Trang chủ Lịch sử - Triết học Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (P.1)

Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (P.1)

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát. Với đại tâm đại nguyện ấy, sau khi chứng đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dâng hiến thời gian cho công cuộc hoằng hóa độ sinh.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát. Với đại tâm đại nguyện ấy, sau khi chứng đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dâng hiến thời gian cho công cuộc hoằng hóa độ sinh.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vì đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát. Với đại tâm đại nguyện ấy, sau khi chứng được đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã dâng hiến thời gian cho công cuộc hằng hóa độ sinh. Đức Thế Tôn đã chu du khắp đất nước Ấn Độ thời xa xưa ấy, từ cực Bắc dưới chân núi Hymalaya, đến cực Nam bên ven sông Gange (sông Hằng).

Đức Thế Tôn đã dành những tuần lễ đầu tiên để chiêm nghiệm đến giáo pháp thậm thâm vi diệu mà Ngài đã chứng đắc, và thọ hưởng pháp lạc mà quả phúc mang đến. Pháp Cú kinh, kệ số 153-154, đã ghi lại một trong những Phật ngôn đầu tiên Ngài đã thốt lên trong thời gian này:

Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng không gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay, phải tái sinh

Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa
Đòn tay ngươi bị gẫy

Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta được tịch diệt
Tham ái thảy tiêu phong.

(Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)

tapchinghiencuuphathoc lich su duc phat thich ca mau ni 5

Câu kinh như một lời ca khải hoàn, mô tả sự chiến thắng vẻ vang rực rỡ sau cuộc chiến đấu nội tâm thầm lặng gian nan. Ông thợ tượng trưng cho ái dục, vô minh, phiền não luôn ẩn sâu kín trong mỗi con người, nay đã bị phát hiện.

Đức Phật cũng đã để lại cho thế gian một bài học luân lý đẹp đẽ, đó là sự tỏ lòng tri ân sâu sa đối với cây bồ đề che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Đức Thế Tôn đã đứng cách một khoảng xa để chiêm bái đại thọ suốt trong một tuần. Sau này, nơi đây vua Asoka (A Dục) dựng lên một tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, nay vẫn còn.

Đức Thế Tôn đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc; còn chúng sinh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã với nhiều thủ trước. Làm thế nào để con người dễ dàng chấp nhận giáo lý ấy? Và rồi, với trí tuệ của bậc giác ngộ.

Đức Thế Tôn đã quan sát thế gian và thấy rằng: “Có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng độn căn, lợi căn; có hạng thiện tánh, ác tánh; có hạng dễ giáo hóa, khó giáo hóa… Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vươn lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có loại sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước thấm ướt.” (Trung Bộ I)

Như vậy, với hình ảnh những cành sen vươn ra khỏi mặt nước, những cành ở lưng chừng, những cành ở sâu trong lòng nước đã gợi lên trong Thế Tôn về căn cơ bất đồng của mọi người. Có những căn cơ thấp như cánh sen ở đáy hồ, có những căn cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước.

tapchinghiencuuphathoc lich su duc phat thich ca mau ni 2

Cũng có những căn cơ cao có thể tiếp thu trọn vẹn giáo pháp của Ngài như những cành sen đã nhô ra khỏi mặt nước. Dù sống trong nghiệp quả bất đồng, mỗi chúng sinh đều có hạt giống giác ngộ, như hoa sen dù sống trong bùn tanh hôi, vẫn tỏa hương thơm ngát.

Với ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên, Đức Thế Tôn quyết định gióng lên tiếng trống Pháp và bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình. Ngài tuyên bố với thế gian, với loài người, với cõi trời và với tất cả, con đường đạo cứu khổ và diệt khổ, con đường dẫn đến cõi bất sinh bất diệt, cõi Niết bàn đã được khai mở: “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe.” (Trung Bộ I) Và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận.

I. Bài pháp đầu tiên – Ngôi Tam Bảo được hình thành – Khởi đầu Giáo hội Phật giáo

Sau khi quyết định truyền bá đạo lý cứu khổ cho muôn loài, đức Phật dùng tuệ nhãn quan sát thế gian xem ai là người có cơ duyên để hóa độ trước, và Ngài nghĩ ngay đến hai vị thầy cũ của mình là Alara Kàlama và Uddaka Ramaputta, nhưng cả hai đã qua đời cách đó không lâu. Đức Thế Tôn nghĩ đến năm người bạn đồng tu khổ hạnh đã rời bỏ Ngài trước kia, đang ở tại vườn Nai (Lộc Uyển) – Benares (Baranàsi) và lên đường đi đến đó.

Bài Pháp đầu tiên

tapchinghiencuuphathoc lich su duc phat thich ca mau ni 3

Tại đây, bài Pháp đầu tiên, bài giảng về Tứ diệu đế (Tứ Thánh đế) được Đức Thế Tôn chỉ bày rõ ràng. Nghe xong, tôn giả Kodanna (Kiều Trần Như) chứng quả Tu Đà Hoàn. Đức Thế Tôn thu nhận năm tôn giả làm các đệ tử xuất gia đầu tiên – và thế là ngôi Tam bảo đã được hình thành.

Để đánh dấu sự kiện đáng ghi nhớ này, về sau người ta đã biểu trưng nó với hình ảnh bánh xe với hai con nai hai bên. Hai con nai biểu tượng cho địa điểm thuyết pháp (Lộc Uyển) và bánh xe Dhamma Cakka tức là bánh xe pháp – “pháp luân”. Cả đầu đề bài khi được giảng là: Dhamma Cakkappavattana, có nghĩa là Chuyển Pháp Luân (chuyển bánh xe pháp).

Nội dung kinh Chuyển Pháp Luân

Đức Thế Tôn mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan: một là đam mê thú vui dục lạc thế gian, vì nó giả tạm, nhất thời, tầm thường, ngăn cản mọi tiến bộ tâm linh; cực đoan thứ hai là khổ hạnh ép sát, nó làm mỏi mệt tinh thần, mê mờ trí tuệ. Và Ngài khuyến tấn họ nên theo con đường trung đạo dẫn tới một cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ, sáng suốt, giải thoát tối hậu.

tapchinghiencuuphathoc lich su duc phat thich ca mau ni

Đó là con đường đạo 8 chính – Bát chính đạo:

1. Chính tri kiến: thấy biết chân chính

2. Chính tư duy: suy nghĩ chân chính

3. Chính ngữ: nói năng chân chính

4. Chính nghiệp: hành động chân chính

5. Chính mạng: sinh sống chân chính

6. Chính tinh tấn: siêng năng chân chính

7. Chính niệm: nhớ nghĩ chân chính

8. Chính định: tập trung tư tưởng chân chính

Bốn Thánh đế được Đức Phật giảng tiếp theo, dó là chân lý về sự Khổ (Khổ đế), chân lý về nguyên nhân của sự Khổ (Tập đế), chân lý về sự diệt Khổ (Diệt đế) và chân lý về con đường diệt Khổ (Đạo đế).

Sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng bài pháp thứ hai có đầu đề Anttalakkhana Sutta (kinh Vô ngã tướng), bàn về thuyết Vô ngã (không có cái ta), rằng năm uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham ái thì ra khỏi tái sinh, được giải thoát, năm tôn giả Kodanna, Vappa, Bhaddhiya, Mahànàma và Assaji lần lượt chứng quả A La Hán. Bấy giờ là tháng Vesàkha (giữa tháng 4 và 5 dương lịch), đầu mùa kiết hạ. Giáo hội của Đức Thế Tôn an cư mùa mưa đầu tiên tại đây.

Giáo hóa ông Yasa (Ya Xá)

Gần Benarès, có con trai của một người triệu phú tên là Yasa. Chán cuộc đời xa hoa phú quí tầm thường vô vị của thế gian, chàng tìm đến đức Phật; sau khi nghe pháp đã xin xuất gia và chẳng bao lâu chứng quả vị A La Hán. Cha của Yasa trên đường đi tìm con cũng đến vườn Nai thính pháp và xin quy y. Ông trở thành đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật. Tại nhà của Yasa, mẹ và vợ của chàng cũng quy y Tam bảo.

Bốn người bạn thân của Yasa là Vimala, Subhàhu, Punnaji và Gavampati cũng như hơn 50 bạn khác từ các gia đình và địa phương gần xa nghe tin Yasa xuất gia, cũng lạy cha mẹ, từ giã gia đình xin theo chân Đức Phật, và sau một thời gian đều đắc Thánh quả.

Đoàn tăng sĩ thuyết pháp đầu tiên

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đã có 60 người đệ tử đều là A La Hán. Ngài quyết định đưa họ đi khắp nơi để truyền bá chính pháp. Trước khi họ lên đường, Ngài đã động viên, kêu gọi các đệ tử rằng:

Này các Tỳ kheo! Như Lai đã được giải thoát hết mọi ràng buộc thế gian và xuất thế gian (các cõi trời). Các ông cũng vậy… Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngã, hãy truyền bá chính pháp.

Này các Tỳ kheo, chính pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Uruve là ở Sanànigàma để hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ“. (Mahavagga, 19-20)

tapchinghiencuuphathoc lich su duc phat thich ca mau ni 1

Đức Phật không khuyên tất cả mọi người nên rời bỏ đời sống gia đình để xuất gia, trở thành người sống không nhà cửa, không tài sản, sự nghiệp. Một người cư sĩ cũng có thể sống đời cao đẹp thích ứng với giáo pháp và đắc quả Thánh. Cha mẹ và vợ của Yasa là những người tu tại gia đầu tiên bước theo dấu chân của Đức Phật, tất cả đều tiến triển đầy đủ về tinh thần và thành tựu đạo quả Tu Đà Hoàn.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Đức Phật và 60 người học trò chứng quả A La Hán tổ chức thành một tăng đoàn những tu sĩ khất thực không có trú xứ nhất định, không có của cải vật chất nào khác ngoài tấm áo vàng che thân và một bình bát để khất thực nuôi thân.

Trong mưa nắng, trong sương gió, làng mạc hay phố thị, rừng núi hay đồng hoang đều có dấu chân của những con người thuyết giảng về đạo lý cứu khổ và đời sống thanh hạnh và tự mình nêu gương sáng về cuộc sống thanh tịnh và giải thoát. Đó là sự nghiệp, là nội dung chủ yếu của Tăng đoàn đầu tiên do Đức thế Tôn đích thân thành lập và chỉ đạo.

Có thể nói, đây là sự khởi đầu của Giáo hội Phật giáo.

Còn nữa…

Tác giả: Gia Tuệ
Nguồn: Budsas.net

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường