Loại ngoại đạo này, đức Phật gọi họ là “獅子蟲食獅子肉 - Sư tử trùng thực sư tử nhục” “Con trùng sư tử tiêu diệt Phật pháp”. Con sư tử là Chúa tể sơn lâm, tất cả bách thú đều phải sợ, khi con sư tử chết, các loài thú khác chẳng dám đến gần, đợi khi thịt của sư tử thối rửa rồi sinh ra con trùng, tự những con trùng đó ăn thịt sư tử. Chính loại ngoại đạo thứ ba sau này tiêu diệt Phật pháp vậy.
Tác giả: Thị giả Thích Vân Phong kính ghi (Pháp ngữ Thiền sư Thích Duy Lực)
Ba loại Ngoại đạo:
(1) Ngoại đạo chính thức: Là sử dụng đúng theo chính tông của ngoại đạo. Hễ tu đúng pháp ngoại đạo, mặc dù không được ra khỏi sinh tử luân hồi, cũng có thể sinh cõi Trời.
(2) Loại ngoại đạo dùng bảng hiệu Phật giáo: Để tu pháp Ngoại đạo, mặc dù làm việc Phúc thiện, nhưng khi hưởng hết phúc cũng phải đọa địa ngục. Phật giáo là tu đúng theo Chính pháp Phật Đà thì được giải thoát, còn nếu dùng bảng hiệu Phật giáo tu pháp ngoại đạo thì chẳng thể giải thoát, khiến người đi lầm đường, nên phải đọa địa ngục.
(3) Loại thứ ba là học Phật pháp thành ngoại đạo: Họ cũng y theo kinh điển, cũng tự nói là Chính pháp Phật đà, nhưng hiểu lầm tâm Phật, ý Tổ, tự lấy ý mình thay thế tâm Phật, ý Tổ để dạy chúng sinh, khiến người sai lầm, tội ấy còn nặng hơn loại ngoại đạo thứ hai nữa!
Loại ngoại đạo này, đức Phật gọi họ là “獅子蟲食獅子肉 - Sư tử trùng thực sư tử nhục” “Con trùng sư tử tiêu diệt Phật pháp”. Con sư tử là Chúa tể sơn lâm, tất cả bách thú đều phải sợ, khi con sư tử chết, các loài thú khác chẳng dám đến gần, đợi khi thịt của sư tử thối rửa rồi sinh ra con trùng, tự những con trùng đó ăn thịt sư tử. Chính loại ngoại đạo thứ ba sau này tiêu diệt phật pháp vậy.
Trong Phật học chúng ta có bốn nguyên tắc để căn cứ gọi là Tứ y...
Hỏi: Thế nào là Tứ Y?
Đáp: Đức Phật thường nói: “Người thường đối với Phật pháp rất khó tin vì khó hiểu". Trong Kinh Duy Ma Cật có nói đến Tứ Y, ấy là:
1/ Y Pháp bất y Nhân: Nhân chỉ con người; mặc dù vị pháp sư đó rất danh tiếng, địa vị cao, danh dự tốt, nhưng hễ muốn y chỉ là phải y theo Pháp chứ không được y theo Người. Ví như có một vị đạo hữu đem cho tôi xem một bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) do một vị Pháp sư dịch rằng:
“Trì giới và nhẫn nhục,
Được tội chẳng được phước,
Muốn biết không tội phước,
Đừng trì giới nhẫn nhục”.
Ấy là dạy người đừng trì giới nhẫn nhục, nếu không thì được tội chẳng được phúc! Bài kệ này diễn dịch sai như thế rất tác hại đối với người ta. Tôi bảo đạo hữu ấy cho tôi xem nguyên văn chữ Hán của bài kệ ấy là:
持戒兼忍肉
招罪不招福
若知無罪福
非持戒忍肉
“Trì giới kiêm nhẫn nhục,
Chiêu tội bất chiêu phúc,
Nhược tri vô tội phúc,
Phi trì giới nhẫn nhục”.
Thật ra ý của câu sau cùng là “Phi trì giới nhẫn nhục”, chữ Phi “非” có nghĩa là không phải chứ không có nghĩa là Đừng; ý của bài kệ rằng: “Người muốn thành Phật chẳng phải là do trì giới nhẫn nhục mà đạt được”. Nhưng nếu một người nào có ý không trì giới thì nhất định người ấy chẳng thể thành Phật; chẳng những không được thành Phật, còn tạo tội phải đọa địa ngục nữa!
Ý nguyên văn bài kệ là siêu việt sự trì giới nhẫn nhục, ví như bình thường khi bị người khác đánh mắng, mình cũng biết hỗ thẹn khó chịu nhưng nhẫn nhục được, còn người siêu việt được sự nhẫn nhục thì việc đánh mắng ấy coi như gãi ngứa cho mình, chẳng hề thấy khó chịu. Đó là siêu việt trì giới nhẫn nhục chứ chẳng phải là không có trì giới nhẫn nhục, nếu bảo người đừng trì giới nhẫn nhục thì Phật pháp đâu còn tồn tại! Vì thế phải “Y Pháp bất Y Nhân”.
2/ Y Nghĩa bất y Ngữ: Nghĩa là ý nghĩa, ngữ là lời nói. Đối với những lời Phật thuyết là phải y theo ý nghĩa của Phật chứ đừng y theo lời nói của Phật, nếu y theo lời là nghịch với ý.
Tại sao? Ví như Tứ Cú là bốn câu hay còn gọi là bốn mệnh đề, dùng để diễn tả mọi sự mọi việc trong thế giới tương đốị Tất cả tri kiến tư tưởng của nhân loại không ra ngoài bốn thể diễn tả nàỵ Đó là: (1) Có, (2) không, (3) cũng có cũng không, và (4) chẳng có chẳng không. Thí dụ như tứ cú của vô thường là (1) thường, (2) vô thường, (3) cũng thường cũng vô thường, và (4) chẳng thường chẳng phải thường.
Nếu chúng sinh chấp Có là thật thì Phật nói Không để phủ định sự chấp Có, hễ chấp Không là thật thì Phật nói Có để phủ định cái chấp Không ấy. Lúc Phật nói Có, ý của Phật chẳng phải là Có; lúc Phật nói Không, ý của Phật chẳng phải là Không, chỉ là phủ định sự chấp của chúng sinh. Cho nên hễ chấp lời thì nghịch ý, phải y Nghĩa bất y Ngữ, chẳng được y theo ngôn ngữ, văn tự, lời nói.
3/ Y Trí bất y Thức: Trí là không có phân biệt, thức thì có phân biệt. Thời nay có nhiều người lấy cái thức phân biệt mà bình luận Phật pháp, là rất sai lầm, phải y theo trí chứ không được y theo thức.
4/ Y Liễu nghĩa bất y Bất Liễu nghĩa: Phật thuyết pháp chia làm 2 loại: Kinh Liễu nghĩa và bất Liễu nghĩa. Chúng ta phải y theo Kinh Liễu nghĩa chứ chẳng được y Kinh bất Liễu nghĩa.
Liễu Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa.
Nay có một số người tự làm tài khôn, dùng ý thức của mình trở ngược lại, y Kinh bất Liễu nghĩa mà phỉ báng Kinh Liễu nghĩa, y Thức mà phỉ báng Trí, y theo Ngữ mà phỉ báng Nghĩa, y theo Người mà phỉ báng Pháp, chẳng biết tội phỉ báng Tam Bảo rất nặng, tự cho mình đúng theo Phật pháp, còn trích dẫn kinh điển, lời của Đức Phật, của Tổ sư để chứng tỏ, nhưng thật ra sự dẫn chứng ấy là sai lầm, lấy ý thức phân biệt để dẫn chứng, tạo tội địa ngục mà chẳng hay biết, Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm nói “Hạng người này thật đáng thương xót”.
Bậc Tăng sĩ Phật giáo thụ nhận sự cúng dường của đàn na tín thí mười phương, phải có bổn phận tự giác giác tha, phải quyết chí thành Phật để độ chúng sinh, tự giác rồi mới giác tha. Như một Thiền sư Trung Quốc, một trong những vị Thiền sư danh tiếng nhất đời nhà Đường, nối pháp Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất, Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) nói đến bốn thứ Ác dục mà người Tăng sĩ dễ mắc phải, ấy là:
1/ Muốn thiên hạ đều quy y mình, làm đệ tử của mình.
2/ Muốn tứ chúng đều ở xung quanh mình, ủng hộ mình.
3/ Chẳng lấy Phật giáo làm Trung tâm mà lấy Tự kỷ làm Trung tâm để làm Phật sự, làm Từ thiện, ấy cũng là “善因招惡果 - Thiện nhân chiêu ác quả”.
4/ Muốn thiên hạ đều biết mình hay, biết mình tài giỏi.
Tăng sĩ Phật giáo phải viễn ly Ngã chấp, một khi đã lọt vào bốn thứ Ác dục này thì Ngã chấp rất nặng, làm sao có thể Tự giác Giác tha? Cho nên phàm là Chính pháp, trước tiên phải viễn ly Ngã chấp, nếu không thì chẳng thể thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Chẳng những không thoát khỏi sinh tử luân hồi, nếu thọ nhận sự cúng dường của đàn na tín thí mười phương mà không viễn ly Ngã chấp, như Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm nói “Hư tiêu tín thí, lạm dụng cung kính - 虚捎信施濫用恭憼”, tức giả mạo Tăng sĩ Phật giáo để được mọi người cung kính cúng dường, tạo tội rất nặng.
Cho nên tôi thường nói: “Các pháp môn trong Phật pháp, bất kể Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, cho đến Tối thượng thừa, đều phải viễn ly Ngã chấp, nếu không sẽ “善因招惡果 - Thiện nhân chiêu ác quả”, vì tất cả việc làm đều xuất phát từ lòng Ích kỷ, hễ mình còn chấp Ngã thì làm sao dạy người viễn ly Ngã chấp? Không viễn ly Ngã chấp thì làm sao thoát khổ?
Sở dĩ tôi nói những lời trên, là vì trong Thiền thất này cũng có người phạm phải sai lầm này, nên đề xuất ở đây để đại chúng tự kiểm thảo. Người chân tu phải tự mình giải thoát và giải thoát cho chúng sinh.
Tác giả: Thị giả Thích Vân Phong kính ghi (Pháp ngữ Thiền sư Thích Duy Lực)
Bình luận (0)