Shinran không chỉ đưa ra giáo lý thực hành, mà còn biết cách khai thị để chuyển hoá họ biết thực hành niệm Phật để được vãng sinh. Đó là một phương pháp cụ thể, hữu ích và nhân văn trong việc truyền bá niềm tin Phật giáo trong xã hội đầy biến động đó.
Tác giả: Hoàng Thị Thanh, pháp danh: Thích nữ Trung Nhân Học viên Cao học khoá V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM
1. Định nghĩa về thuyết “ác nhân chính cơ”
Thuyết “ác nhân chánh cơ” là một tư duy, quan điểm hết sức mới mẻ và độc đáo trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo Nhật Bản được Thân Loan trình bày trong tác phẩm Tannisho như sau: “Even a good person can be born in the Pure Land, how much more so an evil person? However, people commonly say, “Even an evil person can be born in Pure Land, how much more so a good person.” (1)
(Tạm dịch: Người thiện còn được sinh về Cực Lạc vậy thì đối với người ác sẽ ra sao? Tuy nhiên, người đời thường nói: Kẻ ác còn được sinh về Tịnh độ huống chi là người thiện.)
Tư tưởng “ác nhân chính cơ” của Shinran được hiểu như sau:
Ác nhân là những người không may mắn, bị xã hội bỏ rơi và thiếu nhân duyên, phước báu để tiếp cận và hiểu biết phật pháp.
Chính cơ là đương cơ của pháp môn tu tập theo Tịnh Độ, là đối tượng chính cần được giúp đỡ, vì vậy Thân Loan đã tạo cơ hội khai thị cho họ.
Chính vì vậy, Shinran đã đưa ra phản đề đối lập với nhiều quan điểm Phật giáo trong thời đại của ông, đặc biệt là những người theo trường phái như Thiên Thai (Tendai), Thiền (Zen), Pháp Tướng tông… Thân Loan không chấp thuận với quan điểm rằng con người có thể tự mình giải thoát thông qua nổ lực tự thân, thay vào đó, ông nhấn mạnh vào lòng từ bi vô điều kiện của đức Phật A Di Đà để cứu độ những chúng sinh bất hạnh, bị xã hội bỏ rơi, và cách lý giải của Thân Loan như sau:
This may sound reasonable, but it is contrary to the intent of Other Power, the power of the Original Vow. The reason for this is that those who believe that they themselves have the power to perform good acts are not inclined to rely completely on Other Power. Thus they are not in accord with the Original Vow of Amida. However, if they ababdon their attachment to self-power and entrust themselves completely to Other Power, then they, too, will be born in the True Land of Recompense.
It was because of his compassion for those of us who are full of blind passions, and so are unable to escape from the bondage of birth and death through any religious practice whatsoever, that Amida made his Original Vow. And since his purpose was to enable people like us to attain Buddhahood, it is particularly the evil person who completely entrusts himself to Other Power who will be born in the Pure Land.(2)
(Tạm dịch: Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó trái ngược với ý định của sức mạnh khác, sức mạnh của bản nguyện. Sở dĩ có điều này là vì những người tin rằng bản thân họ có đủ năng lực để thực hiện những việc tốt thì không có khuynh hướng dựa hoàn toàn vào sức mạnh khác. Như vậy chúng không phù hợp với bản nguyện của A Di Đà. Tuy nhiên, nếu họ từ bỏ sự dính mắc vào sức mạnh của bản thân và giao phó hoàn toàn cho sức mạnh của người khác, thì họ cũng sẽ được sinh vào cõi Cực lạc.
Chính vì lòng từ bi của Ngài đối với những người trong chúng ta, những người đầy đam mê mù quáng, do đó không thể thoát khỏi sự trói buộc của sinh tử thông qua bất kỳ thực hành tôn giáo nào, mà Phật A Di Đà đã phát nguyện. Và vì mục đích của Ngài là giúp những người như chúng ta đạt được Phật quả, nên đặc biệt là kẻ ác tự bản thân tin tưởng vào tha lực sẽ được sinh về cõi Tịnh Độ).
Tư tưởng này thể hiện sâu về tầm quan trọng của niềm tin và lòng biết ơn của đức Phật A Di Đà, vượt qua những tội lỗi và khuyết điểm của con người. Trong Ngu Ngốc Sao, Shinran có viết: “上人親鸞言:某全不欲善,亦不懼惡。不欲善者:無勝信 受彌陀本願之善故;不懼惡者:無障彌陀本願之惡故。” (3) “Thượng nhân Thân Loan ngôn: mỗ toàn bất dục thiện, diệc bất cụ ác. Bất dục thiện giả: vô thắng tín thọ Di Đà bổn nguyện chi thiện cố; bất cụ ác giả: vô chướng Di Đà bổn nguyện chi ác cố”
(Tạm dịch: Thượng nhân Thân Loan nói: ai đó không thích làm thiện, cũng không sợ điều ác. Không thích làm điều thiện “bởi vì” không có cái thiện nào hơn tin vào bản nguyện của Phật A Di Đà; không sợ điều ác “ bởi vì” không có điều ác nào làm trở ngại bản nguyện của Phật A Di Đà.)
“是以善導大師亦釋言:「一切善惡凡夫得生者」等,此亦以惡凡夫為本, 善凡夫兼傍也。” (4) “Thị dĩ thiện đạo đại sư diệc thích ngôn: nhất thiết thiện ác phàm phu đắc sinh giả đẳng, thử diệc dĩ ác phàm phu vy bản, thiện phàm phu kiêm bàng dã.” (Tạm dịch: Do đó Đại sư Thiện Đạo cũng giải thích rằng: “Tất cả chúng sinh làm thiện hay ác đều được vãng sinh. Ở đây độ chúng sinh làm ác là chính, độ chúng sinh là thiện là tiện thể).
2. Mối liên hệ giữa thiện – ác qua thuyết “ác nhân chính cơ”
Có thể thấy, quan điểm về thiện ác của Shinran dựa trên quan điểm của Đại sư Thiện Đạo. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Shinran là nhấn mạnh vào “thuyết” ác nhân chính cơ. “Thuyết” là khai thị, khuyến tấn, đưa chúng sinh vào niệm Phật theo bản nguyện của đức Phật để được cứu độ.
Trong bối cảnh xã hội Nhật Bản lúc đó, xã hội rối ren, chính trị bất ổn, đời sống nhân dân không được bình yên. Có thể cũng chính vì quá cơ cực mà một số người lại tự biến mình thành những thành phần bất thiện trong xã hội, những người mà ông gọi là kém may mắn, khi đang trải qua những khó khăn, họ cần một nơi để nương tựa.
Do đó, Shinran đã nhắm đến những đối tượng này để thuyết giảng, khai thị chuyển hoá giúp họ biết thực hành niệm Phật để được vãng sinh. Giống như những hạt cát được chuyển hoá thành vàng, cũng vâỵ, Shinran giống như người sưu tập rác, sẵn sàng nhận những thứ bị khước từ và đổ vào bãi rác Tịnh độ, để chuyển hoá thành những chất dinh dưỡng có thể giúp cho đời sống tu hành trở nên phong phú và màu mỡ hơn.
Điều này thể hiện lòng từ bi và trí tuệ sắc bén của Shinran, ông không chỉ đưa ra giáo lý thực hành, mà còn biết cách khai thị để chuyển hoá họ biết thực hành niệm Phật để được vãng sinh. Đó là một phương pháp cụ thể, hữu ích và nhân văn trong việc truyền bá niềm tin Phật giáo trong xã hội đầy biến động đó.
3. Tín tâm vào sự tôn thờ đức Phật A Di Đà
Thân Loan nhấn mạnh tín tâm làm gốc, cho rằng giáo pháp chân thật của Phật là kinh Vô Lượng Thọ, trọng yếu nhất là bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà, đồng thời lấy tha lực vãng sinh làm cốt lõi. Tha lực vãng sinh, tức là phàm phu nhờ vào nguyện lực của đức Phật A Di Đà mà có được niềm tin, về sau niệm Phật tức là niệm để tri ân vào bản nguyện của đức Phật A Di Đà.
Shinran chủ trương rằng không cần phải trở thành một nhà sư tu hành khắc nghiệt, cũng không đặt nặng vấn đề giáo học, không câu nệ vào những nguyên tắc, giáo điều như những tông phái khác. Mà sự giải thoát khổ đau hay nói cách khác là được sinh vào thế giới Tịnh độ được xác lập trên nền tảng niềm tin. Chìa khoá nằm trong lòng tin chân thành vào ân đức của đức Phật A Di Đà. Điều này cho phép mọi người kể cả những người không có nền tảng tu tập hoặc kiến thức Phật giáo sâu rộng cũng có cơ hội để giải thoát.
Trong 顯凈土真實教行證文類序, (Hiển Tịnh độ chân thật giáo hành chứng văn loại tự) Shinran nhấn mạnh rằng: “念佛法門不簡愚智豪賤。不論久近善惡。唯取決 誓猛信。臨終惡相十念往生。此乃具縛凡愚屠沽下類。剎那超越成佛之法。可 謂世間甚難信也。” (5)
“Niệm Phật pháp môn bất giản ngu trí hào tiện. Bất luận cửu cận thiện ác. Duy thủ quyết thệ mãnh tín. Lâm chung ác tương thập niệm vãng sinh. Thử nãi cụ phược phàm ngu đồ cô hạ loại. Sát na siêu việt thành Phật chi pháp. Khả vị thế gian thậm nan tín dã.”
(Tạm dịch: “Pháp môn niệm Phật không kén ngu trí, không chọn sang hèn, không tính gần xa hay thiện ác. Chỉ chọn những ai tín tâm vững chắc. Lúc lâm chung ác báo hiện hình, “nếu người đó niệm được” mười niệm liền được vãng sinh. Đây là phương pháp để cho những hạng chúng sinh còn phiền não, phàm phu ngu muội, làm các việc sát sinh ghê tởm thành Phật chỉ trong sát na nhanh chóng. Có thể cho rằng đây là một điều rất khó tin ở thế gian).
Cũng trong Tannisho, Shinran và Yuien - bo đã có một cuộc trò chuyện về mối quan hệ giữa thiện ác của con người đối với đức tin như sau:
Then Shinran asked him, “would you murder a thousand people if it would guarantee your birth in the pure land?”
Yuien-bo ansewered that he could not even kill a single person.
Shinran retorted, “why, then, did you say you would obey me completely?”
On the basis of this interchange, Shinran goes on to explain that all our acts, whether good or bad, are the outcome of past karma. Therefore, we really have no good deeds to be proud of, or offer for salvation – nor are our evil deeds an obstruction to the Vow.” (6) (Tạm dịch: Bấy giờ Shinran hỏi anh ta, “khi bạn giết một ngàn vạn người thì liệu hành động đó có đảm bảo cho bạn được sinh vào cõi tịnh độ không?
Yuien-bo trả lời rằng anh ta thậm chí không thể giết một người.
Shinran lại hỏi, “Vậy tại sao bạn lại nói rằng bạn sẽ vâng lời một cách tuyệt đối với tôi?”
Trên cơ sở trao đổi này, Shinran tiếp tục giải thích rằng mọi hành động của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều là kết quả của nghiệp quá khứ. Vì vậy, chúng ta thực sự không có hành động thiện nào đáng tự hào, hay đưa đến sự cứu rỗi – cũng như những những hành động ác của chúng ta cũng không là một chướng ngại đối với lời nguyện.)
Đối với Shinran, việc phó thác hoàn toàn cho đức Phật A Di Đà là cách chắc chắn nhất để chúng sinh được vãng sinh về cảnh giới Tịnh độ. Nhờ tín tâm vào đức Phật và cảnh giới bất hoại ví như ẩn dụ hình thức phi tăng phi tục của mình không làm trở ngại đến sự vãng sinh. Bởi vì, Thân Loan giải thích rằng:
Shinran đặt sự tôn thờ Phật A Di Đà vào trung tâm tôn giáo của mình, niềm tin như là chìa khoá mở ra cánh cửa của cảnh giới Tịnh độ. Ông hiểu rõ rằng niềm tin vào đức Phật A Di Đà không chỉ mang lại niềm an lạc cho bản thân mình mà còn là con đường dẫn tới sự giải thoát cho chúng sinh được thể hiện rõ qua lời nguyện thứ mười tám:
Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.
4. Chấp nhận sự yếu kém của con người
Trong việc đánh giá sự phát triển tư tưởng của Shinran, yếu tố lịch sử xã hội được coi là một thước đo quan trọng. Ở đây, người viết phân tích mối liên hệ giữa môi trường xã hội mà Shinran sống trong nửa đầu cuộc đời của mình. Shinran sinh ra trong một gia đình quý tộc triều đình, nhưng từ thời thơ ấu, ông đã quyết định rời bỏ cuộc sống này để tìm kiếm con đường tâm linh.
Ông bước vào cuộc sống tu viện trên núi Tỷ Duệ, dành 20 năm cho việc tu hành và nghiên cứu về Phật giáo. Mặc dù ông cống hiến nỗ lực của mình cho thiền định, nhưng không thể mở ra con đường giải thoát tâm linh mà ông mong đợi. Điều này phản ánh nhận thức về sự yếu kém của con người; Shinran nhận ra rằng bản thân mình không thể tự giải thoát và phải dựa vào tha lực của Phật A Di Đà. Trong “Khẩu Truyền Sao”, Giác Như có đưa ra dẫn chứng sau: “如來本願者:本為凡夫,非為聖 人之事。” (7) “Như Lai bản nguyện giả: bản vi phàm phu, phi vi Thánh nhân chi sự.” (Tạm dịch: Bản nguyện của Như Lai: “Vốn vì phàm phu, chẳng vì Thánh nhân). Nương theo lời dạy của đức Phật, từ những khó khăn ông gặp phải trên con đường tìm kiếm sự giải thoát, Shinran cho rằng những người tạo bất thiện nghiệp là những người đáng thương vì họ thiếu nhân duyên phước báu để được tu học giáo pháp đức Phật.
Trong Kyogyoshinsho, Shinran nhấn mạnh rằng: “For ordinary foolish people who are eternally immersed in samsara, the multitudes of being who are floundering in transmigration.” (8)
(Tạm dịch: Đối với những kẻ ngu si bình thường luôn chìm đắm trong luân hồi, vô số chúng sinh đang bối rối trong sinh tử)
Vì vậy, điều quan trọng là cần phải tạo điều kiện cho họ đến với Phật giáo, “the practice of Buddhism should equally lead all sentient beings to the enlightenment of Amida’s wisdom without any distinctions.” (9)
(Tạm dịch: thực hành Phật giáo là phải dẫn dắt tất cả chúng sinh hướng đến ánh sáng trí tuệ của Phật A Di Đà mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.)
Từ quan điểm này đã đặt nền tảng cho một góc nhìn đậm chất từ bi của ông, ông chấp nhận bản tính xấu và tập trung vào việc kết nối với họ tạo niềm tin cho họ với đức Phật A Di Đà, từ đó, họ có cơ hội để chuyển hoá tâm tánh và tiến sâu hơn vào con đường tâm linh.
Bởi lẽ: “All the oceanlike multitudinuos beings, since the beginningless past, have been transmigrating in the sea of ignorance, drowning in the cycle of birth and death, bound to samsara, and lacking pure joyful faith.” (10)
(Tạm dịch: tất cả chúng sinh như đại dương, từ vô thỉ, đã luân hồi trong biển vô minh, chìm đắm trong vòng sinh tử, bị trói buộc trong luân hồi, và thiếu niềm tin thanh tịnh.)
Điều đặc biệt về quan điểm của Shinran là việc ông công khai về sự yếu kém của chính bản thân mình. Ông không giấu giếm về những khó khăn và thất bại trong cuộc đời, mà thậm chí là một minh chứng sống về sự bất lực của con người trước những khó khăn. Hành động này không chỉ thể hiện sự khiêm tốn mà còn khẳng định rằng mọi người đều cần có sự đồng cảm, cần nương vào tha lực, không thể tự nỗ lực.
Các tông phái đương thời không nêu bật lên tư tưởng này để cho mọi người định hướng. Tuy nhiên, Shinran đã công khai về sự yếu kém của con người đã đánh đòn tâm lý vào suy nghĩ của những người mà Shinran gọi là ác nhân.
Một trong những điểm nhấn mạnh trong tư tưởng của Shinran là sự tôn trọng đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Shinran không chỉ dành niềm tin cho những người tu hành nghiêm ngặt, mà còn cho những người thấp kém, những người có cuộc sống cơ hàn và những người bị xã hội xem thường.
Ông thể hiện được lòng từ bi, bao dung như người mẹ có thể ôm ấp mọi sự xấu ác của những đứa con thơ và chỉ dạy cho con có niềm tin về cuộc sống. Điều này đã tạo nên sự đổi mới quan trọng trong quá trình truyền giáo và thúc đẩy sự lan truyền rộng rãi của tôn giáo này.
Quan điểm của Shinran cho rằng, ngay cả những người có nghiệp ác nặng nề vẫn có khả năng thành Phật và họ có thể giác ngộ nhanh hơn những người thiện. Tại sao Shinran lại đưa ra quan điểm đặc biệt như thế? Ông dựa trên cơ sở nào để khẳng định? Shinran dựa trên lời dạy của đức Phật và cũng trong kinh tạng Nikaya đưa ra rất nhiều ví dụ, điển hình như câu chuyện về Vô Não (Angulimala) hay vua A Xà Thế (Ajatashatru).
Shinran muốn nhấn mạnh rằng, ngay cả những người đã phạm tội nghiệp ác như Angulimala và Ajatashatru cũng có lúc bừng tỉnh trở về với tâm thiện lành của mình. Đức Phật A Di Đà thương chúng sinh dù có như thể nào đi chăng nữa ngài cũng từ bi mà tiếp độ. Qua tư tưởng này, Shinran đã đặt ra một con đường mới, mở rộng cánh cửa cho mọi người đều có cơ hội tiếp cận và năng lực chuyển hoá đối với những người làm ác như Vô Não hay vua A Xà Thế nếu không gặp đấng từ bi như đức Phật thì không thể nào giác ngộ được.
Vậy thông qua tư tưởng “ác nhân chánh cơ”, có nghĩa là đối tượng của sự hoá độ là những người ác. Do đo, đã có những người rơi vào tà kiến cho rằng bản nguyện của Phật A Di Đà là cứu độ chúng sinh đã tạo nghiệp ác nên cố tình làm điều ác mà họ thích và nói, “đây là chính nghiệp vãnh sinh”.
Khi tà kiến này đã phổ biến, Shinran đã cảnh giác trong một bức thư: “Do not take poison just because there is an antidote.” Tạm dịch: (Đừng uống thuốc độc chỉ vì có thuốc giải hiệu nghiệm.) Và tác giả Alfred Bloom đã giải thích như sau: “He said this solely to dissuade this man from harboring this wrong view. He did not mean that evil actions can prevent one’s birth in the Pure Land, not at all.” (11)
(Tạm dịch: Ngài nói điều này chỉ nhằm ngăn cản những người nuôi dưỡng quan điểm sai lầm này. Ngài không có ý nói rằng những hành động ác có thể ngăn cản việc vãng sinh Tịnh độ, hoàn toàn không phải vậy.)
Tác giả: Hoàng Thị Thanh, pháp danh: Thích nữ Trung Nhân Học viên Cao học khoá V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM *** TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Alfred Bloom (1992). A Commentary with the Text Of The Tannisho: Strategies for Modernm Living, Published by: Numa Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, California, p. 4-5. 2. https://tsaisj3919.pixnet.net/blog/post/30087559?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign =zalo. Truy cập ngày 14/3/2024. 3. https://nigioikhatsi.net/han/20-xuzhuzong/83/2646.htm. Truy cập ngày 13/3/2024. 4. Inagaki Hisao (2003), Kyogyoshinsho: On Teaching, Practice, Faith, and Enlightenment, Numata Center for Buddhist Translation and Research,Brekeley, california, p. 84. 5. Takamichi Takahatake (1987), Young Man Shinran A Reapprail of Shinran’s life, Wilfrid Laurier University Press, Canada, p. 97. CHÚ THÍCH: 1. Alfred Bloom (1992). A Commentary with the Text Of The Tannisho: Strategies for Modernm Living, Published by: Numa Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, California, p. 4-5. 2. Alfred Bloom (1992), A Commentary with the Text Of The Tannisho: Strategies for Modernm Living, Published by: Numa Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, California, p. 5. 3. https://tsaisj3919.pixnet.net/blog/post/30087559?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo. Truy cập ngày 14/3/2024. 4. https://tsaisj3919.pixnet.net/blog/post/30087559?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo. 5. https://nigioikhatsi.net/han/20-xuzhuzong/83/2646.htm. Truy cập ngày 13/3/2024. 6. Alfred Bloom (1992), A Commentary with the Text Of The Tannisho: Strategies for Modernm Living, Published by: Numa Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, California, p.118. 7. https://tsaisj3919.pixnet.net/blog/post/30087559?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo. Truy cập ngày 14/3/2024. 8. Inagaki Hisao (2003), Kyogyoshinsho: On Teaching, Practice, Faith, and Enlightenment, Numata Center for Buddhist Translation and Research,Brekeley, california, p. 84. 9. Takamichi Takahatake (1987), Young Man Shinran A Reapprail of Shinran’s life, Wilfrid Laurier University Press, Canada, p. 97. 10. Inagaki Hisao (2003), Kyogyoshinsho: On Teaching, Practice, Faith, and Enlightenment, Numata Center for Buddhist Translation and Research,Brekeley, california, p.105. 11. Alfred Bloom (1992), A Commentary with the Text Of The Tannisho: Strategies for Modernm Living, Published by: Numa Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, California, p.13.
Bình luận (0)