Trang chủ Bài viết nổi bật Đạo Phật đánh thức tiềm năng chúng ta sẽ thành Phật

Đạo Phật đánh thức tiềm năng chúng ta sẽ thành Phật

Trong đạo Phật có câu: “Tâm, Phật, chúng sinh, cả ba không sai khác” (Mind, Buddha, and sentient beings are three without any difference), nghĩa là sự không sai khác, sự đồng nhất một vị ấy đã có sẵn. Tất cả đã có sẵn, pháp giới Nhất Tâm ấy đã có sẵn trước mắt chúng ta.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trong đạo Phật có câu: “Tâm, Phật, chúng sinh, cả ba không sai khác” (Mind, Buddha, and sentient beings are three without any difference), nghĩa là sự không sai khác, sự đồng nhất một vị ấy đã có sẵn. Tất cả đã có sẵn, pháp giới Nhất Tâm ấy đã có sẵn trước mắt chúng ta.

Tác giả: Alan Kwan
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global – BDG

Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo hướng dẫn chúng ta hướng đến thế gian thường từ bi (Buddhism is not just a religion guiding us toward worldly kindness)

Nhiều người cho rằng, nói chung, điều này chẳng sai. Tất cả các tôn giáo điều khuyên bảo mọi người “hãy là thiện tri thức và tránh làm tổn thương người khác”. Ngoài ra, đạo Phật còn khuyên con người nên “tịnh hoá tam nghiệp” (tu sửa, thanh lọc thân, khẩu, ý bất thiện dần dần trở nên thuần thiện, an lạc). Nhưng những điều đó nghĩa là gì?

Tâm Thanh Tịnh (Purity of mind) là nguyên tắc cơ bản của đạo Phật, đề cập đến việc đạt được sự giác ngộ viên mãn, chứng thành Phật quả bằng cách dẫn dắt chúng sinh đến chân thật cứu kính giải thoát. Vì thế, mục đích tối thượng của giáo lý đạo Phật là đưa chúng sinh từ phàm phu tục tử trở thành một vị Phật. Chỉ có vị Phật mới an trú trong trạng thái “Tâm Thanh Tịnh”.

Mục đích đức Phật thị hiện trên thế gian này là để khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến của chính mình, để chỉ ra cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt chưa từng bị ô nhiễm của mỗi chúng ta, và cũng để “Tuyên dương Diệu pháp Như Lai, con đường cứu độ vô số chúng sinh bằng cách giúp họ những lợi ích thực sự,” như đã thuyết trong Kinh Vô Lượng Thọ. “Lợi ích thiết thực” cũng đã đề cập đến việc đạt được sự giác ngộ viên mãn và trở thành vị Phật.

Tại sao lợi ích thiết thực của con đường Phật giáo là “trở thành vị Phật?” Đức Phật có thể làm thế nào để giúp chúng ta an trú trong trạng thái “Tâm Thanh Tịnh?” Để hiểu những điều này, chúng ta phải tưởng niệm những gì đức Phật Thích Ca Mau Ni đã tuyên thuyết sau khi Ngài đạt được giác ngộ viên mãn và thành Phật ở Ấn Độ cách đây hơn 26 thế kỷ.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Phat Hoc Tu Quang Bai Hoc Nuong Tua Phap Qua Kinh Gopaka Moggallāna 1

Đạo Phật là chân lý hướng dẫn chúng ta thành Phật (Buddhism is the truth that guides us to become buddhas)

Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni dạy: “Tất cả chúng sinh đều sẵn đủ trí tuệ đức tướng Như Lai không khác. Chỉ vì trái giác tính theo trần lao, nên toàn thể trí đức chuyển thành vô minh phiền não. Rồi thuận theo phiền não gây tạo những nghiệp hữu lậu, kết thành những quả báo sinh tử trong Tam giới. Từ quả báo sinh tử sinh phiền não rồi lại gây nghiệp hữu lậu… Vì cớ ấy nên chúng sinh từ vô thỉ đến nay, trải vô lượng vô biên kiếp chịu khổ mãi trong vòng luân hồi sinh tử”. Lời dạy này cho thấy rằng về bản chất nhân loại giống như một vị Phật.

Nói cách khác, vị Phật là một con người giác ngộ viên mãn, trong khi một con người là một con người chưa giác ngộ viên mãn chứng thành Phật quả. “Trí tuệ đức tướng Như Lai” ám chỉ tâm thanh tịnh của một vị Phật, “tư tưởng sai lầm và chấp trước” ám chỉ những phiền não vô minh của con người.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện trên thế gian và hướng dẫn chúng ta trên lộ trình thành Phật, hy vọng rằng chúng ta sẽ “quay trở lại” bản tính nguyên thuỷ (trạng thái tâm thanh tịnh) bằng cách chuyển hoá vọng tưởng chấp trước thành trí tuệ vào đức tướng Như Lai (chẳng hạn như từ bi tâm).

Như chúng ta đã thấy, tất cả chúng sinh đều có cùng một bản tính nguyên sơ, được gọi là Phật tính, tồn tại trong Bản lai tự tính thanh tịnh Niết bàn. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh thì thân thể chúng ta và cảnh giới xung quanh (quốc độ) chúng ta cũng thanh tịnh. Tương tự như thế, thân thanh tịnh thì tâm thanh tịnh. Quốc độ thanh tịnh thì thân tâm cũng thanh tịnh.

Thân và quốc độ là sự biểu hiện của tâm. Ba khía cạnh của tâm, thân và hoàn cảnh giới xung quanh (quốc độ) phụ thuộc lẫn nhau, như trái, phải và trung tâm. Nếu không có một đường tuỳ ý được xác định là trung tâm, trái và phải thực sự không tồn tại. Nếu tâm chúng ta an trú trạng thái tính không thì thân và hoàn cảnh giới xung quanh (quốc độ) cũng vô hạn định.

Giáo lý Duyên khởi, độc đáo và cơ bản trong đạo Phật (Dependent origination is a unique and fundamental dogma in Buddhism)

Tất cả những điều nên trên đều xuất phát từ giáo lý Duyên khởi, độc đáo và cơ bản trong đạo Phật. Nó hoàn toàn khác với tất cả các tôn giáo “dựa vào đấng sáng tạo” (Đấng tạo hóa) hoặc nhất thần giáo khác. Để giải thích chính xác lời của đức Phật, người ta phải hiểu và tin thuyết Duyên khởi (Dependent Origination).

Trong kinh điển Phật giáo, thuyết Duyên khởi được định nghĩa như sau: ví dụ về phương diện Về xã hội:

“Thế giới là một ngôi nhà chung: Rối loạn, khổ đau ở chỗ này cũng là rối loạn khổ đau ở chỗ kia. Tất cả đang hiện hữu trong một tương quan mật thiết với nhau. Từ nhận thức này, thế giới nếu đi vào hòa hợp, hợp tác xây dựng hòa bình, an lạc sẽ là quyết định tốt nhất, khôn ngoan nhất (Một viên sỏi được ném vào biển, thì tất cả biển đều động).

Trong một quốc gia, các sinh hoạt quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục đều có mối tương quan mật thiết và dây chuyền. Cần thực hiện sự phát triển quân bình, mất quân bình là rối loạn.

Cá nhân và tập thể cùng cộng sinh và cộng tồn. Thiên về một hiện hữu nào trong hai hiện hữu đều là thiên lệch, lệch hướng sống, dễ đi vào rối loạn, hay ít nhất sẽ làm ngưng trệ sự phát triển xã hội.

Cá nhân và các cá nhân khác cũng thế, có ảnh hưởng hỗ tương. Cần thể hiện sự công bằng xã hội.

Cá nhân và môi sinh cùng cộng sinh, cộng tồn. Vì thế, cần bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm như là đang bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân.

Về vật chất và tinh thần, tim và óc cũng thế, chúng là cộng sinh và cộng tồn. Xem nhẹ phía nào cũng đi vào rối loạn cả.

Về vấn đề hưng thịnh bền bỉ của một xứ sở cũng cần thể hiện theo nguyên lý vận hành của các pháp. Miễn cưỡng sẽ đi vào rối loạn v.v… Điều này có nghĩa là mọi hiện tượng đều có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau”.

Về phương diện này, một vị Phật và một con người đều phụ thuộc lẫn nhau và cùng cộng sinh và cộng tồn. Nếu không có con người thì không có Phật và ngược lại. Chư Phật vì chúng sinh cùng cộng sinh và cộng tồn. Giống như “bên trái”“bên phải”, chúng cùng cộng sinh và cộng tồn. Nếu không có điểm tham chiếu tuỳ ý được xác định thì thực tế trung tâm sẽ không có bên trái và bên phải.

Trong đạo Phật có câu: “Tâm, Phật, chúng sinh, cả ba không sai khác” (Mind, Buddha, and sentient beings are three without any difference), nghĩa là sự không sai khác, sự đồng nhất một vị ấy đã có sẵn. Tất cả đã có sẵn, pháp giới Nhất Tâm ấy đã có sẵn trước mắt chúng ta. Chỉ cần từ bỏ tưởng phân biệt thì mọi sự hết méo mó, nhấp nhô mà trở lại với cái toàn thể Nhất Tâm, Nhất Niệm. Nó có nghĩa là chư Phật và chúng sinh là những biểu hiện của tâm. Nếu tâm “tịnh hoá” (purified) hay “tan biến” (disappears) hoặc tồn tại trong trạng thái tâm thanh tịnh và tính không thì chư Phật và chúng sinh ở đâu?

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Vai Tro Cua Cac Ky Ket Tap Kinh Dien 3

Tâm Phật Đối với chúng sinh Từ bi vô lượng và vô điều kiện (The Buddhas’ mind embraces sentient beings with unconditional kindness).

Một vị Phật hoàn toàn đồng cảm và luôn đặt mình vào vị trí của chúng sinh, do đã thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của họ một cách trọn vẹn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết trong kinh Quán Vô Lượng Thọ (Contemplation Sutra): “Tâm của chư Phật là Đại Từ Bi. Bao dung tất cả chúng sinh với từ bi tâm vô điều kiện.”

Từ bi tâm vô điều kiện là lớn lớn nhất trong tất cả thiện tâm. Thay vì yêu cầu chúng sinh phải tịnh hoá tam nghiệp (nghĩa là tu sửa, thanh lọc thân, khẩu, ý bất thiện dần dần trở nên thuần thiện, an lạc) để thành Phật, chư Phật giúp chúng sinh hoá sinh vào các cõi Phật, nơi thân tâm của họ đều thanh tịnh một cách tự nhiên và giống như Phật trong vẻ huy hoàng và hạnh đức của Như Lai.

Thực sự đây là “ban cho chúng sinh lợi ích thực sự”, như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên thuyết trong “nguyên ý” (original intention) của kinh Quán Vô Lượng Thọ (đã nêu trên). Thế nào là một vị Phật có thể ban cho chúng ta lợi ích thực sự này? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên thuyết trong kinh Quán Vô Lượng Thọ:

“Vô Lượng Thọ Như Lai có tám muôn bốn nghìn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn nghìn vẻ đẹp tùy hình, và mỗi vẻ đẹp lại có tám muôn bốn nghìn tia sáng. Những tia sáng ấy soi khắp các cõi ở mười phương, thâu nhiếp tất cả chúng sinh niệm Phật”.

Chính nhờ danh hiệu của đức Phật A Di Đà, thị hiện dưới hình thức Tia sáng chiếu khắp không gian, thời gian (Vô Lượng Quang) mà chúng sinh nhận được lợi ích chân thật và xác thực. Tia sáng chiếu khắp không gian, thời gian (Vô Lượng Quang) của đức Phật A Di Đà chiếu khắp mười phương thế giới, Danh hiệu của Ngài chứa đựng công đức khiến tất cả những ai thụ trì danh hiệu đức Phật A Di Đà đều được vãng sinh về cõi Cực Lạc. Đây là cốt lõi của giáo lý Tịnh Độ: Đại nguyện của đức Phật A Di Đà là giúp tất cả chúng sinh được vãng sinh nhờ niệm Danh hiệu của Ngài dưới hình thức Tia sáng chiếu khắp không gian, thời gian (Vô Lượng Quang).

Tác giả: Alan Kwan
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global – BDG

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường