Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có:
Mâm cỗ chay
Bánh nướng, bánh dẻo, cốm
Hoa quả: chuối, na, hồng, bưởi...
Tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.
Nhân dịp ngày Rằm tháng 8 mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... đó là những câu chuyện cảm động về quà tặng cuộc sống để tỏ lòng biết ơn quý trọng đối với ơn sinh thành, bậc bề trên.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Nó thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của tình yêu thương. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Ảnh minh họa.
Bài văn khấn cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin:
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là... ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tác giả: Thiện MinhTài liệu tham khảo: Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
Sự tích hợp trí tuệ này vào tâm lý trị liệu không chỉ mở rộng khung lý thuyết mà còn mang đến một cách tiếp cận toàn diện, hướng tới chuyển hóa nội tâm sâu sắc, phát triển trí tuệ và lòng từ bi, thay vì chỉ tập trung giải quyết triệu chứng.
Phật giáo không bao giờ dạy rằng “vong linh” là nguyên nhân của hiếm muộn. Đó là sự giải thích méo mó nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, rồi bán ra “liệu pháp tinh thần” bằng giá vật chất. Cũng không ai có thể “mở cửa sinh tử” chỉ qua một nghi lễ cúng bái.
Sự phát triển của AI, vốn đang ở tuyến đầu của khoa học và công nghệ hiện đại, vượt ra ngoài phạm vi tiến bộ công nghệ đơn thuần và đòi hỏi sự suy ngẫm sâu sắc về câu hỏi cơ bản của sự tồn tại của con người: “Tâm trí là gì?”.
Cũng vậy, Thực tướng hay bản thể tối hậu trong kinh A Di Đà chính là một chỉnh thể bao gồm cả tính không (bản thể) và tính có (hiện tượng). Hai mặt mày là cùng một thể không tách rời.
Một chiếc áo cũ được gấp gọn cẩn thận, một món quà nhỏ được đặt đúng nơi, đúng lúc, chính là chính pháp sống động nhất. Vì Phật pháp không ở đâu xa, mà ở nơi một bàn tay biết đưa ra khi người khác cần nắm lấy…
Phật giáo không bao giờ dạy rằng “vong linh” là nguyên nhân của hiếm muộn. Đó là sự giải thích méo mó nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, rồi bán ra “liệu pháp tinh thần” bằng giá vật chất. Cũng không ai có thể “mở cửa sinh tử” chỉ qua một nghi lễ cúng bái.
Đạo Phật chưa từng đề cao việc rời bỏ thế gian để tìm cầu giác ngộ ở nơi xa xôi, mà nhấn mạnh sự tỉnh thức ngay trong từng khoảnh khắc đời sống. Đạo không nằm trên đỉnh núi cao, mà hiện hữu trong từng bữa cơm, tiếng gọi, lời chào trong gia đình.
Từ tinh thần Phật giáo, khó hay dễ không phải là vấn đề chính. Quan trọng hơn là chúng ta có nhìn thấy bài học ẩn sau cái “khó” ấy hay không. Và nếu thấy được, thì dù có rớt một kỳ thi, con người ta vẫn có thể thi đậu trong hành trình trưởng thành.
Từ góc nhìn Phật giáo, “gia hòa” không chỉ là hết cãi vã, mà là khi mỗi thành viên đều biết thực tập từ bi, buông bớt cái tôi, biết sống cho người khác một chút. Đó chính là gốc rễ của mọi hưng thịnh bền vững.
Bình luận (0)