Trang chủ Bạn đọc Hiểu và Thương trong và ngoài Đạo

Hiểu và Thương trong và ngoài Đạo

Quần chúng là nước, PGVN là con thuyền vượt sóng, nếu không chuẩn mực thì thuyền chìm xuống đại dương mà Ấn Độ là một điển hình. Do không hiểu nhau nên không thông cảm cho nhau. Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh từng nói: "có Hiểu mới có Thương”, thì làm gì có tranh chấp lẫn nhau!

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Quần chúng là nước, PGVN là con thuyền vượt sóng, nếu không chuẩn mực thì thuyền chìm xuống đại dương mà Ấn Độ là một điển hình. Do không hiểu nhau nên không thông cảm cho nhau. Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh từng nói: “Hiểu mới có Thương”, thì làm gì có tranh chấp lẫn nhau!

Tác giả: Minh Mẫn

tapchinghiencuuphathoc hieu nhau 1

Gần một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước; tức một hiện tượng cá nhân trong một góc nhỏ của một đất nước so với thế giới, đã vượt qua biên giới quốc gia, một số người nước ngoài kể cả chủng tộc khác cũng đã quan tâm, muốn về Việt Nam để tận mắt xem thầy Minh Tuệ thế nào. Ngoài ra dư luận trái chiều bất nhất không cùng một điểm chung, đó là lý do gây xôn xao chống đối của một số bình luận viên.

Phật giáo là một Tôn giáo thế giới, tồn tại hàng ngàn năm, được nhân loại chấp nhận, do giáo lý vượt trên mọi cảm quan thế tục. Chuyện lục đục trong giới tu sĩ đã có từ thời Phật còn tại thế. Không một Tôn giáo nào tránh khỏi tai tiếng vì một vài thành phần thiếu nghiêm túc.

Phật giáo Ấn Độ ngoài lý do bị Hồi giáo triệt tiêu, Bà La Môn áp đảo, còn một yếu tố khác đã không tồn tại trong lòng quần chúng, đó là nhân cách tu sĩ. Tổng quan chỉ là việc thịnh suy tất yếu. Một Tôn giáo suy nơi này sẽ thịnh nơi khác, lúc này thịnh, lúc khác suy, lịch sử thế giới đã minh chứng.

Du nhập vào Việt Nam hơn 2.000 năm, cũng từng có thời kỳ cực thịnh, đóng góp hữu ích cho đất nước và an lành cho xã hội, Phật giáo từng sản sinh những bậc anh minh, những đạo sư nổi danh, những bậc chứng đắc còn lưu dấu, đó là điều đáng nói; chả lẽ những trang sử vàng son đó không đủ làm phai mờ một vài nét hoen ố do vài cá nhân thiếu nhân phẩm?

Trong Tôn giáo, nhất là đạo Phật, vô lượng pháp môn tu, phật pháp là bất định pháp, mang tính uyển chuyển nên sắc vẻ muôn màu. Không nên đem nguyên tắc của pháp môn này đánh giá pháp môn khác, pháp hành này chỉ trích pháp hành khác. Mỗi hành giả có một công hạnh khác nhau, tiêu chuẩn chung là giới luật nếu là hành giả tu theo Phật giáo.

Chuyện các sư ở chùa, xây dựng cơ sở vật chất, điều hành tổ chức, sinh hoạt xã hội là chuyện đương nhiên trong thời buổi hiện tại hoạt động của tôn giáo. Tôn giáo nào cũng vậy. Đâu thể lấy hình ảnh thầy Minh Tuệ để đối chiếu và áp đặt làm tiêu chuẩn, cũng không thể lấy sinh hoạt của một tôn giáo để bài trừ công hạnh của một cá nhân như thầy Minh Tuệ, vì thầy xác nhận mình chỉ là công dân tập tu đang thực hành lời Phật dạy, không thuộc tổ chức của GHPGVN, tức là không liên hệ gì đến GHPGVN.

tapchinghiencuuphathoc hieu nhau 3

Một số thầy đứng trên lập trường và tiêu chuẩn trong tổ chức Phật giáo phê phán, không nên có. Khi phát biểu trên mạng xã hội, không nên ra ngoài phạm vi để đụng chạm tôn giáo khác.

Cần dè dặt khi phát ngôn. Cần trao đổi trong chuẩn mực của hiểu biết. Trên mạng xã hội, một vài youtuber, tiktoker…không hiểu nhiều về giáo lý và công hạnh của tu sĩ Phật giáo nên đã đi quá xa làm đụng chạm đến tổ chức Phật giáo khi so sánh và đề cao thầy Minh Tuệ một cách thái quá. Mỗi cá nhân có quyền đề cao công hạnh của thầy Minh Tuệ mà không nên lấy đó làm tiêu chuẩn đánh giá chung. Một số tu sĩ tai tiếng không đại diện cho toàn bộ tăng, ni PGVN, chưa nói những tai tiếng do hiện tượng không đúng với thực chất để đánh giá.

Thầy Minh Tuệ không phải mới xuất hiện mà đã 6 năm. Việt Nam cũng từng xuất hiện nhiều thầy tam bộ nhất bái, đi từ Nam ra Bắc, cũng từng có nhiều vị chân tu khổ hạnh, đâu có gì lạ, do mạng xã hội thổi bùng, chúng ta lên tiếng vô tình làm ngọn lửa tràn lan. Cứ mặc nhiên im lặng đâu có đợt sóng thần như ngày nay.

Tóm lại, đứng ở góc độ này để phê phán một góc độ khác chưa hẳn đúng. Hiện tượng chỉ là hiện tượng trong một giai đoạn, thực chất mới là giá trị lâu dài. Cả phía mạng xã hội, một số đánh giá, so sánh chưa đúng về thầy Minh Tuệ và tu sĩ PGVN. Cũng vậy, một vài tu sĩ bốc đồng tự ái khi mạng xã hội đề cao quá mức thầy Minh Tuệ, vội lấy tiêu chuẩn giáo luật để chỉ trích phê phán một hành giả đã nhận là người không phải tu sĩ, không đứng cùng giới tuyến, hà cớ chỉ trích!

Riêng văn bản hành chính sơ suất về nội dung, đã gây phản ứng không chỉ mạng xã hội, ngay cả ông Nguyễn Thanh Sơn nhà ngoại giao là một phật tử trí thức cũng lấy làm tiếc những lời lẽ trong đó. Phải chi có một cố vấn pháp lý và giáo luật thì tránh những sai sót không đáng có. Thực ra Giáo hội có thiện chí trong vấn đề này, nhưng lời lẽ thiếu tế nhị. Ban ngành, tổ chức nào cũng cần có cố vấn, ngay cả Tổng thống, Thủ tướng, vì người đứng đầu ngành không phải là toàn năng.

Hy vọng Giáo hội chỉnh đốn những tu sĩ phát ngôn thiếu chuẩn mực, gây tai tiếng không đáng có, nội tình hướng đến tu tập nhiều hơn. Mạng xã hội cũng không nên lấn sân sang tổ chức GHPGVN bằng cách “mượn gió bẻ măng”, xúc phạm đến các vi tu sĩ khác thuộc GHPGVN, đến tổ chức GHPGVN.

Xã hội Việt Nam là một vườn hoa nhiều sắc màu, không thể thuần nhất như ý muốn, cuộc sống cũng thế, không ai đòi hỏi tất cả mọi hiện tượng phải theo ý mình.

tapchinghiencuuphathoc hieu nhau 4

Một vị nhận xét, quần chúng là nước, PGVN là con thuyền vượt sóng, nếu không chuẩn mực thì thuyền chìm xuống đại dương mà Ấn Độ là một điển hình. Do không hiểu nhau nên không thông cảm cho nhau.

Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh từng nói: “có Hiểu mới có Thương”, thì làm gì có tranh chấp lẫn nhau!

Tác giả: Minh Mẫn

Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn riêng của tác giả là tu sĩ Phật giáo sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường