Từ 16 đến 20 giờ ngày 17/08/2024 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trên đường Lý Thường Kiệt - Hà Nội, nhãn hàng Nguyên Xuân, thuộc công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh đã tổ chức sự kiện “Vẹn nguyên xuân trên mái tóc” nhằm lan toả nét đẹp văn hóa đạo hiếu truyền thống tới cộng đồng, đặc biệt là cho giới trẻ trong mùa lễ Vu Lan 2024.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Trong những năm qua, nhãn hàng Nguyên Xuân chú trọng tôn vinh, gìn giữ và tiếp nối giá trị văn hoá đạo hiếu ngàn đời của dân tộc Việt Nam, tô đậm cho nét chữ “hiếu” không phai mờ trong tấm lòng của những người con trong gia đình.

Những hình ảnh xúc động chân thành tại sự kiện đã chạm tới trái tim của các bậc làm cha, làm mẹ mà còn đánh thức những tâm hồn nhỏ bé không lãng quên sự thể hiện hiếu đạo dành cho gia đình mình thông qua những cử chỉ yêu thương, gần gũi, quan tâm chân thành của các thành viên trong ngôi nhà tình thương, ngôi nhà nụ cười dành cho nhau.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Chương trình được mở đầu bằng cách giúp những người con “giữ nguyên xuân trên mái tóc cha mẹ” qua hình thức con cái gội đầu cho cha mẹ mình. Nhờ hoạt động này, mà nhiều người trong chúng ta mới có dịp nhận ra rằng: Vu Lan không chỉ là một nghi lễ mà là những điều giản dĩ từ sự quan tâm chân thành, khoảnh khắc tay ta gội đầu cho cha, cho mẹ, khuôn mặt của đấng sinh thành rạng rỡ, thì Vu Lan mới thật sự xuất hiện.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Ca sĩ, nhạc sĩ Phạm Hồng Phước góp mặt trong hoạt động này, anh vừa gội đầu cho mẹ, vừa tâm sự những câu chuyện đời thường dung dị nhất.

Trong cuộc đời này, dù chúng ta là ai, được bao nhiêu người mến mộ, tôn sùng, thì chúng ta vẫn mãi chỉ là con của cha mẹ mình. 

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Chúng ta luôn cho rằng chúng ta phải làm gì đó thật lớn, thật vĩ đại để cha mẹ mình tự hào, để báo đáp công ơn cha mẹ, mà chúng ta lại quên mất rằng, những điều đó chỉ là sự phục vụ cho sự ham muốn cá nhân mình, chứ không phải để dành cho cha mẹ mình. Đối với cha mẹ, chúng ta chính là sự vĩ đại nhất. Khi chúng ta tự biết chăm sóc bản thân, biết làm người tử tế, chính là báo đáp công ơn. Cha mẹ không bao giờ cần gì nhiều điều đến từ chúng ta một cách quá sức.

Cha mẹ không dám ăn, để chúng ta ăn thứ cao sang; cha mẹ không dám mặc, để chúng ta hợp thời; cha mẹ không dám tiêu, để chúng ta trải nghiệm thứ mà cả đời họ chẳng biết; ngược lại, chúng ta cần tự hỏi bản thân mình rằng, chúng ta có đủ can đảm, đủ tinh thần, đủ niềm yêu thương để ôm cha mẹ mình, gội đầu, sấy tóc cho cha mẹ mình chưa? 

Những điều tưởng chừng đơn giản và nhỏ nhặt nhưng đã bao giờ ta tự hỏi mình, hỏi mình đã làm được hay chưa?

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Cha mẹ tiết kiệm tiền để lo cho con cái, nhưng con cái lại tiết kiệm lời yêu thương, cho người cần điều đó nhất.

Trong chương trình, có một người mẹ khóc đẫm nước mắt, người mẹ đó đâu có quan tâm tóc mình sạch hay không, người mẹ đó chỉ quan tâm rằng con mình gội đầu cho mình. Có người con, nhờ gội đầu cho mẹ, mà lần đầu tiên nhìn thấy tóc mẹ xơ, lần đầu chải tóc mẹ mà thấy rụng nhiều đến thế, lần đầu tiên cảm nhận rõ ràng rằng thời gian đã kéo mẹ đi như thế nào, và cũng là lần đầu tiên, người con đó thấy mẹ mình khóc mà không phải do mình hư.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Ngay tại trung tâm của chương trình, chính là nơi mà BTC thiết kế để những người con gửi gắm những lời chân tình tới cha mẹ mình. “Chúc mẹ luôn xinh đẹp và khoẻ mạnh”, “Chúc mẹ nhiều sức khoẻ, vui vẻ và hạnh phúc”,… Sự nghẹn ngào, những giọt nước mắt là những hình thái được diễn tả ở khu vực này, tại đây, dưới những nét chữ này, ngôn từ dường như chết lặng.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Bên cạnh đó, xin chúng ta đừng quên cả người bố của mình. Chắc rằng mẹ chúng ta, là người hiểu rõ nhất sự vất vả của bố. Bố, ít nói. Bố, ít tỏ cảm xúc. Bố, có thể hơi gắt gỏng. Nhưng, ngoài bố ra, còn ai hy sinh cao cả được đến thế. Mẹ, biết nỗi trăn trở lo âu của bố. Mẹ, biết những đêm bố mất ngủ. Nhưng bố, lại chẳng bao giờ nói cho các con điều đó.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Mở đầu buổi tối Vu Lan ấm áp và ý nghĩa, Cư sĩ Giới Minh - Chánh VP Ban Thông tin Truyền thông T.Ư - Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: Vu Lan có nguồn gốc từ văn hóa Phật giáo, từ lâu đã hòa quyện trong dòng chảy văn hóa hiếu đạo của dân tộc. Vì vậy, hiếu đạo vượt qua ranh giới tôn giáo, đã là con người, ai thực hành hiếu đạo, người đó có Vu Lan trong trái tim.

Tình cha, lòng mẹ, và sự báo đáp ân tình của con cái, có lẽ rằng dù là tôn giáo nào, cũng chỉ có thể diễn tả điều này bằng từ “thiêng liêng”.

Không gì đo được lòng cha, không gì chứa nổi tình mẹ, và với phận làm con, hãy để những hành động yêu thương bù đắp để cha mẹ mình thấy rằng tóc tuy có bạc, nhưng “nét xuân tình thương” thì vẹn nguyên trên mái tóc đó là điều mầu nhiệm mà bất cứ ai khi thực hành đều được thụ hưởng từ Vu Lan Hiếu Đạo.

Đến tham dự trong tiết mục “Giao lưu khách mời”, chúng ta có sự hiện diện của bà Đặng Thu Hà, Giám đốc công ty Nielsen IQ Việt Nam, Nhà văn Hoàng Anh Tú, nhà báo Diệp Chi và MC Thu Hà.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Từ bên trái qua: Bà Đặng Thu Hà, Nhà báo Diệp Chi, Nhà văn Hoàng Anh Tú, MC Thu Hà, Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Tại đây, các vị khách mời đều không giấu được sự xúc động, và rơi nước mắt về chương trình Vu Lan ngập tràn ý nghĩa, và cũng có người được con mình, những người mà chúng ta luôn cho là bé bỏng, cần mình chăm sóc tất cả mọi thứ; hôm nay gội đầu cho mình, có lẽ là lần đầu tiên.

Nhà báo Diệp Chi nghẹn ngào chia sẻ sự nỗi niềm thương nhớ tột cùng, khi giờ đây mình không còn cơ hội để gội đầu cho mẹ mình nữa. Đây cũng là một dịp mà Nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ tới các bạn trẻ học cách trân trọng cha mẹ mình nhiều hơn, đừng để cho mọi thứ trở nên quá muộn rồi mới thương nhớ.

“Mỗi một người con, hãy thực sự trân quý từng giây, từng phút mình còn có cơ hội được chăm sóc bố mẹ của mình.” – Nhà báo Diệp Chi.

“Mỗi chúng ta, đều có một mùa Vu Lan riêng cho mình, và mùa Vu Lan đó, đôi khi đến ở lúc khiến chúng ta thắt lòng nhất.” – Nhà văn Hoàng Anh Tú.

Chương trình có sự góp mặt của Ca sĩ, Nhạc sĩ Phạm Hồng Phước, và Ca sĩ Thuỳ Chi với những lời hát ngọt ngào, rất yêu thương: “Gói theo mùi hương của thảo dược mà Mẹ nấu ngày thơ.”

Trên dòng đường đời, xin hãy đừng quên rằng còn có người cha, người mẹ đang dõi theo. Ngày Vu Lan, và những hành động như là gội đầu hiếu nghĩa nhắc nhở chúng ta rằng thời gian có hạn với tất cả mọi người, nếu có thể làm gì cho cha mẹ mình, xin hãy làm ngay, chúng ta còn đợi chờ điều gì nữa mà chưa hành động.

Đừng để Vu Lan chỉ là hình thức mỗi năm 1 lần, hãy cho Vu Lan được sống trong căn nhà của chúng ta từng phút, từng giây.

Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Sự kiện này cũng là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quảng bá, thúc đẩy công nghiệp văn hóa, sáng tạo theo các tiêu chí mạng lưới các thành phố sáng tạo Unesco, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Kết thúc chương trình, BTC gửi lời cám ơn đến toàn thể các cấp, ngành, các vị khách mời, toàn thể đại chúng có mặt tại chương trình và các cá nhân, đơn vị đã tham gia một sự kiện chạm vào miền cảm xúc Vu Lan trong trái tim mỗi người.

Phạm Tuấn Minh