Tác giả: Jim McSweeney
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Sunnataram Forest Monastery

Alexander Đại đế (tại vị 336 TCN -323 TCN), là basileus (quốc vương) thứ 14 thuộc nhà Argead của Vương quốc Macedonia cổ đại  - vị đại đế kỳ tài bậc nhất thế giới - được người Hy Lạp cổ đại gọi là “truyền nhân Asin” bởi cuộc đời huy hoàng và dấu ấn vĩ đại mà ông để lại cho nhân loại. 

Ảnh: St
Ảnh: St

Alexander Đại Đế là một vị quân vương nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Năm 334 trước Công nguyên, Ông bắt đầu cuộc hành trình chinh phục thế giới. Ông đã chinh phục khu vực phía bắc Pakistan và phía đông Afghanistan, sau đó được gọi là Thánh địa Phật giáo Gandhāra và đến vùng nội trú phía tây bắc Ấn Độ vào năm 327 trước Công nguyên. 

Ảnh: St
Ảnh: St

Alexander Đại Đế và lực lượng vũ trang quân đội của ông đã dành một thời gian trong khu vực và đánh nhiều trận tại miền bắc Ấn Độ, tiến quân vào Vương quốc Punjab (khu vực này nay được gọi là Đại Punjab là một vùng đất rộng lớn tại Pakistan và Ấn Độ) cho đến tận sông Beas (một sông tại miền bắc Ấn Độ) bên ngoài Amritsar (nay là một thành phố nổi tiếng thuộc bang Punjab của Ấn Độ), trước khi binh sĩ thuyết phục ông quay trở lại phía Tây. Điều này có lẽ do đã có những ảnh hưởng trước đó đối với Ấn Độ và Phật giáo. 

Alexander Đại Đế đã thành lập các các cơ quan quân sự và trung tâm hành chính dân sự dọc theo tuyến đường ở tất cả cách khu vực mà ông đã chinh phục.

Trong suốt thời kỳ Hy Lạp hóa, hàng trăm nghìn người thực dân Hy Lạp, những kẻ buôn bán tài sản và những người khác đã đổ vào Tiểu Á (một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ) đã theo dấu chân Alexander Đại Đế và quân đoàn viễn chinh. Những vùng đất nông nghiệp phù sa màu mỡ, phì nhiêu và bằng phẳng ở Tiểu Á có sức hấp dẫn lớn hơn đối với thực dân so với các khu vực miền núi Hy Lạp. Ngoài ra, việc thành lập một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của quốc gia, kiểm soát toàn bộ khu vực từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ, ông đã mở ra các tuyến đường thương mại dẫn đến sự gia tăng thương mại và lưu chuyển dân cư chưa từng có. So với trước đó, việc đi lại thuận tiện hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn bất kỳ thời điểm nào. 

Ảnh: St
Ảnh: St

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Alexandros Đại đế đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà người châu Âu thời đó biết đến trước khi qua đời và vì thế thường được xem là một trong những vị tướng thành công nhất, cũng như một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

Nhiều học giả, bác sĩ, kỹ sư, đầu bếp, nhạc sĩ, vũ công, nghệ sĩ và thợ thủ công, thực tế là bất kỳ ai có kỹ năng kinh doanh mua bán hàng hoá đều tận dụng cơ hội để thăm thú những miền đất mới. Trước thời trị vì của Alexander Đại Đế, các nghệ sĩ và thợ thủ công Hy Lạp đã hoàn thiện việc sáng tạo hình dáng con người bằng đá và kim loại.

Hậu duệ Ấn-Hy Lạp của quân đội Alexander Đại Đế từ Thánh địa Phật giáo Gandhāra, một nền văn hóa Phật giáo hưng thịnh, đã tiếp thu chủ nghĩa tự nhiên của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp nhưng lại thổi vào hình tượng vị Phật này một thần thái từ bi mà người Hy Lạp chưa từng nhìn thấy trước đó, là những người đầu tiên sáng tạo hình tượng đức Phật dưới dạng con người, bằng đá và kim loại, phù điêu và hình tròn, và trên đồng xu, từ đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. 

Trong khoảng 400 năm sau khi Đức Phật Tịch diệt Niết bàn, Ngài không xuất hiện dưới hình dạng con người thông qua các tôn tượng để tôn thờ.

Hình ảnh Ngài được thể hiện bằng nhiều biểu tượng khác nhau, bao gồm dấu chân, ngai vàng trống, cột lửa, chiếc ô và bốn biểu tượng với ý nghĩa cụ thể, đó là Lâm Tỳ Ni viên - nơi đức Phật Đản Sinh; Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Phật thành Đạo; Vườn Lộc Uyển - nơi Phật thuyết pháp đầu tiên (Chuyển Pháp Luân) và Câu Thi Na Lâm - nơi Đức Phật nhập Tịch diệt Niết bàn.

Ảnh: St
Ảnh: St

Điều này có nhiều cách giải thích, nhưng hợp lý nhất là lời giải thích của một nhà sư Thái Lan thật uyên bác và khác thường, Hòa thượng Buddhadassa Bhikku (1906-1993) nhấn mạnh rằng, đức Phật chỉ ra con đường hóa giải những nỗi khổ niềm đau thông qua triết lý Tính Không (Sunnata ) và Vô Ngã (Anatta).

Vì thế, biểu tượng thực tiễn tượng trưng cho việc thực hành tu tập hạnh nguyện xả ly, buông bỏ hết mọi thứ tạp niệm, không tham lam, sân hận, si mê… phiền não, tâm luôn tràn đầy hoan hỷ, yêu thương, dấn thân phụng hiến, lợi mình và người là khoảng trống trong không gian (empty space) (vui lòng xem thêm giải thích về chân đá đen của đức Phật ở giữa hoa sen lớn).

Đại diện cho các vị Thần linh của người Hy Lạp dưới hình dạng con người, vì vậy khi ánh sáng nhiệm mầu đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đã lan toả khắp khu vực Ấn Độ-Hy Lạp ở phía tây bắc Ấn Độ, và hình ảnh con người của đức Phật xuất hiện thông qua các tác phẩm điêu khắc.

Những pho tượng Phật mang tính mỹ thuật Phật giáo Gandhāra, thời kỳ đầu dựa trên vị thần Hy Lạp Apollo và trông rất Hy Lạp về đặc điểm khuôn mặt cũng như kiểu tóc và trang phục.

Bắt đầu khi việc chế tác đại diện hình tượng đức Phật trong dáng điệu con người, nó đã lan nhanh chóng lan truyền và phổ biến rộng khắp. Vào giữa đến cuối thế kỷ thứ nhất công nguyên, những hình ảnh đức Phật tương tự nhưng có đặc điểm khuôn mặt và trang phục theo kiểu người Ấn Độ, đã được sản xuất ở Mathura, cách Delhi khoảng 150 km về phía nam, xa hơn một chút tại Sarnath, cách Mathura khoảng 600 km về phía đông nam.

Kể từ đó, phật tử khắp nơi trên thế giới bắt đầu sáng tạo ra phong cách tạc tượng Phật theo cách thức và kiểu cách riêng của các nền văn hóa mà Phật giáo du nhập đến. 

Tác giả: Jim McSweeney
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Sunnataram Forest Monastery