Trang chủ Quốc tế Tu chay mùa mưa trong truyền thống văn hóa Phật giáo Lào

Tu chay mùa mưa trong truyền thống văn hóa Phật giáo Lào

Lễ Nhập Chay hay còn gọi là lễ Tu chay mùa mưa chỉ thực hiện vào ngày rằm tháng Tám theo lịch Lào. Đây là lễ An cư kiết hạ theo truyền thống của Phật giáo Nam Tông và chỉ dành cho tu sĩ Phật giáo, còn dân chúng chỉ dâng lương thực và khăn áo cúng dường.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Lễ Nhập Chay hay còn gọi là lễ Tu chay mùa mưa chỉ thực hiện vào ngày Rằm tháng Tám theo lịch Lào. Đây là lễ An cư kiết hạ theo truyền thống của Phật giáo Nam tông và chỉ dành cho tu sĩ Phật giáo, còn dân chúng chỉ dâng lương thực và khăn áo cúng dường.

Tác giả: Khăm Kẹo Tha Na Sủn Thon (Hà Văn Chung)

“Tháng Tám nhập chay

Vào chùa nghe kinh pháp“.

Câu thơ trên của thi sĩ tiền bối Ma Hả Kẹo in trong cuốn Học Chữ Lào của học sinh tiểu học thời Lào bị Pháp thuộc. Trong bài thơ của mình, thi sĩ Ma Hả Kẹo cho người đọc biết rằng tháng Tám (Lịch Lào – ứng với tháng Bảy dương lịch) là tháng Nhập Chay. Vậy lễ Nhập Chay được thực hiện thế nào? Có những nội dung gì? Vì sao phải làm lễ Nhập Chay?

Lễ Nhập Chay hay còn gọi là lễ Tu chay mùa mưa chỉ thực hiện vào ngày rằm tháng tám theo lịch Lào. Nếu tổ chức vào ngày khác,tháng khác thì không được vì việc tu chay là giới luật mà đức Phật đề ra để tăng chúng thực hiện. Lễ Tu Chay hay Nhập chay này chỉ dành cho tu sĩ Phật giáo mà thôi, còn dân chúng chỉ dâng lương thực và khăn áo cúng dường.

Tại sao chư tăng phải nhập chay? Và tiến hành nghi lễ thế nào?

Tapchinghiencuuphathoc.vn Các Sư Lào Nhập Chay

Các sư Lào Nhập chay.

Trong tiếng Lào, lễ Nhập Chay được gọi là “Khậu Phăn Xả “. Nhập Chay chính là cách gọi khác của truyền thống nghỉ vào mùa mưa của con người và loài vật từ thuở xưa. Mỗi khi mùa mưa đến, tất thảy lái buôn đều dừng chân vì đường đi lối lại trở nên vất vả, lầy lội. Các loài chim cũng nghỉ kiếm mồi để trú mưa, dân gian Lào gọi là “ Nốc khậu phăn xả “ tức chim vào mùa Nhập Chay.

Vào thời Phật còn tại thế, có một lần vào mùa mưa, đệ tử của Phật đã vân du các ngôi làng thuộc các xứ gần xa. Trong những lần vân du ấy, đệ tử Phật đã giẫm phải bờ ruộng của nông dân trên những cánh đồng làm cho bờ ruộng lở lói, bãi mạ bị xéo lên. Những người nông dân bèn than rằng: “Những người tu sĩ này chẳng có gì khác để làm, ngoài việc đi đi lại lại giẫm nát bờ ruộng và bãi mạ. Cớ sao không dừng chân nghỉ ngơi một chỗ nhất định? Ngay cả bầy chim còn biết dừng bay mỗi mùa mưa đến, đường đường là người mà không hiểu rõ đạo lý này ư?”.

Đức Phật sau khi nghe được lời than trách của nông phu bèn cho tăng chúng vào tu chay mùa mưa trong thời gian ba tháng, tính từ ngày mồng 1 tháng 8 cho đến ngày mồng 1 tháng 11 (theo lịch Lào).

Thời gian nhập chay như thế là theo năm bình thường, còn nếu năm nhuận có hai tháng 8 thì sẽ tu chay vào tháng tám sau. Tu chay vào tháng 8 của năm thường gọi là “ Purimikawatsupananhika”, còn tu vào tháng 8 năm nhuận gọi là “Patsimikawatsupananhika”.

Nơi tu chay mùa mưa phải là chỗ có mái, vách che mưa gió, tu sĩ không được trú dưới bóng cây, hốc cây – không trú trong lu, chậu, quan tài.

Thời gian tu mùa mưa này không được đi lại bên ngoài. Việc này nhằm tụ hợp Tăng chúng ở chỗ thanh tịnh để cùng nhau tu hành, kiểm điểm hành vi, cử chỉ, y theo luật Phật mà hành trì. Bởi vậy, trước lễ Nhập Chay một ngày là ngày rằm tháng 8 của Lào, nhân dân cùng nhau đến chùa làm lễ Tắc Bạt (cúng dường cho chư tăng). Ngoài thức ăn, dân chúng còn cúng dường cho chư tăng các vật phẩm như khăn, áo che mưa, áo cà sa, thuốc và vật phẩm nhu yếu khác.

Thông thường, trong ba tháng mùa mưa mà chư tăng vào tu tập, Phật cấm các đệ tử ngủ qua đêm nơi khác, ngoại trừ chùa chiền hoặc nơi mà tu sĩ định sẽ vào ở để Nhập Chay. Tuy nhiên nếu có sự cố bắt buộc thì tu sĩ sẽ được xuất giới nhưng không quá 7 ngày, tiếng Pa Li gọi là “Sattahakaraninha”.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Các Sư Lào Tụng Kinh

Các sư Lào tụng kinh.

Những trường hợp có thể xuất giới gồm:

Cha mẹ, đồng đạo ốm đau, có thể đưa đi chữa trị được

Đồng đạo muốn đàm đạo về Phật pháp, có thể đi gặp được.

Có việc quan trọng như tu viện bị hư hỏng, có thể đi tìm người sửa chữa.

Dân bản có lễ, cần có sư giúp đỡ, có thể đi giúp được.

Những việc khác nếu như vô cùng cần thiết và chính đáng, có thể xuất giới.

Những tu sĩ nào trốn ra khỏi nơi đăng ký Nhập Chay dù chỉ một đêm mà không phải vì những trường hợp cho phép trên gọi là “Khuyết tu chay” hoặc là ” Tu chay khuyết” sẽ bị phạt theo giới luật và không được tính kết quả phước tu. Nếu có sự nguy hiểm xảy đến thì có thể trốn tránh được mà không bị phạt theo giới luật nhưng vẫn không được tính phước tu.

Những nguy hiểm mà tu sĩ trong lúc Nhập Chay có thể tránh là:

Bị cướp hoặc thú dữ đe dọa.

Chỗ ở bị hỏa hoạn, lũ lụt, hư hỏng nên không ở được.

Những tai nạn nói đến ở điều 1 và 2 trên xảy ra ở bản làng nơi mình cư trú, khất thực mà dân bản lánh nạn thì có thể cùng họ đi được.

Phải nhịn đói, nhịn khát đến mức không chịu nổi, nếu còn chịu đựng được thì vẫn cố nhịn.

Có nữ nhân đến quấy rầy hoặc người thân đến làm phiền thì có thể tránh đi được.

Phá Tăng: Tăng tại trú đang bị chia rẽ, không hòa hợp, Tỳ kheo không muốn bị lôi cuốn vào sự tranh chấp không thể hòa hiệp, có thể rời bỏ đi nơi khác.

Tóm lại lễ Tu Chay mùa mưa hay lễ Nhập Chay nói trên chính là lễ An cư kiết hạ theo truyền thống của Phật giáo Nam Tông ở Lào. Thời gian xác định theo âm lịch ứng với ngày mùng một (trăng tròn) của tháng Asàlha chính là ngày 16 tháng 6 Âm lịch. Do đó Phật giáo Nam tông tổ chức an cư vào ngày 16 tháng 6 và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 Âm lịch.

Sự sai khác về thời gian trong truyền thống Nam tông so với Bắc tông này là do có sự sai khác về điều kiện thời tiết khí hậu của từng nơi. Nhưng mục đích của An cư đều giống nhau ở chỗ nhằm để trưởng dưỡng đạo tâm, trau giồi Giới, Định và Tuệ.

Tác giả: Khăm Kẹo Tha Na Sủn Thon (Hà Văn Chung)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường