Trang chủ Đời sống Tứ ân tổng báo

Tứ ân tổng báo

Tri ân báo ân, là căn bản đạo làm người, nhất là những người học Phật thì nên noi theo tinh thần “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” (無緣大慈, 同體大悲) và “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Tri ân báo ân, là căn bản đạo làm người, nhất là những người học Phật thì nên noi theo tinh thần “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” (無緣大慈, 同體大悲) và “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 星雲大師全集

日月照諸華,

無有恩報想,

如來無所取;

不求報亦然.

Nghĩa là:

Nhật nguyệt chiếu các loài hoa,

Có không nghĩ đến việc báo ân,

Đức Như Lai không chỗ nắm lấy;

Chẳng cầu báo ân đức cũng thế.

(Văn Thù Sư Lợi Vấn kinh)

Lược thuật trọng điểm

Từ khi sinh ra, trưởng thành và cho đến lúc tuổi già, con người có thể đạt được mọi thứ là nhờ vào tất cả hảo tâm trên thế giới. Nếu chúng ta luôn nhìn thế giới với lòng tri ân báo ân đức, chúng ta có thể bao dung mọi thứ và làm tròn trách nhiệm của mình, những phiền não thị phi, rắc rối đúng sai sẽ tự nhiên biến mất vô hình. Về điều kiện sinh tồn của con người, song thân phụ mẫu sinh thành chúng ta nên người, là nhân duyên tình thân của gia đình; thầy cô giáo dục chúng ta là nhân duyên của sự học vấn; sĩ, nông, công, thương cung cấp cho chúng ta những nhu yếu phẩm hàng ngày, đó là nhân duyên và điều kiện của xã hội; tất cả nhân duyên tồn tại của nhân loại là như thế; và cũng là nhân duyên và điều kiện của vạn vật; vạn vật trên thế giới đều phụ thuộc vào các nhân duyên và điều kiện khác nhau để thành tựu sinh trưởng, những điều kiện này là nhân duyên của sự sinh tồn và cội nguồn của ân đức.

Chính văn

Tri ân báo ân, là căn bản đạo làm người, nhất là những người học Phật thì nên noi theo tinh thần “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” (無緣大慈, 同體大悲) và “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” (上報四重恩, 下濟三途苦)*.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Tứ Trọng ân

Tri ân báo ân, là căn bản đạo làm người.

Thế nào là tứ trọng ân:

1. Phụ mẫu ân: Cha sinh thành mẹ dưỡng dục, giáo dục chúng ta khôn lớn, nếu không có ân đức của nhị vị đấng sinh thành thì không có ngày hôm nay, nhất là mẹ hiền chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, ba năm cho bú mớm, nuôi nấng thuốc thang trong khi bệnh tật, khi con đại tiểu tiện mẹ nằm chỗ ướt, nhường con phần khô ráo, hứng chịu nhiều gian khổ, ân cao hơn trời, tình sâu như biển. Vì thế, “Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân” thuyết: “cha mẹ là phúc điền thù thắng nhất trong 3 cõi” (父母為三界中最勝之福田). Để tri ân báo ân hai đấng sinh thành, nên hướng dẫn cha mẹ chính tín Phật giáo, tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, tăng trưởng bồ đề tâm và trí tuệ, đây là đạo hiếu tối cao xuất thế gian (các pháp siêu việt khỏi thế gian, không còn bị ràng buộc bởi các pháp hữu lậu; là các pháp vô lậu, giải thoát niết bàn).

2. Ân chúng sinh: Tất cả chúng sinh động vật đều đã là cha mẹ của nhau từ nhiều đời nhiều kiếp; thêm vào đó, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đều do chúng sinh cung cấp đủ mọi thứ tiện nghi, nên có ân đức. Để tri ân báo ân đức của tất cả chúng sinh trong nhiều đời quá khứ, điều quan trọng nhất là tu tập theo hạnh nguyện của Bồ tát, bằng cách cứu giúp chúng sinh thoát ly lục đạo luân hồi khổ đau.

3. Ân Quốc gia: Cha sinh mẹ dưỡng sắc thân chúng ta, công chúng lo cho chúng ta sinh hoạt, ngoài ra chúng ta cần Nhà nước bảo hộ để chúng ta an cư lạc nghiệp. Nếu như quốc gia suy vong, nhân dân không nơi nương tựa đành phải sống lang thang lưu lạc, chúng ta nên cảm tạ ân đức của Quốc gia. Vì thế, mỗi người tuỳ theo cương vị của mình trong tổ chức xã hội, tận tuỵ làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình để báo đáp ân đức phúc hộ của Quốc gia.

4. Ân đức Tam bảo: Tam bảo là Phật Pháp Tăng Tam bảo, Phật Pháp Tăng Tam bảo là ánh quang minh toả sáng cho nhân gian, vốn sẵn ân đức không thể nghĩ bàn. Phật bảo đầy đủ 10 ân đức: “Ân đức phát tâm phổ độ, ân đức tu hành khổ hạnh, ân đức xưa nay vô ngã vị tha, ân đức thương xót chúng sinh trong lục đạo, ân đức luôn theo sát chúng sinh, Ân đức đại bi sâu nặng, ân đức ẩn sự thù thắng, hiển sự kém cỏi, ân đức ẩn chân thật, hành quyền biến, ân đức nghĩ thương xót vô tận, ân đức ngưỡng mộ biểu hiện mỹ hảo, ân đức lòng thương xót vô tận”. Pháp bảo là Tam tạng Thánh điển là chân lý tại thế gian, có năng lực dìu dắt chúng sinh ra khỏi biển sinh tử đến bến niết bàn, tất cả Phật ba đời đều y pháp tu hành, đoạn dứt tất cả chướng ngại, đắc thành đạo bồ đề, cho đến tận đời vị lai đều vì lợi ích chúng sinh, như thế gọi là ân đức Pháp bảo chẳng thể nghĩ bàn. Tăng bảo mãi mãi vì lợi ích hữu tình, mãi mãi an trú tâm, như thế gọi là ân đức Tăng bảo chẳng thể nghĩ bàn. Tam bảo giúp chúng ta đạt được cứu cánh giải thoát, ân đức quảng đại, vì thế cho nên chúng ta thành tâm cung kính Tam bảo, hơn nữa thực sự phụng hành phật pháp.

Kinh thuyết: “Người biết tri ân báo ân, tuy ở trong sinh tử luân hồi, thiện căn chẳng mất; người chẳng biết ân báo ân, thiện căn đoạn diệt, vì thế Đức Phật thường ca ngợi người tri ân báo đáp ân đức.” Phật giáo đề cao việc tri ân báo ân, đặc biệt là đạo Hiếu, không chỉ báo đáp ân đức cha mẹ kiếp này, rộng hơn nữa là cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp quá khứ nữa. Vì thế, việc tri ân báo ân đức cần phải bắt đầu từ người thân của mình, rồi rộng khắp đến nhân quần xã hội, quốc gia, mười phương đại chúng, cho đến vô lượng vô biên chúng sinh, để phụ mẫu thân quyến hiện tiền và quá khứ đều được cứu độ. Rõ ràng, Phật giáo đề xướng tư tưởng hiếu đạo tri ân báo ân đức là hơn hết cả.

*Trùm khắp pháp giới hư không giới, trên là chư Phật, dưới là chúng sinh, có cùng một Thể với chính mình, chẳng phải là “một nhà”, mà là “một thể”. Nói tới mối quan hệ này. Do vậy, lòng yêu thương ấy được gọi là Vô Duyên Đại Từ, Từ là lòng yêu thương, quan tâm, Vô Duyên là chẳng có điều kiện; Đồng Thể Đại Bi, Bi là thương xót, thương xót hết thảy chúng sinh mê mất tự tính. Phải biết: Họ và chúng ta là một Thể, chẳng phải là người ngoài, mà là Đồng Thể. Vô Duyên là giúp đỡ họ vô điều kiện. Vì thế, trong nhân gian có lòng Chân Ái (lòng yêu thương chân thật), Chân Ái là lòng yêu thương của chư Phật, Bồ Tát, là đại từ đại bi. Thật đấy! Bậc giác ngộ thì có, còn kẻ mê mất tự tính chẳng phải là không có, nhưng kẻ ấy bị mê, do mê nên lòng Chân Ái bị biến chất. Do vậy, trong kinh đức Phật gọi lòng yêu thương ấy (lòng yêu thương của kẻ mê mất chân tính) là Hữu Ái Duyên Từ, như trong thế gian hiện thời, lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái gọi là Ái Duyên, có lòng từ bi, nhưng từ bi đối với kẻ có quan hệ máu mủ, ruột thịt, bị chi phối bởi mối quan hệ này. Lại có Chúng Sinh Duyên Từ Bi, tâm lượng lớn hơn một chút, yêu thương chính mình, mà cũng có thể yêu thương người khác. Câu “凡是人皆須愛, phàm thị nhân, giai tu ái” (phàm là người, đều phải yêu) trong Đệ Tử Quy chính là Chúng Sinh Duyên Từ Bi. Bồ Tát có Pháp Duyên Từ Bi, lại cao hơn một tầng nữa, các Ngài liễu giải chân tướng sự thật.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 星雲大師全集

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường