I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình:
- Địa điểm Trụ sở: Phòng 218, chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 02466.846.688.
- Email: tapchincph@gmail.com
- Tổng Biên tập Tạp chí: Hòa thượng TS Thích Gia Quang
Năm 1990, sau gần 10 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), đứng trước yêu cầu phải có đơn vị phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu đạo Phật cũng như tu học của tăng, ni, phật tử, GHPGVN quyết định thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đồng thời với việc thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Giáo hội quyết định xuất bản Nội san Nghiên cứu Phật học để đăng tải các công trình nghiên cứu Phật học và là diễn đàn của tăng, ni, phật tử trong công tác học thuật và nghiên cứu Phật học.
Đến năm 1997 Nội san chuyển thành Tạp chí Nghiên cứu Phật học có giấy phép xuất bản do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp phép.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (NCPH) được thành lập vào ngày 30/11/1990, Tổng Biên tập là Hòa thượng Kim Cương Tử (1990 – 2001).
- Từ năm 2001 - 2005, sau khi Hòa thượng Kim Cương Tử viên tịch, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ làm Tổng Biên tập.
Địa chỉ: Phòng 218 chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội; điện thoại: 0439.423.887 – 0466.846.668
- Năm 2005 - 2007, Thượng tọa Thích Gia Quang làm Tổng Biên tập.
- Năm 2007 - 2012, Hòa thượng Thích Thanh Duệ làm Tổng Biên tập.
- Từ năm 2012 - đến nay, Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang làm Tổng Biên tập.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí ra đời với 165 số, in giấy couche, 4 màu, kích thước 20x28 cm, 68 trang – 80 trang.
Tạp chí có các chuyên mục, chuyên trang như: Giáo lý, Lịch sử và Triết học, Trao đổi… là những chuyên đề chuyên sâu nhằm giúp các quý tăng, ni, học giả nghiên cứu, trao đổi và cùng nhau phổ biến tri thức Phật pháp.
Bên cạnh đó, những trang mục Phật giáo với đời sống, Văn hóa danh thắng, Suy ngẫm… là nhịp cầu nối giữa Phật giáo với đời sống, chú trọng truyền tải các thông tin Phật học ứng dụng.
Tạp chí NCPH thực hành giáo lý theo tinh thần hộ trì và xiển dương Phật pháp, đăng tải các thông tin nghiên cứu chuyên sâu theo các chuyên đề cụ thể, đem lại lợi lạc quần sinh và góp phần định hướng dư luận, ổn định xã hội.
Đến nay, Tạp chí đã chủ động và tự cân đối kinh phí trong công tác tổ chức biên tập, xuất bản và đời sống cho các cán bộ, nhân viên của Tạp chí.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Tạp chí NCPH là ấn phẩm báo chí của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và là một trong những cơ quan báo chí chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Bộ VH-TT&DL (nay là Bộ TT&TT) cấp Giấy phép báo chí.
Tạp chí NCPH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí theo giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, theo quy định Luật Báo chí.
Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện lớn của các Ban, Viện Trung ương và của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thực hiện và tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hợp tác và trao đổi nghiên cứu về Phật học và các vấn đề liên hệ với các Viện nghiên cứu, các Học viện trong và ngoài nước, nâng cao công tác học thuật, đông thời thông qua đó cũng đưa tinh thần đạo đức tốt đẹp của Phật giáo tới cộng đồng xã hội.
Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới tăng ni, phật tử; biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, vì cộng đồng xã hội; phát huy tinh thần yêu nước trong tăng ni, phật tử, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản, các tổ chức, nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển Tạp chí trên cơ sở tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên của Tạp chí.
Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí, cũng như đường lối chính sách của Nhà nước, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ về thông tin của Tạp chí Nghiên cứu Phật học:
- Thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến Giáo hội, đến Phật giáo Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển của các Hệ phái Phật giáo; thông tin về Phật giáo trong nước và quốc tế, xử lý và báo cáo các thông tin học thuật, nghiên cứu với Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự; sử dụng trong công tác chuyên môn để tư vấn cho các Hội thảo chuyên đề về Phật giáo; Các công trình nghiên cứu, học thuật chuyên môn Phật giáo.
- Hộ trì chính Pháp, bảo vệ Giáo hội, thông tin chuyên sâu mang hàm lượng nghiên cứu theo các Chuyên đề.
- Đảm bảo sự chuẩn chỉ về thông tin, về các thuật ngữ, nguyên tắc nội dung, phản ánh đúng, đầy đủ, trung thực ý chí của Giáo hội và của Phật giáo.
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống cổng thông tin và thư viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ về truyền thông của Tạp chí Nghiên cứu Phật học:
- Thực hiện truyền bá chính Pháp thông qua việc ca ngợi văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo Phật nói riêng, hướng dẫn phật tử và đạo hữu cũng như toàn thể đồng bào cùng đến với chân, thiện, mỹ, góp phần tăng cường sự đoàn kết - gắn bó trong toàn xã hội.
- Thực hiện nhiệm vụ kết nối giữa Giáo hội và các cá nhân, tổ chức bên ngoài để tạo ra mối liên kết mạnh mẽ giữa đạo và đời nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo trong đời sống nhân dân, hộ trì hoằng dương Phật pháp, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc trên thế giới theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc”.
- Phối hợp với các cơ quan các cấp có thẩm quyền của Nhà nước hoặc của Giáo hội để thông tin, tuyên truyền về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các công trình, chuyên đề về mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và các nước, góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu nghiên cứu tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng với các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước.
- Tuyên truyền về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước; đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam để biết, ủng hộ và thực hiện; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Qua 30 năm xuất bản, Tạp chí đã phát hành được 165 số Tạp chí với số lượng in hàng nghìn quyển. Tạp chí NCPH hiện tại phát hành 2 tháng/1 số, 06 số/năm, in giấy couche, 4 màu, kích thước 20x28 cm, 68 – 80 trang.
Trong những năm gần đây, Tạp chí đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức, các số trong năm đều có các chuyên đề theo dòng sự kiện của Phật giáo và của Giáo hội.
Tham gia, phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề với các đơn vị tổ chức; tổ chức cuộc thi viết thu hút đông đảo các tác giả gửi bài dự thi.
Dưới sự chỉ đạo của Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã có những quyết sách, định hướng giúp Tạp chí từ phụ thuộc kinh phí trong các công tác xuất bản, in ấn và tổ chức nội dung đến tự cân đối thu chi; các chiến lược trong kế hoạch phát hành Tạp chí trên khắp cả nước; các nguồn quảng cáo với những hợp đồng ký kết hợp tác lâu dài, như một sự nỗ lực chưa từng có tiền lệ trong Giáo hội, góp phần ổn định Tạp chí nói chung và đời sống tu học, cũng như đời sống của các cư sĩ phật tử là cán bộ nhân viên Tạp chí nói riêng.
Về nội dung, trong 30 năm qua, Nội san Phật học trước đây, sau đổi thành Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã truyền tải nhiều thông tin hữu ích và có giá trị về giáo lý, lịch sử, triết học, đạo đức, văn hóa, kiến trúc, danh thắng... tới độc giả, ngoài ra Tạp chí nghiên cứu Phật học đã làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình đóng góp công sức cho đất nước, góp phần đưa đạo đức tốt đẹp của Phật giáo vào xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn, nhân ái, vì cộng đồng, đồng thời đã làm tốt vai trò là một trong những cầu nối của Nhà nước tới tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam, thể hiện ở việc thông qua các hoạt động gặp mặt cộng tác viên, các Hội thảo, các bài đăng trên Nội san Phật học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo vào cuộc sống, để tăng ni, phật tử biết, ủng hộ và nghiêm túc thực hiện; đồng thời cũng thể hiện được các hoạt động tôn giáo chính đáng ở Việt Nam luôn được Nhà nước bảo đảm, tôn trọng và tạo điều kiện, qua đó đấu tranh với các thế lực thiếu thiện chí xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do nhân quyền tôn giáo, góp phần không nhỏ trong ổn định sinh hoạt Phật giáo, đồng thời khích lệ, phát huy được tinh thần yêu nước, đóng góp cho đất nước của tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam.
Những nguyên nhân, biện pháp để đạt được thành tích, các bài học kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng trong công tác, hoạt động:
Tổ chức nhân sự tốt, sẽ điều hành tốt các hoạt động chương trình, nghị quyết đã đề ra. Bố trí sắp xếp nhân sự đúng người, đúng việc, dám nghĩ dám làm sẽ phát huy hết năng lực trong công tác quản lý, điều hành. Duy trì sinh hoạt hội họp của tổ chức thường xuyên và nghiêm túc, tôn trọng quy định của tổ chức, thường xuyên nâng cao bản lĩnh trí tuệ, phẩm chất đạo đức. Luôn đặt lợi ích của dân tộc, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân là yếu tố quyết định mọi sự thành công. Chủ động sáng tạo, cải tiến xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, một cách khoa học, bài bản. Duy trì nề nếp hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện các công tác của Giáo hội và các hoạt động xã hội khác, có những công tác phật sự quan trọng mang tính đột xuất, Tạp chí đều triệu tập phiên họp bất thường để trực tiếp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao tinh thần tự giác, vô ngã vị tha. Phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ. Đoàn kết, thống nhất, kỷ luật đồng tâm. Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng trong việc thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động. Tất cả công tác hoạt động đều có kế hoạch, kịch bản chi tiết, triển khai cụ thể, áp dụng thực tế và có đánh giá tổng kết. Mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét những ưu, khuyết điểm và những tồn đọng, hạn chế, những khó khăn trở ngại qua đó rút kinh nghiệm để thực hiện các kế hoạch, chương trình một cách sáng tạo, khoa học hơn.
Tinh thần cầu thị, thực sự lắng nghe, không ngừng tiếp thu những tinh hoa mới, quyết tâm xây dựng và phát triển, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần vào sự thành công để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đã đề ra. Công tác phật sự trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học được triển khai phù hợp với Giáo luật, phù hợp nhu cầu và nguyện vọng của Phật giáo các cấp, tăng ni, phật tử; phù hợp với sự phát triển toàn diện của Giáo hội và đất nước theo tinh thần các nghị quyết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát huy tốt tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Thực hiện đường hướng đoàn kết, hòa hợp, ổn định và phát triển để đi đến thành công.
Đạt được nhiều thành quả trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển ở tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tạp chí Nghiên cứu Phật học phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội, báo đài. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các địa phương, cùng sự nhiệt tâm của các thành viên. Duy trì, phát triển và tạo mối quan hệ mật thiết với các cấp, các ngành; giữa tổ chức với cá nhân. Thực hiện hữu hiệu phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc”.
Bình luận (0)