Trang chủ Chuyên đề Xuân Canh Tý 2020

Xuân Canh Tý 2020

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đối với người Việt Nam, Tết Âm lịch là một dịp vô cùng quan trọng. Đánh dấu thời điểm khởi đầu năm mới. Với bao kỳ vọng, mong cầu những điều tốt đẹp về tương lai may mắn, đầy ắp hạnh phúc trong dịp Tết đến Xuân về.

Năm Kỷ Hợi đã qua, năm Canh Tý lại đến, trong 12 con giáp, Chuột hiên ngang chiếm vị trí đầu tiên, trước cả Hổ lẫn Rồng. Không ai biết được loài Chuột xuất hiện trên hành tinh này từ bao giờ. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh đến mức nhiều lúc con người không kiểm soát được. Chuột có ở ngoài đồng, ở trong bếp, ở trên mái nhà, ở trên cây, ở dưới hang…, đâu đâu cũng có thể là thiên đường của chúng.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan Canh Ty 1

Hình ảnh con Chuột không có gì xa lạ với cuộc sống đời thường của người dân. Nó mang những hình ảnh không đẹp cho lắm, nào là cắn phá thóc lúa, áo quần, đồ đạc trong nhà, nào là gây bệnh … Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam, nó vẫn có những hình ảnh đẹp, tái hiện cuộc sống của người dân thời xưa thông qua bức tranh làng Đông Hồ.

Trong đạo Phật, hình ảnh Chuột được nhắc đến trong một số Kinh sách:

Trong kinh có nói đến bốn loại Chuột: Chuột sống trên nóc nhà, chuột trong nhà, chuột ngoài đồng ruộng, chuột sống nơi nhà xí. Chuột sống trên nóc nhà thì không thể sống ngoài đất bằng. Chuột sống trên đất bằng không thể sống trên nóc nhà. Chuột sống nơi nhà xí thì không thể ra khỏi nhà xí, không biết trong kho có nhiều lúa thóc.

Cũng vậy, con người cũng có bốn hạng. Những gì là bốn?

1. Người tâm ý ngay thẳng, trì giới không khuyết phạm, muốn được đạo quả A La Hán.
2. Người trì giới tinh tấn, muốn được đạo Bích Chi Phật.
3. Người trì giới học hỏi nhiều, hiểu rõ kinh, có trí tuệ, mong muốn độ tất cả chúng sinh, muốn được thành Phật.
4. Người mượn danh đệ tử Phật, không thể trì giới, không muốn học hỏi, tâm ý vẫn còn do dự sợ không đắc đạo.
Bốn hạng đệ tử trên cũng như bốn loại chuột kia vậy.
(Kinh Hằng Thủy, Đại tạng 1, N00033, p.0817a06).

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan Canh Ty 2

Thuở xưa, có một chú Mèo đói khát, gầy yếu, rình con Chuột ở trong hang. Nếu Chuột ra thì nó sẽ bắt lấy mà ăn. Một hôm, Chuột ra khỏi hang rong chơi, chú Mèo kia liền chộp lấy và nuốt nhanh. Thân Chuột nhỏ, bị nuốt chửng vào bụng. Khi vào bụng rồi, nó cắn nội tạng Mèo. Bị cắn nội tạng, Mèo điên cuồng chạy lung tung khắp nơi, từ nhà trống đến gò mả, không biết dừng lại nơi nào, dần dần cho đến chết.

Cũng vậy, Tỳ kheo, có người ngu si nương nơi làng xóm mà sống, sáng sớm đắp y, ôm bát, vào thôn khất thực mà không khéo hộ thân, không giữ các căn, tâm không cột niệm, thấy các nữ nhân, khởi tư duy bất chính, liền nắm bắt tướng sắc mà phát khởi lòng tham dục.

Khi tham dục đã phát khởi, lửa dục cháy bừng, thiêu đốt thân tâm. Khi thân tâm bị thiêu đốt, tâm rong ruổi cuồng phóng, không thích ở tịnh xá, không thích nơi rừng vắng, không thích dưới bóng cây; bị tâm ác bất thiện ăn vào pháp bên trong mà xả giới, thối thất. Người ngu này chịu khổ đau lâu dài, không lợi lạc. Cho nên, Tỳ kheo, cần phải học như vậy: “Khéo hộ thân mình, giữ gìn các căn, buộc tâm chính niệm mà vào thôn khất thực. Cần phải học như vậy”

(Kinh Tạp A Hàm, quyển 47, số 1260).

Trong kinh thường nhắc đến có 2 loại Chuột, chuột màu đen và trắng để ví dụ thời gian, ý nói sinh mạng vô thường. Thông qua bài pháp này, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau:

Hạng người thứ nhất: là hạng người chỉ biết lo trau dồi kinh sách, lý luận mà không chịu ứng dụng thực tập, chuyển hoá phiền não vọng tưởng, để có thể đạt được an lạc và giải thoát, thì cũng giống như con Chuột tốn công sức đào hang nhưng lại không chịu ở. Trong trường hợp này, con Chuột sẽ bị lạnh và sẽ gặp khó khăn khi kẻ thù của nó tới. Cũng như thế, người chỉ biết trau dồi đa văn để viết lách, để trao đổi, tranh luận thì sẽ bị kiêu mạn, tự hào, hơn thua, bất mãn nổi dậy và mình dễ dàng rơi vào tầm ngắm của những thế lực Ma Vương. Hạng người này sẽ thất bại trên đường tu. “Học mà không tu là đãy chứa sách.”

Hạng người thứ hai: là hạng người không có học thuộc lòng những lời dạy của đức Phật, cũng như những lời dạy hay đẹp của các bậc thánh hiền nhưng lại có thực tập, có thể chuyển hoá những phiền muộn, bất an, lo lắng, khổ đau trong cuộc sống, và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Hạng người này đáng khen. Trong chúng ta cũng có người như thế. Có người không biết nhiều về kinh điển, giáo lý, chẳng biết gì về bát nhã, kim cang, phật tính, nhưng lại biết trì giới, thực hành trong đời sống tu tập.

Hạng người thứ ba: là không chịu học hỏi những điều hay lẽ phải và áp dụng thì cũng sẽ thất bại chẳng những đường đời mà đường tu nữa. Giống như người ngu ăn muối; khi người ngu ăn cơm thì thấy không ngon, người bạn bèn thêm một ít muối thì người ngu này ăn cảm thấy ngon. Từ đó anh chàng ta cho là chính nhờ một tí muối kia mà thức ăn ngon đến thế. Anh bèn nghĩ, nếu ăn muối không thì sẽ ngon đến dường nào. Do thế, anh chàng này ăn muối không, kết quả là anh ta đổ bệnh. Hạng người thứ ba này giống như vậy. Không biết gì về muối, vị của muối và cách sử dụng nó, nên đã dẫn tới kết quả khổ đau. Chúng ta đôi khi cười hạng người thứ ba và người ngu này, nhưng nếu chúng ta thực sự nhìn vào chính mình, sẽ thấy có mình trong đó? Chẳng hạn, chúng ta đi chùa, nhưng chỉ đến chơi cho vui nhưng không chịu lắng nghe quý Thầy hướng dẫn và thực hành, lại ngồi nói chuyện hoặc suy nghĩ chuyện này chuyện kia, đến khi có chuyện xảy ra với cuộc sống gia đình hoặc trong các mối quan hệ, chúng ta lại buồn thảm, sầu khổ, bấn loạn tâm trí. Đó có phải là thường xảy ra với chúng ta không?

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan Canh Ty 3

Hạng người thứ tư: Đáng khen hơn, người này không những thuộc lòng những lời dạy của đức Phật và các bậc thánh nhân, mà còn ứng dụng để thăng hoa cuộc sống. Hạng người này còn hay hơn hạng thứ hai, bởi lẽ người này có thể giúp đỡ dạy bảo, hướng dẫn cho những người khác cùng thực tập pháp. Tuỳ theo căn cơ trình độ mà người này hướng dẫn. Bởi người này nhớ những lời dạy khác nhau thích nghi với từng hạng người khác nhau.

Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và sum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. Và cùng là mùa về với cội nguồn, với thuở ban đầu, về với rừng núi, suối sông. Là một giọt nước, một ngọn cỏ, một nhành cây, một ngọn gió, một tia nắng ban mai, một giọt sương, thấm đậm tình yêu thương, lung linh trí thức và khát khao năng lượng Tâm linh. Đó là điều mỗi người có thể làm.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan Canh Ty 4

Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu, trân trọng, tăng trưởng và phát huy đạo lành, thiện nghiệp của mình trong cuộc sống đời thường cũng như cuộc sống đạo hạnh của người tu hạnh giải thoát.

Tác giả: TT.Thích Thiện Hạnh – Phó Viện Trưởng PVNCPHVN tại Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường