Trang chủ Văn hóa Văn bia trùng tu chùa Quỳnh Khâu thời Lê Vĩnh Tộ

Văn bia trùng tu chùa Quỳnh Khâu thời Lê Vĩnh Tộ

Văn bia góp phần làm sáng tỏ quá trình trùng tu tòa thượng điện và công trình khác của chùa. Bên cạnh đó, bài minh ca ngợi vẻ cao lớn của chùa Quỳnh Khâu tọa lạc trên nền phúc địa, linh thiêng kì lạ.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Văn bia góp phần làm sáng tỏ quá trình trùng tu tòa thượng điện và công trình khác của chùa. Bên cạnh đó, bài minh ca ngợi vẻ cao lớn của chùa Quỳnh Khâu tọa lạc trên nền phúc địa, linh thiêng kì lạ.

Tác giả: Nguyễn Văn Thinh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2024

1. Mở đầu

Chùa Cương Xá còn có tên gọi là Quỳnh Khâu Tự (Chùa Gò Ngọc), chùa nằm trên một gò đất cao phía Tây Nam của làng. Phía Tây của chùa giáp với làng Khuê Liễu, Tây Nam giáp với thôn Thanh Liễu và Liễu Tràng, phía Nam giáp với làng Đông Quan và làng Bảo Thái, phía Bắc giáp với phường Hải Tân – thành phố Hải Dương.

Chùa có tổng diện tích hơn 7000m2. Trong dân gian còn có câu ca là: thứ nhất đống da, thứ nhì đống gạo, thứ ba đống chùa; theo văn bia Trùng tu Quỳnh Khâu tự bi kí tịnh minh ghi lại chùa được trùng tu lần thứ nhất vào ngày tốt tháng 3 đời vua Lê Vĩnh Tộ năm thứ 9 (1627). Qua nội dung văn bia cho biết trong lần trùng tu này chùa được trùng tu thượng điện, trên mái lợp ngói, xung quanh xây gạch và thềm đá.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2024 Van bia trung tu chua Quynh Khau thoi Le Vinh To 1

2. Nội dung văn bia

Bia đá hiện nay đang được bảo quản trên Tam Bảo của chùa. Bia khắc 1 mặt, 12 dòng. Diềm bia trang trí bởi nhiều rồng, trán bia trang trí lưỡng long trầu nhật.

Nguyên văn chữ Hán

重修瓊丘寺碑記並銘
蓋聞: 寺者乃天柱也, 造之以 接萬靈, 善者出於心也. 種之必 有餘慶. 原瓊丘寺者跡伽藍,今 有靈應於本社, 前沙弥比丘阮, 字真智, 勝錢財, 字德莊禪師先 發錢財, 留與重修上殿, 於丙辰 年春節良晨姜舍村大小等興功, 買木命匠豎柱上梁, 瓦片葺盖, 四圍土砌甓階, 其功德, 巍巍廣 大, 豈小補云:
十方諸佛証明
節彼瓊丘
儼居福地
最秀最靈
多 奇多異
美矣名鄉
壯哉國勢
諸佛証明
子[孫]苗裔
[] [] [] []
茲立碑
永祚九年三月穀日

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2024 Van bia trung tu chua Quynh Khau thoi Le Vinh To 2

Phiên âm:

Trọng tu Quỳnh Khâu tự bi kí tịnh minh

Cái văn: Tự giả nãi thiên trụ dã. Tạo chi dĩ tiếp vạn linh, thiện giả xuất dĩ tâm dã. Chủng chi tất hữu dư khánh. Nguyên Quỳnh Khâu tự giả tích già lam.

Kim hữu linh ứng, ư bản xã, tiền Sa di tỉ khâu Nguyễn, tự Chân Trí, thắng tiền tài, tự Đức Trang thiền sư, tiên phát tiền tài, lưu dữ trùng tu thượng điện, ư Bính Thìn niên xuân tiết lương thần Khương Xá thôn đại tiểu đẳng hưng công, mại mộc mệnh tượng thụ trụ thượng lương, ngoã phiến tập cái, tứ vi thổ thế bích giai, kì công đức, nguy nguy quảng đại, khởi tiểu bổ vân:

Thập phương Chư phật chứng minh
Tiết bỉ Quỳnh Khâu
Nghiễm cư phúc địa
Tối tú tối linh
Đa cơ đa dị
Mĩ hĩ danh hương
Tráng tai quốc thế
Chư Phật chứng minh
Tử [tôn] miêu duệ
Tư lập bi
[][][][]
Vĩnh Tộ cửu niên tam nguyệt cốc nhật

Dịch nghĩa:

VĂN BIA TRÙNG TU CHÙA QUỲNH KHÂU VÀ BÀI MINH

Từng nghe: Việc chùa là trọng sự, xây chùa để tiếp dắt muôn loài. Làm việc thiện xuất phát từ tâm vậy. Vun trồng việc thiện để tăng phúc. Chùa Quỳnh Khâu xưa là chốn Già lam(1).

Nay đã linh ứng, vị Tì kheo tự Chân Trí tức Thiền sư Trang Nghiêm người họ Nguyễn ở bản thôn, khi làm Sa di đã phát tiền của để trùng tu Thượng điện, vào buổi sáng tươi đẹp mùa xuân năm Bính Thìn (1616), kẻ lớn người bé thôn Khương Xá xây dựng công trình, mua gỗ lệnh thợ khéo dựng thượng lương, lợp ngói thượng điện, bốn phía tường xây bằng gạch lớn, xây thềm đá, công đức ấy thật lớn lao rộng rãi, há đâu chỉ là việc tu bổ nhỏ đâu:

Mười phương Chư Phật chứng minh
Cao lớn Quỳnh Khâu(2),
Trang nghiêm đất phúc.
Cả đẹp cả thiêng,
Cả kì cả dị.
Đẹp thay tên làng,
Mạnh mẽ thế nước.
Chư Phật chứng minh,
Con cháu giống nòi.
Nay lập bia.
[][][][]
Ngày tốt tháng 3 năm Vĩnh Tộ thứ 9 (1627)

Tóm lại, tấm bia “Trùng tu Quỳnh Khâu tự bi kí tịnh minh” chứa đựng giá trị to lớn về mặt lịch sử. Văn bia góp phần làm sáng tỏ quá trình trùng tu tòa thượng điện và công trình khác của chùa. Bên cạnh đó, bài minh ca ngợi vẻ cao lớn của chùa Quỳnh Khâu tọa lạc trên nền phúc địa, linh thiêng kì lạ.

Tác giả: Nguyễn Văn Thinh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2024

***

CHÚ THÍCH:
(1) Là nơi thanh tịnh để tu tập thiền định. Tức là ngôi chùa.
(2) Gò ngọc

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường