Lịch sử và ý nghĩa ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã được nhiều bài viết đề cập,tuy nhiên Quốc giỗ lấy ngày 10/3 (ÂL), trước một ngày so với giỗ vua Hùng đời thứ 18 vị vua cuối cùng thời Hùng Vương.
Tác giả: BHD
Vì sao chọn ngày này? đã có một số giải thích nhưng trình bày chưa rõ. May mắn tôi có lần hỏi Hoà thượng Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ và được Ngài giải thích. Xin nêu lại để cùng tham khảo, ai có hiểu biết và tư liệu thuyết phục có thể bổ sung giúp cho vấn đề sáng tỏ hơn.
1. Các vị Vua Hùng trước đời vua thứ 18, giỗ vào ngày nào đối với mỗi vị, con cháu đời sau không biết vì thời đó chưa có sử sách ghi chép. Có một số thông tin nhưng không thống nhất, chưa đủ căn cứ.
2. Nếu có biết một số vị, ngày mất của các vị cũng không trùng ngày trong năm. Đã không biết đủ và không trùng ngày, thì không thể làm giỗ vị này mà bỏ giỗ vị khác và tôn giỗ vị nào là Quốc giỗ.
3. Người Việt xưa có tập tục (từ bao giờ cũng không có sách ghi cụ thể) trước ngày gỗ chính (của người mất) một ngày, có tục bao sái nơi thờ và lễ bố cáo tổ tiên , mời Tổ tiên, Ông, Bà,... về thụ lễ và chứng giám cùng con cháu, lễ đó gọi là lễ "tiên thường".
4. Từ năm 1917, năm Khải Định thứ hai, lấy ngày 10/3 (ÂL) trước ngày giỗ Vua Hùng đời thứ 18 (vị vua cuối cùng giỗ vào ngày 11/3 ÂL) làm ngày Quốc giỗ là chọn ngày bố cáo Quốc Tổ dựa trên tập tục của cha ông xưa, hợp đúng thời điểm đẹp trong năm vào tiết xuân, thuận cho cho muôn dân hướng về nguồn cội là từ những lẽ đó.
Xin nêu ý kiến của Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, rất mong các thiện tri thức, cao nhân có thêm thông tin và sự hiểu biết đúng bổ cứu.
Tác giả: BHD
Bình luận (0)