Tác giả: Nguyễn Phước Tâm* dịch

Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma, ?-536/528) truyền thiền pháp từ xứ Ấn Độ vào vùng Trung Nguyên (Trung Quốc), khi tới Đại sư Hoằng Nhẫn đời thứ 5, môn đệ của ông chia làm Nam tông và Bắc tông, Đại sư Thần Tú (606-706) được truyền Bắc tông không bao lâu thì bị thất truyền, chỉ có Đại sư Huệ Năng (638-713) được truyền Nam tông ngày càng hưng thịnh, đồng thời phân bố khắp các khu vực Nam Bắc.

Khảo cứu đệ tử Phật giáo Hán truyền ngày nay, dù là được học ở tông phái nào đi chăng nữa, nguồn gốc của nó đều xuất xứ từ môn đệ Thiền tông. Thường có truyền thuyết “Lâm Tế lan khắp thế giới, Tào Động giữ một góc”, nhưng hai tông Lâm Tế và Quy Ngưỡng lại có cùng chung một dòng từ Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Đủ thấy, sự hình thành của Hoài Nhượng đối với Nam tông có vai trò và ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ sử kí, bản thân Hoài Nhượng lúc bấy giờ ở trong hàng môn đệ của Lục tổ Huệ Năng chỉ là đứng ở vị trí thấp nhất, vốn không có tiếng tăm gì lớn lao, trong hàng đệ tử của Huệ Năng thuộc vào diện không có tên tuổi, nhưng người đời sau lại lấy Tổ đời thứ bảy Thiền tông trung thổ để mạo xưng.

Vấn đề bài viết muốn nói rõ cũng chính là ở điểm này, người viết cho rằng nguyên nhân chủ yếu của nó có hai điểm: Một là những thành tựu và ảnh hưởng trong Thiền tông của Mã Tổ Đạo Nhất – đệ tử và các môn hạ của Hoài Nhượng; hai là tư tưởng Thiền pháp của bản thân Hoài Nhượng đã đạt được chân truyền của Huệ Năng, chỉ là không truyền y bát không có ấn chứng, cho nên lúc bấy giờ không mấy ai biết đến.

Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Ảnh sưu tầm.
Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Ảnh sưu tầm.

Cuộc đời và sự nghiệp Nam Nhạc Hoài Nhượng

Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744), tục họ Đỗ, người An Khang Kim Châu (nay thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây), ra đời vào năm thứ hai niên hiệu Nghi Phụng đời nhà Đường (năm 677 Công nguyên), những ghi chép này là dựa vào Tống cao tăng truyện.

Tuy nhiên, căn cứ bia Thiền sư Hoài Nhượng do Trương Chánh Phủ làm, thì nói rằng Ngài là người Kinh Triệu (nay là thành phố Tây An), cha chú là người An Khang. Phật tổ thống kí nói: “Năm thứ ba niên hiệu Thiên Bảo đời Đường Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng thị tịch, giữa niên hiệu Nguyên Hòa (806-820) danh nho Trương Chánh Phủ chế bia ấy viết: Năm thứ ba niên hiệu Thiên Bảo Đại sư Quán Âm cuối cùng ở Nam Nhạc Hành Sơn… Đại sư húy danh Hoài Nhượng, họ Đỗ người Kinh Triệu (cố đô Tây An, nay gọi là Trường An), tổ tiên ở An Khang, tức là người thuộc quận.”[1]

Tuổi thơ lúc 10 tuổi thì yêu thích sách Phật, thường hay đốt đèn xem sách. Lúc bấy giờ có một nhân sĩ coi tướng nói rằng: “Cậu bé đặc biệt, có tướng xuất gia, không nhiễm tục.” Lúc lên 15 tuổi, cha mẹ đưa tới chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu (nay là chùa Ngọc Tuyền, huyện Đương Dương, tỉnh Hồ Bắc) lễ Hằng Cảnh Luật sư xuống tóc xuất gia. Từng lập thệ nguyện: “Phàm là người xuất gia phải vì pháp vô vi, cõi trời và nhân gian không gì hơn được.”[2]

Thiền sư Thản Nhiên cùng đồng môn huynh đệ chỉ dẫn tới Tung Sơn theo An Công (Đạo An) học tập thiền pháp. Được sự gợi ý của trưởng lão An Công, bèn tìm tới Tào Khê (nay là chùa Nam Hoa, tỉnh Quảng Đông) bái kiến Đại sư Huệ Năng. Theo chân Đại sư Huệ Năng học tập thiền pháp 15 năm, Đại sư Huệ Năng thọ kí mà rằng: “Bát-nhã Đa-la ở Tây Thiên từng có lời sấm rằng: Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện con ngựa non, đạp chết người trong thiên hạ, và việc này ngươi chỉ để trong lòng, không cần phải nói ra sớm”.

Sau đó, Hoài Nhượng vân du đến trú tại đài Quán Âm ở Hồ Nam ngày nay, lúc bấy giờ có tăng nhân trú trì Pháp sư Huyền, do vì oan khuất mà bị vào ngục, biết Thiền sư Hoài Nhượng đến trú đài Quán Âm, bèn thỉnh Thiền sư Hoài Nhượng minh oan cứu giúp cho ông ta, Thiền sư Hoài Nhượng giải cứu cho ông ta mà được thoát li tan nạn này, để tỏ lòng biết ơn Thiền sư Hoài Nhượng, liền cho là Bồ tát Quán Âm ra tay cứu giúp.

Từ đó về sau mọi người bèn gọi là “Quán âm Đại sư”[3], sau vào năm thứ 2 niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, chuyển tới trú tại chùa Bát-nhã, lúc ấy có Sa môn Đạo Nhất trú tại Viện Truyền pháp thường ngày tọa thiền. Thiền sư Hoài Nhượng sau khi biết được đến khai ngộ, cầm một viên gạch đứng trước mặt Đạo Nhất ngồi xuống, mài liên tục.

Đạo Nhất hỏi: Thầy mài gạch làm gì vậy? Hoài Nhượng nói: Muốn mài để làm gương; Đạo Nhất ngạc nhiên hỏi: Mài gạch sao có thể thành gương được? Hoài Nhượng nhân đó, nói: Ngồi thiền cũng đâu có thể thành Phật được! Đạo Nhất do đó mà giác ngộ. Đoạn công án Thiền tông “mài gạch thành gương”, đã trở thành ca dao dân gian mà người Trung Quốc ai nấy đều biết. Đạo Nhất sau đó mở rộng truyền bá Thiền pháp của Hoài Nhương tại Hồng Châu (nay là chùa Bảo Phong tỉnh Giang Tây), từ đây hệ thống Thiền pháp của Nam Nhạc Hoài Nhượng rải rác khắp Nam Bắc.

Hoài Nhượng đã viên tịch tại chùa Bát-nhã, núi Nam Nhạc, vào ngày 10 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Thiên Bảo đời Đường (năm 744 Công nguyên), hưởng thọ 68 tuổi, tăng lạp 48 năm, Đạo Nhất xây tháp ở Biệt Phong. Giữa năm Nguyên Hòa đời Đường (năm thứ 10 niên hiệu Nguyên Hòa tức năm 815 Công nguyên), có môn đồ Đạo Nhất là Duy Khoan, Hoài Huy thỉnh danh nho lúc bấy giờ là Trương Chánh Phủ viết “Bài minh và lời tựa của Đại sư Quán Âm chùa Bát Nhã, Hành Châu”, sau này đến trong năm Bảo Lịch (825-827 Công nguyên) đời Đường, Đường Kính Tông Lí Trạm sắc thụy hiệu Thiền sư Đại Huệ, tháp hiệu Tối thắng luân tháp.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Ảnh sưu tầm.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Ảnh sưu tầm.

Tên tuổi Hoài Nhượng "nhờ"có học trò giỏi 

Trước khi Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (707-786) chưa thành danh, thì ít ai biết đến Hoài Nhượng. Trong hàng đệ tử của Đại sư Huệ Năng, Hoài Nhượng chỉ là một người vô danh, vốn không nhận được sự coi trọng đặc biệt của Đại sư Huệ Năng, chỉ sắp sau cùng trong chúng đệ tử, như trong Hoài Nhượng Thiền sư bi minh nói: “Lúc tuổi đôi mươi, sự nghiệp học hành của sư phân ở cuối bảng”.

Về Thiền sư Hoài Nhượng, những ghi chép sớm được tìm thấy ở Kinh truyền, chính là trong Đường cố Hồng Châu Khai Nguyên tự thạch môn Đạo Nhất Thiền sư tháp minh bính tự do Quyền Đức Dữ soạn, viết rằng: “Hành Nhạc có Thiền sư Nhượng, truyền đạo ở Lục tổ Tào Khê”.

Nhưng văn này là sự việc đã viết vào sau năm thứ 7 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường (năm 791 Công nguyên). Ngoài ra, sau này còn có các môn đệ Duy Khoan, Hoài Huy của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất mời danh nho lúc bấy giờ là Trương Chánh Phủ làm bài minh cho Thiền sư Hoài Nhượng, gọi là “Hành Châu Bát Nhã tự Quán Âm Đại sư bi minh bính tự”, đây là lần đầu tiên dựng bia chép sử chính thức sớm nhất cho Hoài Nhương.

Trước đó, Hoài Nhượng giống với nhiều đệ tử khác của Huệ Năng, trong văn hiến Thiền tông thời kì đầu vốn không có ghi chép kĩ càng. Trong hàng đệ tử của Huệ Năng có tầm ảnh hưởng lớn nhất gồm có Hà Trạch Thần Hội (668/686-760), Quảng Châu Pháp Hải, Vĩnh Gia Huyền Giác (675-713), Nam Dương Huệ Trung (695-775), Hồng Châu Pháp Đạt, Pháp Tính Ấn Tông, Tư Không Bổn Tịnh, Thanh Lương Biện Tài…, họ đều là thiền sư đã rất nổi tiếng lúc bấy giờ, đều do ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674) truyền y bát với Huệ Năng, vang tiếng một thời rồi đến ấn chứng Thiền pháp sư tổ.

Trong đó có ảnh hưởng nhất phải kể đến là Thần Hội, được Huệ Năng truyền Nam tông trở thành chính thống của Thiền tông, đã nảy ra một cuộc tranh luận nảy lửa với các môn đệ học trò của Thần Tú, đã có cống hiến to lớn cho sự phát triển của Nam tông, lúc ấy được tôn thành “Thiền tông đệ thất tổ”. Tuy nhiên, về sau danh xưng “Thiền tông thất tổ” này lại là hai đệ tử vốn không được nhiều người biết tới của Đại sư Huệ Năng lúc bấy giờ là Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư.

Thiền Nam tông của Hoài Nhượng đến năm niên hiệu Nguyên Hòa đời Đường (806-820), do sự dốc sức tuyên dương của các môn đệ của ông mới thực sự đạt tới sự phát triển, trở thành tông phái Phật giáo thịnh hành một thời lúc ấy, đồng thời đã đặt Thiền pháp Hoài Nhượng trở thành địa vị quan trọng của Thiền Nam tông.

Thiền sư Hoài Nhượng trở thành nhân vật quan trọng trong lịch sử Thiền tông, trên thực tế là do vì trong chúng môn đệ của ông đã xuất hiện Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất và sau đó lại xuất hiện Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) thuộc môn đệ của Đạo Nhất.

Đương thời học giả và đại đức Thiền tông bốn phương đều quay về làm môn đệ của Nam tông tu tập Thiền pháp, khiến Thiền pháp của Hoài Nhượng nhận được sức mạnh lớn truyền bá, đã nhanh chóng chiếm địa vị lãnh đạo của Thiền tông, trở thành hệ thống chủ lưu của Thiền tông sau này. Thường có giai cú Phật giáo “Mã Tổ xây thiền viện, Bách Trượng dựng thanh quy”, điều này đã nói rõ sự hình thành và kiến lập của tùng lâm Thiền tông sau này Trung Quốc sáng lập đầu tiên là Mã Tổ Đạo Nhất; còn dựng lập thanh quy cho thiền viện tùng lâm là Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải - học trò của Đạo Nhất.

Cũng chính vì đã có Mã Tổ Đạo Nhất xây dựng thiền viện, lại thêm vào Bách Trượng Hoài Hải lập nên thanh quy quản lí, mới khiến cho Thiền sư vốn vân du rải rác tứ xứ có nơi chốn tập trung tham thiền luận đạo, đã mở ra điều kiện có lợi cho sự phát triển của Thiền tông sau này.

Từ điểm này thì có thể khẳng định rằng hai nhân vật Mã Tổ Đạo Nhất và Bách Trượng Hoài Hải đã có tầm ảnh hưởng rất lớn trong địa vị của Thiền tông đương thời, điều này cũng đã vô hình trung hiển thị kế thừa có nguồn gốc từ thân phận của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, do đó cũng có thể khẳng định Hoài Nhượng là truyền nhân y bát của Lục Tổ Huệ Năng, là một trong những người kế thừa hợp pháp của Thiền pháp Nam tông.

Từ lịch sử phát triển tổng thể của Thiền tông, có thể thấy, Thiền tông mà ngày nay chúng ta gọi, chính là bắt nguồn từ hai người học trò là Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư, hình thành nên cục diện hai phái ngũ gia, thất tông thuộc Nam tông.

Tuy nhiên, tại thời điểm bấy giờ, hai nhân vật này vốn không giống như những gì chúng ta biết đến sau này, trở thành một đời tổ sư thanh danh lẫy lừng của Thiền tông; lúc bấy giờ hai ngài này đều là đệ tự hạng cuối trong chúng đệ tử của Huệ Năng. Mặc dù làm môn hạ của Huệ Năng học tập Thiền pháp hơn chục năm, nhưng vốn không nhận được sự công nhận của đại chúng đương thời.

Điều này có lẽ là do lúc ấy tên tuổi của Huệ Năng quá lớn, hơn nữa người Thiền tông lúc ấy mới xuất hiện, hai người họ vẫn chưa có đất để thể hiện, bộc lộ tài năng! Học trò đệ tử Thiền sư Hoài Nhượng vốn không có nhiều, chủ yếu có: Mã Tổ Đạo Nhất, Nam Nhạc Thường Hạo, Trí Đạt, Thản Nhiên, Thần Chiếu Triều Châu, Nghiêm Tuấn chùa Đại Minh Dương Châu, Bản Như nước Tân La, Huyền Thành, Pháp Không núi Đông Vụ…, trong chín người này, ngoài Mã Tổ Đạo Nhất ra, mấy người còn lại đều không có ảnh hưởng lớn lao gì.

Chỉ có Mã Tổ Đạo Nhất ở Hồng Chấu (nay là Giang Tây) mở rộng hoằng dương Thiền pháp của Hoài Nhượng, xây dựng tùng lâm, mở cửa thu nhận đệ tử, không lâu đã trở thành trung tâm phát triển của Thiền pháp Nam tông. Đặc biệt là trong chúng đệ tử của Đạo Nhất sau khi xuất hiện Bách Trượng Hoài Hải, càng khiến cho Thiền pháp của Hoài Nhượng Nam tông phát huy hết sức mạnh, được Đạo Nhất xây dựng tùng lâm chế định thanh quy, khiến cho tùng lâm càng thêm hoàn thiện hóa trên phương diện quản lí.

Vì vậy, Mã Tổ Đạo Nhất và Bách Trượng Hoài Hải cũng trở thành nhân vật quan trọng của Thiền tông lúc bấy giờ, trong quá trình phát triển Thiền tông lúc ấy chiếm giữ địa vị trọng yếu. Bách Trượng Hoài Hải đem Thiền pháp Hoài Nhượng truyền cho Hoàng Phách Hi Vận (Khoảng thế kỉ thứ 8, 9) và Quy Sơn Linh Hựu (771-853), Quy Sơn Linh Hựu truyền trao Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (815-891), đã sáng lập Quy Ngưỡng tông, Hoàng Phách Hi Vận truyền lại Lâm Tế Nghĩa Huyền (d. 866-7) sáng lập Lâm Tế tông, dòng Thanh Nguyên Hành Tư về sau phát sinh ra 3 tông là Tào Động tông, Vân Môn tông, và Pháp Nhãn tông trở thành “nhất hoa ngũ diệp” của Thiền tông, do đó hình thành nên thiên hạ của ngũ gia Nam tông lúc bấy giờ.

Vì vậy nhìn từ lịch sử phát triển của Thiền tông, có thể thấy Thiền sư Thiền sư Hoài Nhượng lúc đầu trong lịch sử Thiền tông vốn không có địa vị quan trọng gì, mà là chịu sự ảnh hưởng của hai nhân vật Mã Tổ Đạo Nhất và Bách Trượng Hoài Hải trong địa vị của Thiền tông, và sau này Lâm Tế tông trải khắp toàn quốc trở thành dòng chính của Thiền tông sau này, mới trở thành nhân vật quan trọng trong lịch sử phát triển Thiền tông.

Bởi vì, người đời sau vì muốn truy tìm tận gốc, Lâm Tế tông sở dĩ có sự hưng thịnh như ngày hôm nay, cũng không thể tách rời Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng – người kế thừa quan trọng của Thiền Nam tông. Do vậy mà đã lập nên địa vị và danh tiếng của Thiền sư Hoài Nhượng trong Thiền tông.

Tư tưởng cốt lõi của Hoài Nhượng

Người cầu pháp trong hàng học trò của Lục Tổ Huệ Năng mặc dù nhiều vô cùng, nhưng có thể giữ gìn, làm cho Thiền pháp Huệ Năng chấn hưng thực sự thì không mấy người. Có người mặc dù lúc ấy vang bóng một thời, trở thành nhân vật lỗi lạc, nhưng môn đệ của họ không có nhân tài xuất chúng, khiến cho trong tư tưởng Thiền pháp ấy gián đoạn, dần mờ nhạt.

Riêng Thiền sư Hoài Nhượng bấy giờ mặc dù vốn không có tiếng tăm, nhưng môn đệ của ông lại có khả năng phát huy Thiền pháp của ông, trở thành chủ lưu phát triển Thiền tông sau này, trong này chắc chắn có nhân duyên đặc biệt của nó: đây chính là tư tưởng Thiền pháp của Hoài Nhượng được khẳng định.

Về tư tưởng Thiền pháp của Thiền sư Hoài Nhượng trong lịch sử Thiền tông vốn không được chú ý ghi chép bao nhiêu, chúng ta chỉ có thể biết được vài vấn đề từ trong một số sử liệu của học trò của ông ấy, từ đấy hiểu được tư tưởng Thiền pháp chủ yếu của Hoài Nhượng.

Phật tính vốn trong Tâm

Căn cứ Tông cao Tăng truyện ghi chép, Mã Tổ Đạo Nhất trước khi lâm chung nói: “Đạo của thầy ta, là ở chỗ vi diệu: Không đối đãi mà thông suốt, chẳng trụ mà vẫn tới bất kì đâu, mọi sự đều ở đấy cả thôi!”. “Không đối đãi” và “chẳng trụ” ở đây là đối với “phật tính” mà nói, nói rõ Phật tính không phải pháp tạo tác sinh diệt, mà là kiểu tồn tại vốn dĩ đã có, hoàn toàn không vì tu chứng mà có, không tu chứng chính là thứ của vô.

Điều này cho biết trong cái nhìn của Hoài Nhượng, Phật tính là ở trong mỗi một chúng sinh đều có đủ, bất luận là thời gian nào đi chăng nữa đều là tồn tại vĩnh hằng, vốn không vì tu hành mà đạt được, cũng không vì không tu hành mà mất đi. “phật tính”, là chỉ khả năng tính có thể thành Phật vốn có của chúng sinh, thường gọi là “tự tính”, tức tự tính chúng sinh vốn có, cũng là chỉ tự tính vốn có của sự vật.

Tự tính” của sự vật này không phải dùng ngôn ngữ, hành vi có thể biểu đạt, cũng không phải dùng tư duy có thể tưởng tượng. Cho nên, Thích-ca (Śākya) ở trên hội Linh Sơn niêm hoa, Ca-diếp (Mahākāśyapa) rạng rỡ mỉm cười; Văn-thù (Mañjuśrī) hỏi cư sĩ Tịnh Danh tại sao là Pháp môn bất nhị, Tịnh Danh im lặng không đáp. Chỉ có ngôn ngữ đạo đoạn (ngôn ngữ không cách nào diễn đạt), tâm hành xứ diệt (tâm tư không thể tưởng tượng), mới có thể ngầm hiểu nổi Phật tính vốn đầy đủ này. Vì vậy, lúc Thích-ca thành đạo hốt nhiên đại ngộ mà rằng: “Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật, chỉ vì vô minh cản trở, mà không thế tự biết!”.

Đặc điểm thứ nhất của Thiền pháp Hoài Nhượng, chính là cho rằng Phật tính là vốn có, thường mà bất biến, vốn là như vậy, không phải tu chứng mà đạt được. “Không đối đãi mà thông suốt (thường)”, tức là nói cái thường của phật tính là một loại thường tuyệt đối, mà không phải so sánh đối đãi với sự vật nhất thời mới nói là thường. Cũng chính là nói phật tính là chúng sinh xưa nay có đủ, vốn không phải sau khi hiểu sinh tử, đoạn phiền não mới có được.

Chẳng trụ mà vẫn tới bất kì đâu”, “chẳng trụ" ở đây tức là vô trụ, vô trụ cũng chính là vô niệm. Chư Phật Bồ-tát (Bodhisattva) lấy Bát-nhã trí tuệ quán hết thảy pháp vô sở đắc, cho nên cũng chính là vô sở trụ, đã là vô sở đắc cũng vô sở trụ, cũng chính là các pháp vô niệm, tức có thể ngộ được các pháp tự tính xưa nay như thế. Như chính những điều trong Kim cang Bát-nhã kinh nói:

“Nên không có chỗ trụ, mà sinh tâm kia (Ưng vô sở trụ, nhi sinh kì tâm). Thiền sư Đại Châu Huệ Hải từng đối thoại với người ta rằng, có người hỏi: Lúc tâm này trụ ở chỗ thanh tịnh, đây không phải chính là chấp vào thanh tịnh chăng? Đáp rằng: Tâm này tuy trụ ở tịnh, nhưng lúc trụ ở tịnh khong khởi niệm, thì không gọi là chấp trước. Lại hỏi: Tâm này lúc trụ ở không, đây không phải chính là chấp vào không chăng? Đáp rằng: Nếu lúc đối với trụ không không khởi niệm, thì trong tâm không chấp trước. Lại hỏi: Tâm này lúc trụ với vô trụ, đấy không phải chính là chấp vào vô trụ chăng? Đáp rằng: Nếu lúc đối với vô trụ không khởi niệm, thì không chấp vào vô trụ. Đoạn đối thoại này chính là đã nói rõ nếu lúc tâm có trụ, thì đối với hết thảy sự việc sẽ chấp trước, không thể đạt tới cảnh giới vô niệm; nếu có thể lúc đối với vô trụ cũng không khởi niệm, thì có thể thực sự đạt tới cảnh giới “vô trụ”, đây chính là “chẳng trụ mà vẫn tới bất kì đâu”. 

Từ điểm này có thể thấy rằng, Thiền pháp của Hoài Nhượng chủ trương chủ yếu là “vô sở trụ” đối với của các pháp, ông ấy yêu cầu người học Thiền pháp không thể chỉ chú trọng chấp trước chuyên vào đối với các pháp, phải bắt đầu công phu từ thấp đến cao “vô niệm”, bặt dứt sự truy cầu của mọi người đối với các pháp mà trở thành chướng ngại. Nên từ trong thể ngộ của “nội tâm” tẩy sạch tâm phân biệt đối với các pháp, lấy tâm thanh tịnh vô trụ mà trụ, vô niệm mà niệm thể ngộ tự tính Như Lai. Điều này với “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kì tâm” của Huệ Năng là cách nói khác ngữ cùng ý.

Thiền ở mọi tư thế

Công án “mài gạch thành gương” nổi tiếng trong lịch sử Thiền tông, chính là giai thoại nhằm độ đạo nhất thời trước đây của Hoài Nhượng, cũng là thể hiện tư tưởng Thiền pháp chủ yếu của Hoài Nhượng. Căn cứ Tổ đường tập ghi chép: Một hôm, Đạo Nhất tham thiền tĩnh tọa trong viện Truyền Pháp, đúng lúc Thiền sư Hoài Nhượng trú ở chùa Bát Nhã, quán thấy Đạo Nhất không giống người thường, ẩn chứa vật báu của Thiền pháp Như Lai, bèn tới viện Truyền Pháp để hóa độ.

Hoài Nhượng cầm viên gạch ra để trên viên đá phía trước mặt Đạo Nhất rồi cặm cùi mài. Đạo Nhất kinh ngạc hỏi: Mài gạch để làm gì? Hoài Nhượng đáp: Mài gạch muốn làm gương. Đạo Nhất cảm thấy kì lạ bèn hỏi tiếp: Mài gạch há có thể thành gương? Hoài Nhượng đáp rằng: Mài gạch không thể thành gương, vậy tọa thiền há có thể thành Phật! Đạo Nhất do đó hốt nhiên mà ngộ: Phật ở trong lòng, xưa nay chẳng phải không có, lẽ nào có thể dùng tọa thiền hướng ngoại cầu đắc!

Điều này chính là đã nói rõ “thiền” vốn không phải là một hình thức mà thôi, mà là cần con người thông qua tu thiền thể ngộ nhân sinh, thông đạt thực tướng các pháp, nhận thức được bản nguyên của sự vật, từ đó có thể dừng bặt tâm phân biệt vọng tưởng của con người. Gọi là “thiền”, là ý tĩnh lự (Phạn ngữ là Dhyāna), chính là nói con người cần thông qua Thiền pháp mà đoạn trừ phiền não của con người, mà các phiền não này chính là do vật chất ngoại giới khiến cõi lòng của con người theo đó mà thay đổi.

Chúng ta muốn đoạn hết phiền não thì trước hết cần phải tịnh cái tâm này, lúc tâm này tịnh như mặt nước bình lặng, thì sẽ không bị bất kì sự thay đổi khác nhau nào của ngoại cảnh mà thay đổi, đấy chính là “thiền”. Cho nên nói thiền vốn không phải là hình thức tọa ngoại, mà ở chỗ trong tâm phải chăng đã thanh tịnh; Phật cũng không phải hình tượng bất biến cố định, mà chỉ là chân lí giác ngộ chận lí nhân sinh. Nếu có người chấp vào thành Phật cần phải cầu đắc từ các hình thức như tọa ngọa, thì sẽ là sự phỉ báng lớn nhất đối với Phật pháp, không bao giờ có thể chứng đắc giải thoát. Như Cảnh đức truyền đăng lục nói:

“Nếu học ngồi Thiền, Thiền không phải là ngồi hay nằm; nếu học làm Phật, Phật không có tướng cố định nào. Vô trụ ở pháp, không thể nắm bắt hay xả bỏ. Ngươi nếu học ngồi Phật, tức là giết Phật” (Nhược học tọa thiền, thiền phi tọa ngọa; nhược học tác Phật, Phật phi định tướng. Ư pháp vô trụ, bất khả thủ xả. Nhữ nhược tọa Phật, tức thị sát Phật; nhược chấp tọa tướng, phi giải thoát lí).

Đặc điểm thứ hai trong tư tưởng Thiền pháp của Hoài Nhượng, chính là cho rằng “thiền” trọng ở chỗ tiêu trừ chấp trước trong tình cảm bên trong của con người, đập vỡ tư tưởng Thiền pháp truyền thống kiểu nặng hình thức. Cho nên, với Hoài Nhượng, “thiền” không cần hình thức hóa ở kiểu cách ngồi hay nằm, mà cần phải chú trọng đến tịnh hóa và bồi dưỡng trong mặt tình cảm tâm hồn.

Chỉ cần mọi người có thể đạt được sự an định và thanh tịnh từ bên trong cõi lòng, thì Phật tính tự nhiên hiển hiện, không cần phải đi tìm cầu ở hình thức ngoại tại. “Thiền” bản thân chính là vô hình vô tướng, vốn không có sự tồn tại thực thể chân thực nào, chỉ là phương pháp mà mọi người dùng để tự tịnh kì tâm mà thôi; “Phật tính” cũng là như thế, vốn không có một tồn tại hình tướng thực tại, là tự tính thanh tịnh vốn có của mỗi một chúng sinh.

Cho nên nói Đạo Nhất lấy hình thức tọa thiền mà cầu đắc thiền định, đấy là một lí giải và nhận thức sai lầm đối với Thiền pháp, như vậy không chỉ không thể ngộ nhập thiền định Như Lai (Tathāgata), mà còn có thể trở thành tà kiến bởi do chấp trước trên mặt hình thức. Tư tưởng Thiền pháp này của Hoài Nhượng với tư tưởng Thiền pháp “Bồ đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài, bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai” của Đại sư Huệ Năng, là hoàn toàn thống nhất, đây cũng chính là nói tư tưởng Thiền pháp của Hoài Nhượng được Huệ Năng khẳng định.

Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được

Căn cứ Cảnh đức truyền đăng lục ghi chép: “Tổ hỏi: Từ đâu đến. Đáp: Từ Tung Sơn đến. Tổ hỏi: Vật gì thế ấy đến đây. Đáp: Nói giống một vật là chẳng trúng. Tổ hỏi: Lại có thể tu chứng chăng. Đáp: Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng thể được. Tổ nói: Chính cái không nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta cũng như thế.”

Đây là nói bấy giờ Hoài Nhượng lúc từ Tung Sơn tới Tào Khê bái kiến Huệ Năng, Huệ Năng hỏi: Từ chỗ nào đến đây?

Hoài Nhượng đáp: Từ Tung Sơn đến;

Huệ Năng hỏi: Đó là vật gì làm gì đến?

Hoài Nhượng đáp: Nếu nói giống như một vật, vậy thì không đúng rồi.

Huệ năng cảm thấy người này phi phàm, liền càng thêm truy hỏi: Còn tiến hành tu chứng không?

Hoài Nhượng đáp: Nếu nói từ trong tu chứng nói không thể là vô, nhưng không thể bị thế pháp làm ô nhiễm.

Huệ Năng sau khi nghe xong vô cùng tán thưởng và nói: Cái mà không bị ô nhiễm này, chính là được chư Phật hộ niệm, ngươi đã như vậy, thì ta đây cũng như vậy. Lúc từ chỗ ban đầu của Hoài Nhượng đến Tào Khê với đoạn đối thoại này của Huệ Năng, thì có thể nói rõ lí giải và nhận thức của Hoài Nhượng đối với Thiền pháp, với Thiền pháp mà Huệ Năng chủ trương là tình cờ trùng hợp, hai người đều đã là ý hợp tâm đầu.

Tiếp theo sau đó lại đi theo Huệ Năng học tập Thiền pháp 15 năm, thâm đắc yếu lĩnh Thiền pháp Nam tông Huệ Năng. Tổ đường tập ghi chép Huệ Năng thọ kí cho Hoài Nhượng nói: “Tổ thứ 27 Bát-nhã-đa-la ở Tây Thiên có lời sấm rằng: 'Từ dưới chân ngươi sẽ xuất hiện con ngựa non đạp chết người trong thiên hạ'." Từ sự kiện thọ kí và đối thoại đủ thấy Huệ Năng đối với Thiền pháp Hoài Nhượng là khẳng định chính xác.

Đặc điểm thứ ba trong tư tưởng Thiền pháp Hoài Nhượng, chính là cho rằng “thiền” mặc dù nói là có thể giả mượn tu chứng có thể chứng đắc, nhưng tự tính của vốn có chúng sinh lại không phải xưa nay không bị ô nhiễm. Ở đây rõ ràng Hoài Nhượng đem thiền và Phật tính khu biệt đối đãi, cho rằng thiền chỉ là một phương pháp dùng để tu thân tịnh tâm mà thôi, vốn không phải nói thông qua tu hành Thiền pháp mới có thể đạt được Phật tính.

Vì vậy, Hoài Nhượng cho rằng “Phật tính” là chúng sinh vốn có không phải mới có, chỉ vô minh che đậy không thể tự biết mà thôi. Như Hoài Nhương nói với Đạo Nhất rằng: “Ví như có người dùng bò kéo xe, lúc xe không đi, thì nên đánh xe, hay là đánh bò?”. Điều này nói rõ mối quan hệ giữa thiền và Phật tính, giống như mối quan hệ giữa xe và bò; xe vốn dĩ là thế, bởi do bò mới có thay đổi tiến lùi; Phật tính cũng là như thế, chỉ là thông qua phương thức của thiền hiển hiện mà thôi.

Cho nên Hoài Nhượng cho rằng, nhìn từ góc độ tu hành, “Phật tính” thông qua tu hành có thể đánh thức, khơi dậy tịnh hóa thân tâm, đoạn trừ tác dụng của phiền não, cho nên nói “tu hành bất vô”; tuy nhiên, nếu như nhìn nhận từ góc độ bản thể luận, Phật tính chúng sinh vốn có không cần thiền tu, nếu như nói cho rằng thông qua thiền tu mới có thể thành Phật, đấy là một loại ô nhiễm đối với “Phật tính”, cho nên nói “ô nhiễm bất đắc”.

Từ ba đặc điểm của Thiền pháp Hoài Nhượng như đã trình bày trên đây có thể thấy rằng, Hoài Nhượng mặc dù bấy giờ không có tiếng tăm gì trong hàng môn đệ của Huệ Năng, nhưng vốn không phải nói Thiền pháp của Hoài Nhượng không có nhận được sự công nhận của Huệ Năng, chỉ là “y bát” sau Huệ Năng không thể tiếp tục được truyền thọ về sau nữa, nếu không thì có thể bởi vì y bát mà xem nhẹ nhận thức đối với bản thân Thiền pháp, cho nên từ sau Huệ Năng, thì không có ấn chứng của “y bát” nữa.

Tuy nhiên, nhìn từ sự hưng thịnh và phát triển của Thiền pháp Nam tông sau này, có thể thấy tư tưởng Thiền pháp của Hoài Nhượng được Huệ Năng khẳng định. Chỉ có Thiền pháp của ông ấy có thể được khẳng định, mới có thể khiến tư tưởng Thiền pháp ấy có thể nhận được sự phát triển và truyền bá cho người đời sau, đây là nhân tố quyết định không bị đào thải của một học thuyết và lí luận trong quá trình phát triển lịch sử.

Ảnh hưởng của Hoài Nhượng đối với Đạo Nhất

Mã Tổ Đạo Nhất (năm 709-788) mặc dù được ví như là một con hắc mã cừ trong lịch sử phát triển Thiền tông, là nhân tài hiếm có trong Thiền tông, nhưng nếu nói không có sự phát hiện và dẫn dắt gợi ý của Hoài Nhượng, e rằng sẽ bị lịch sử chôn vùi không được mọi người phát hiện. Người xưa nói: Ngựa vạn dặm thường có, nhưng trăm niềm vui không thường có (Thiên lí mã thường hữu, nhi bách lạc bất thường hữu). Cho nên nói Đạo Nhất sở dĩ có những thành tựu to lớn như vậy trong lịch sử Thiền tông sau này, là trực tiếp chịu ảnh hưởng của Hoài Nhượng gợi tác dụng có tính quyết định. Chúng ta có thể nhìn từ góc độ lịch sử, ảnh hưởng của Hoài Nhượng đối với Đạo Nhất chủ yếu thể hiện ở hai phương diện:

Công án "Mài gạch thành gương"

Đạo Nhất vốn là người Kiếm Nam (nay là huyện Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên), ban đầu theo Hòa thường Đường (tức Xứ Tịch năm 665-763) xuất gia tại quê hương Kiếm Nam, và theo đệ tử của ngũ tổ Hoàng Nhẫn Thiền sư Vô Tướng ngày ngày học tập Thiền pháp. Sau đó ngao du tham học, vào giữa niên hiệu Khai Nguyên đời Đường (năm 733 Công nguyên) tới núi Nam Nhạc ở viện Truyền Pháp.

Đạo Nhất lúc đầu tới Nam Nhạc Hoành Sơn, tâm tính cao ngạo, trong mắt chẳng có ai, không giao tiếp qua lại với bên ngoài, tự mình dựng am mà ở, suốt ngày tham thiền tĩnh tọa. Đúng trong thời gian này, có đệ tử của Huệ Năng Hoài Nhượng, đang đóng cửa ở ẩn Nam Nhạc Hoành Sơn trú ở chùa Bát Nhã. Trước đây sau khi Hoài Nhượng đến Nam Nhạc “bản bất khai pháp môn, đãn cư sơn tu đạo” (vốn không mở pháp môn, chỉ ở núi tu đạo), chính vì lẽ đó đã gặp được Mã Tổ Đạo Nhất, vì thế đã mở ra một trang mới mẽ trong lịch sử Thiền tông.

Từ lúc sau khi Đạo Nhất đến Nam Nhạc, Hoài Nhượng người này rất không tầm thường, là người giỏi/tay cự phách pháp môn, sau này nhất định sẽ có thể kế thừa dòng pháp của mình, làm rạng rỡ pháp môn trở thành tông sư một đời, thế là đi tới chỗ ở của Đạo Nhất hóa độ. Đây chính là có công án Thiền tông răn dạy rõ ràng ngàn năm “mài gạch thành gương”, vì vậy đã cũng đã bồi dưỡng ra một vị tổ sư Thiền tông, đem Thiền pháp Nam tông Huệ Năng phát huy hết sức mạnh, đồng thời trở thành chủ lưu của sự phát triển Thiền tông lúc bấy giờ.  

Từ đoạn công án “mài gạch thành gương” này, chúng ta có thể thấy rằng, Đạo Nhất chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Thiền pháp Hoài Nhượng vô cùng to lớn, điều này cũng có thể nói là Hoài Nhượng “tuệ nhãn thức anh hùng” (có cặp mắt nhìn người), đã đào tạo nên một vị Tổ sư Thiền tông. Đạo Nhất sau này đã đạt được thành tích như vậy trong lịch sử Thiền tong Phật giáo Trung Quốc, trong đó công của Hoài Nhượng không thể coi nhẹ!

Cũng chính là nói, nếu như không có sự khai thị thiền cơ của Hoài Nhượng, thì cũng có thể không có Mã Tổ Đạo Nhất sau này, đồng thời cũng không có địa vị quan trọng như thế của Hoài Nhượng trong lịch sử Thiền tông. Cho nên nói mặc dù bản thân Hoài Nhượng bấy giờ chỉ là Thiền sư bình thường ở núi tu thiền, nhưng lại đào tạo đệ tử mở ra cục diện mới trong lịch sử Thiền tông, vì vậy cũng đã thay đổi vận mệnh của bản thân Hoài Nhượng, sự thay đổi này đều xuất phát từ ảnh hưởng của Hoài Nhượng đối với Đạo Nhất.

Lời sấm: "Ngựa non đạp chết người trong thiên hạ"

Từ sự kiện “Mài gạch muốn thành gương” của Hoài Nhượng mà Đạo Nhất đốn ngộ, do vậy Đạo Nhất ở lại hầu hạ bên cạnh sư 9 năm, sau đó được Hoài Nhượng truyền Thiền pháp Nam tông Huệ Năng cho Đạo Nhất, truyền pháp có kệ rằng: “Tâm địa chứa các giống, gặp ướt liền nảy mầm, hoa tam-muội vô tướng, thì làm gì lại có hoại thành?”.

Sau khi Đạo Nhất đạt được ấn chứng của Hoài Nhượng, rời Nam Nhạc vào năm đầu niên hiệu Thiên Bảo đời Đường (742), từ đó về sau ở Hồng Châu (nay là huyện Tịnh An Nam Xương Giang Tây) sáng lập tông Hồng Châu, trở thành một tông phái Thiền tông được hình thành sớm nhất Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Căn cứ Cao tăng truyện ghi chép được Hoài Nhượng truyền pháp có 9 người, sử gọi là “Đồng tham cửu nhân, duy sư mật thọ tâm ấn” (cùng theo tu học có 9 người, nhưng chỉ có một mình nhận được tâm ấn); ngoài ra, căn cứ Cảnh đức truyền đăng lục ghi chép chỉ có 6 người, mặc dù có sự không thống nhất về số người theo học, song qua hai bộ sử kí ấy đều cho biết trong đó chỉ có Đạo Nhất là được chân truyền, trở thành người kế thừa duy nhất trong dòng Hoài Nhượng Thiền Nam tông.

Như Cảnh đức truyền đăng lục nói: “Sư nhập thất đệ tử gồm có 6 người, đều được ấn khả rằng: trong sáu người này đều chứng thân ta, khế hợp mỗi một đường riêng, một người được chân mày ta, giỏi về oai nghi là Thường Hạo; một người được mắt ta, giỏi về ngắm nhìn là Trí Đạt. Một người được tai ta, giỏi nghe lý là Thản Nhiên. Một người được mũi ta, giỏi về biết mùi là Thần Chiếu. Một người được lưỡi ta, giỏi về đàm luận là Nghiêm Tuấn. Một người được tâm ta, giỏi về xưa nay là Đạo Nhất.” [4]

Từ ảnh hưởng và địa vị của Đạo Nhất bấy giờ tại Hồng Châu có thể thấy, Hoài Nhượng hồi đó ở trong hàng đệ tử của Huệ Năng học tập Thiền pháp, thì Huệ Năng từng thọ kí cho Hoài Nhượng nói rằng: “Tổ thứ 27 Bát-nhã-đa-la ở Tây Thiên có lời sấm rằng: 'Từ dưới chân ngươi (Hoài Nhượng) sẽ xuất hiện con ngựa non, đạp chết người trong thiên hạ'."

Điều nay nói rõ Huệ Năng dự báo Hoài Nhượng, trong tương lai Thiền pháp của Đạo Nhất có thể đứng đầu trong thiên hạ, mà dòng thiền này của Đạo Nhất quả đúng sau này đã gánh vác nhiệm vụ quan trọng, làm cho sử Thiền tông của Trung Quốc bước vào thời kì phát triển trọng đại khác. Điều này không thể không nói là ảnh hưởng của Hoài Nhượng bấy giờ đối với Đạo Nhất.

Hoài Nhượng sau đó sở dĩ có thể khéo nhận biết người tài là Đạo Nhất, chính là bởi vì năm đó Hoài Nhượng lúc ở với học trò Huệ Năng học tập Thiền pháp, Huệ Năng đã có lời sấm với Hoài Nhượng rằng: “Tổ thứ 27 Bát-nhã-đa-la ở Tây Thiên.” Từ đây đủ thấy, tầm ảnh hưởng của Hoài Nhượng đối với Đạo Nhất sau này trong sự phát triển trong lịch sử Thiền tông vô cùng quan trọng. Có kệ tụng rằng: “Hòa Thượng Quán Âm, tên khác là Hoài Nhượng; Bát nhã vững chãi, thầy giỏi về pháp môn Thiền định. Ngũ Nhạc đức lớn, đo lường bốn bể; pháp hệ kế thừa có 6 người, Mã Tổ được chọn là số một.”

Kết luận

Thông qua bài viết được trình bày trên, mặc dù nhân vật hoạt động nổi bật trong lịch sử Thiền tông bấy giờ, Hoài Nhượng không được xem là tiếng tăm lừng lẫy, vang danh bốn biển; song, nhìn từ tiến trình lịch sử phát triển của cả Thiền tông, chúng ta không thể phủ nhận Hoài Nhượng những đóng góp, cống hiến to lớn đối với sự hình thành và phát triển của Nam tông. Tuy nhiên, lúc chúng ta nghiên cứu Thiền tông sử Trung Quốc thì sẽ phát hiện, Nam Nhạc Hoài Nhượng là nhân vật lịch sử Thiền tông nổi tiếng như thế, những ghi chép chữ nghĩa về mặt tư tưởng Thiền pháp, sử kí ghi lại, ngữ lục khai thị… của ông đều vô cùng ít ỏi.

Điều này không thể không khiến cho những người nghiên cứu chúng ta dẫn tới một cái nhìn sai lệch, ảo giác, rằng dường như Nam Nhạc Hoài Nhượng chỉ là một nhân vật mang vẻ truyền kì, hư cấu, vốn không phải nhân vật chân thực có lịch sử khảo chứng. Vì vậy, bài viết khảo sát từ góc độ hai tầng tín ngưỡng Phật giáo và nghiên cứu Phật học, để có một kết luận công bằng đối với Hoài Nhượng.

Vừa không thể vì người đời sau đem ông suy cử “Thiền tông thất tổ” mà giá trị của con người ông được nâng cao, cũng không thể vì sử kĩ không thấy ghi chép mà phủ nhận những cống hiến to lớn của ông. Mặc dù thân phận và địa vị của Hoài Nhượng được hiển bày là do những thành tựu và ảnh hưởng của các học trò sau này của ông ở trong Thiền tông sử, nhưng suy cho cùng Hoài Nhượng cũng là công lao không nhỏ chút nào.

Chính do ảnh hưởng của Hoài Nhượng mới khiến Thiền Nam tông của Huệ Năng, sau đó đạt được địa vị trọng yếu như thế trong lịch sử phát triển Thiền tông. Bài này do hạn chế độ dài không cách nào tiến hành làm cuộc khảo cứu sâu hơn đối với tư tưởng Thiền pháp của Hoài Nhượng, những vấn đề trọng điểm chỉ là ở chỗ Hoài Nhượng đối với sự hình thành và ảnh hưởng của Thiền Nam tông, tiến hành làm một chút bình phán, phân xét tương đối công bằng, không thiên vị, và thực sự cầu thị, chỉ cung cấp cho bạn cùng ngành nghiên cứu lịch sử phát triển tư tưởng Thiền tông tham khảo mà thôi!  

(Lý Tịnh, 2007, Văn hóa và giáo dục Phật giáo, Nxb Văn hóa - Tôn giáo, Bắc Kinh, tr.158-171).

Tác giả: Nguyễn Phước Tâm* dịch

Chú thích: 

* Trường Đại học Trà Vinh.

[1] Đường Nam Nhạc Quán Âm đài Hoài Nhượng truyện thấy ở Tống cao tăng truyện quyển 9, in trong Đại chánh tạng quyển 50, tr.761.   

[2] Hoài Nhượng truyện, thấy ở Tổ đường tập quyển 3, tr.72.

[3] “Đường Nam Nhạc Quán Âm đài Hoài Nhượng truyện” trong Tống cao tăng truyện quyển 9, thấy ở Đại chánh tạng quyển 50, tr.761.

[4] Cảnh đức truyền đăng lục quyển 6, Hoài Nhượng truyện.