Nguồn: Sách Chùa Việt, trang 364
Chùa Hai Bà Trưng nằm trong quần thể di tích đền, chùa, đình Đồng Nhân xưa nằm trên địa phận Tập Võ Sở thuộc làng Hương Viên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay là số 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Lịch sử của chùa Hai Bà Trưng
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Truyền rằng năm 43, cuộc khởi nghĩa chống giặc Hán thất bại, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết ở sông Hát (nay thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội), anh linh của Hai Bà hóa thành pho tượng đá trôi đến bãi Đồng Nhân bên sông Hồng; dân làng cho là điểm lạ, làm lễ rước tượng về thờ. Sau này đến đời vua Lý Anh Tông (1138 - 175) biết chuyện ấy, truyền lập đền thờ vào năm I142. Đến đời Nguyễn, bãi sông ấy bị xói lở nên đền được chuyển về làng Hương Viên và cũng trong thời gian này chùa được xây dựng. Theo sách Trưng Vương Lưỡng vị sự tích thì sự kiện dời đền và xây chùa là vào niên hiệu Gia Long năm thứ 18 (1819).
Chùa Hai Bà Trưng có tên chữ là Viên Minh tự, là tên gọi theo pháp hiệu của Hai Bà Trưng khi được triều đình nhà Lê sắc phong tôn lên thành Phật (Quảng giáo Viên Minh linh thạch Trưng Vương Phật) vào năm 1533 đời vua Lê Trang Tông; ngoài ra chùa còn có tên là chùa Hai Bà, chùa Đồng Nhân.
Tấm bia tiêu đề "Viên Minh Thiền tự kỷ niệm bi chí" khắc năm 1932 cho biết lịch sử dựng chùa và việc trùng tu, sửa chữa qua đời: "Chùa Viên Minh ở bãi Đồng Nhân, là một ngôi chùa cổ của Thăng Long. Bên cạnh chùa có đền Hai Bà Trưng quy mô rộng lớn, tạo cho chùa Viên Minh rời hành một thằng cảnh lên trong những chùa cổ đẹp của thành Thăng Long".
Chùa Hai Bà Trưng còn là di tích lịch sử, cách mạng kháng chiến, đây là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật của Đảng tại Hà Nội từ năm 1946 - 1954; Tam Bảo và nhà thờ Tổ của chùa từng là nơi hội họp, cất giấu tài liệu cách mạng...
Kiến trúc của chùa Hai Bà Trưng
Chùa nằm bên trái và lui lại so với đền Hai Bà Trưng với hạng mục công trình kiền trúc bao gồm: Tiền Đường 5 gian, toà Ông Muống 2 gian nối liền với Thượng Điện 3 gian, được kết nối với nhau theo kiểu chữ "Công". Phía sau chừa qua một khoảng sân hẹp được bố trí bồn cảnh, các chậu cây cảnh, là tới gác chuông kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái; bên cạnh là nhà Tổ, lầu Quan Hoàng, ngoài ra còn một số công trình phụ trợ khác như trai phòng, nhà khách...
Chùa có kiến trúc gắn liền với đền thờ Hai Bà Trưng tạo thành một tổng thể khép kín với các tòa nhà nối liền nhau thành các dãy hành lang vừa uy nghi, vừa tiện lợi cho việc đi lại trong khuôn viên chùa và đền. Điều đó nên tạo sự độc đáo ở chỗ cửa trước nhà Bái đường của chùa không bao giờ mở; Phật tử vào lễ Phật phải đi theo một đường hành lang giáp với đền.
Hiện nay chùa bảo lưu được nhiều di vật có giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ mang niên đại thời Nguyễn như: 76 pho tượng thờ, 1 quả chuông đồng; hệ thống cửa võng và hoành phi, câu đối: 20 bia đá trong đó giá trị nhất là hai tấm bia đá cùng mang tên "Trưng Vương sự tích bia kĩ" ca ngợi sự nghiệp, công tích của Hai Bà Trưng
Có thể nói chùa Hai Bà Trưng không những có giá trị về phương diện lịch sử Phật giáo mà còn là công trình kiến trúc nghệ thuật hòa quyện vào cảnh quan thiên nhiên và môi trường tạo thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nguồn: Sách Chùa Việt, trang 364
Bình luận (0)