thích Gia Quang, GS. Nguyễn Tá Nhí (2009), Chùa Liên Phái-Danh lam nổi tiếng Hà Thành, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội

2. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường