NHIỀU NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY ĐỀU CÓ CHUNG NHẬN XÉT: TUỔI TRẺ BÂY GIỜ THÍCH ĂN CHAY, LÀM VIỆC THIỆN VÀ THƯỜNG ĐI CHÙA NGAY SAU THỜI KHẮC GIAO THỪA ĐỂ CẦU MONG NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT ĐẾN VỚI MÌNH CÙNG GIA ĐÌNH. SAU PHẦN LỄ PHẬT, NHIỀU NGƯỜI THƯỜNG HÁI LỘC ĐẦU NĂM TẠI CHÙA ĐỂ MANG NHỮNG ĐIỀM LÀNH VỀ VỚI BẢN THÂN.Nhiều người có kiến thức sâu rộng về những lễ hội tâm linh cho biết: đi chùa đầu năm đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là kết quả của sự giao thoa giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa, là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết với nhiều người nói chung, phật tử nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn đó những suy nghĩ, hành động, phát ngôn chưa thật đẹp làm xấu đi hình ảnh, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc đi lễ chùa đầu năm. Trước hết phải nói đến việc người ta chen chúc, giẫm đạp nhau để hái lộc một cách vô tội vạ khiến cây trơ trọc, xơ xác rất phản cảm, nhiều thảm cỏ bị chà đạp hư hại rất đáng buồn. Chưa kể nhiều loại rác thải bị vứt bừa bãi tại khuôn viên chùa rất nhếch nhác. Cạnh đó, nhiều người đi lễ Phật nhưng không thành tâm, còn cầu mong những điều không tưởng, những lợi lộc của cuộc đời bằng những lời cầu khẩn nặng mùi thế tục như mau thăng quan tiến chức, đỗ đạt, có nhiều tiền bạc... bằng hình thức đua nhau đặt tiền lẻ, bon chen xô đẩy nhau tại chốn cửa Phật để vào lễ làm biến tướng phong tục tốt đẹp này. Song song đó, nhiều người đến lễ chùa (nhất là thanh thiếu niên) ăn mặc, đi lại, phát ngôn thiếu nghiêm túc, phản cảm. Thậm chí có những hành vi biểu lộ tình cảm quá giới hạn cho phép khiến nhiều người rất bức xúc. Nhiều người đi lại, ăn nói ồn ào, sử dụng điện thoại thiếu tế nhị làm phiền lòng người khác. Có người đến lễ chùa trong tư thế say xỉn, thiếu tôn nghiêm nơi cửa Phật. Lễ Phật đầu năm là nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời nên cần được trân trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc vốn có. Vì thế người đi lễ cần nhận thức đúng về ý nghĩa thực sự của hành vi này để có được tấm lòng thành kính, thành tâm, có được những hành vi ứng xử đúng mức khi đi lễ chùa đầu năm. Vân Anh Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2018
Chuyên đề
Vui buồn lễ chùa đầu năm
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Các chùa được triều Nguyễn phong Sắc tứ
Sắc tứ thời triều Nguyễn có đặc thù là được viết bằng chữ Hán và được đặt tên theo tên của các vị quan chức hoặc các vị tôn giáo. Sắc tứ thời triều Nguyễn cũng được coi là một trong những di sản văn hóa quý giá của Việt Nam.
-
Những nhân vật tiêu biểu trong quá trình hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Quá trình hình thành Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi Phật giáo chính thức có một tổ chức đại diện thống nhất trên toàn quốc.
-
Chùa Long Đọi Sơn trầm mặc, cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nam
Chùa Long Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh tự hay Long Đọi Sơn tự, còn dân gian quen gọi là chùa Long Đọi hoặc chùa Đọi. Chùa được xây dựng trên núi Đọi Sơn thuộc địa phận thôn Đại Nhất, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tính Hà Nam
-
Vườn Quán Âm chùa Phú Lâm nhịp cầu kết nối tâm linh, văn hóa ở Tuyên Quang
Trong không khí Xuân mới, tháp Quán Âm và toàn bộ khuôn viên chùa như được khoác lên mình diện mạo rực rỡ, mời gọi hàng ngàn du khách và phật tử gần xa đến chiêm bái, cầu nguyện, hòa mình vào không gian thanh tịnh giữa núi rừng Tuyên Quang.
-
Chùa Trầm: Từ truyền thuyết đến giá trị văn hóa truyền thống
Chùa Trầm, một ngôi chùa cổ kính nằm trên dãy núi Trầm ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội, không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống quý báu.
-
Đạo đức Phật giáo là đạo đức nhân bản
Đức Phật dạy, đạo đức nhân bản của con người cũng cần được rèn luyện, không một ai sinh ra là bản năng xấu, chỉ do thói quen huân tập mà thôi.
Bình luận (0)