Trang chủ Đời sống Triết lý giáo dục của tôi

Triết lý giáo dục của tôi

Giáo dục gia đình và giáo dục hiện đại quá chú trọng nhiều đến việc đào tạo quyền lực cứng, thậm chí, một số phụ huynh còn sắp xếp một số lượng lớn các môn học ngoài giờ, khiến các em không đủ thời gian nghỉ ngơi.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Giáo dục gia đình và giáo dục hiện đại quá chú trọng nhiều đến việc đào tạo quyền lực cứng, thậm chí, một số phụ huynh còn sắp xếp một số lượng lớn các môn học ngoài giờ, khiến các em không đủ thời gian nghỉ ngơi.

Tác giả: Phan Tông Quang
Biên dịch: Sa môn Lê Văn Phước
(Nguồn: 潘宗光教授網)

Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội “thử niệm” (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống” (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.

Mục tiêu của giáo dục là ươm mầm nhân tài. Theo thuật ngữ hiện đại, là nuôi dưỡng các thế hệ trẻ có cả hai quyền lực cứng (hard power) và có quyền lực mềm (soft skill).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Triet ly giao duc 1

Tác giả: Phan Tông Quang

Quyền lực cứng đề cập đến tri thức, kỹ năng, thể lực,…, còn quyền lực mềm là giá trị về văn hoá, năng lực học tập, đạo đức nghề nghiệp, phát triển nhân cách, kỹ năng giao tiếp… Con đường sự nghiệp ban đầu của những người bình thường (career path), phụ thuộc vào quyền lực cứng như tri thức, trình độ học vấn và sự phát triển tương lai phụ thuộc vào kỹ năng mềm của họ.

Giáo dục gia đình và giáo dục hiện đại quá chú trọng nhiều đến việc đào tạo quyền lực cứng, thậm chí, một số phụ huynh còn sắp xếp một số lượng lớn các môn học ngoài giờ, khiến các em không đủ thời gian nghỉ ngơi. Mọi thứ trong cuộc sống đều do cha mẹ chi phối và quyết định, thậm chí có trẻ em không còn có quyền lựa chọn thời gian.

Không thể tưởng tượng rằng, những đứa trẻ này sau khi lớn lên thường thiếu tính chủ động và sáng tạo; việc nhận thức về môi trường xung quanh rất kém và cảm thấy áp lực trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau.

Ngày nay các bậc cha mẹ tranh thủ mọi cách để con cái của họ giành chiến thắng ở vạch xuất phát, vì nghĩ rằng miễn là con mình có thể vào một trường học danh tiếng là đảm bảo cho sự thành công, sau khi lớn lên, chúng có thể dấn thân vào công việc chuyên môn và vươn lên trong cuộc sống.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Triet ly giao duc 2

Hiểu như thế là bởi cha mẹ yêu thương con cái, nhưng tài năng thực sự là phải có phẩm cách cao thượng, giá trị quan và chính xác, năng lực tư duy độc lập, xúc giác nhạy bén, kỹ năng giao tiếp cao cấp, đồng cảm,… Tất cả những điều nêu trên cần được trau dồi từ nhỏ, đặt nền móng, sau đó mới dần cải thiện.

Điều quan trọng nhất là đặt nền móng vững chắc cho phẩm đức của trẻ, để không đi vào con đường sai trái rồi hối hận quá muộn. Mẫu giáo và tiểu học là giai đoạn quan trọng để rèn luyện các kỹ năng mềm và hình thành các giá trị đạo đức, đừng sợ trẻ em mắc lỗi mà thay vào đó, hãy cho trẻ em không gian thử nghiệm và để trẻ em học cách đối mặt với sai lầm và tu chỉnh cải thiện.

Các đấng sinh thành nên quan sát từ phía hiếu tử hiền tôn của mình thuộc hạt giống nào, tu dưỡng đạo đức và năng lực học tập, dạy dỗ phù hợp với tiềm năng của chúng để ươm mầm những tài năng thực sự, vì sự lợi ích cho sự phát triển của cá nhân và xã hội.

Mục tiêu của giáo dục lý tưởng là ươm mầm những nhân tài vừa có quyền lực cứng (hard power), vừa có quyền lực mềm (soft skill), vừa cương vừa nhu. Hãy bắt đầu tạo dựng nền tảng vững chắc khi chúng đang ở tuổi ấu thơ, đừng mù quáng đuổi theo quyền lực cứng và bỏ bê việc đào tạo kỹ năng mềm.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Triet ly giao duc 3

Đặc biệt các bậc cha mẹ cần quan tâm đến việc trao dồi cho trẻ em có hiểu biết đúng đắn về nhân sinh quan xã hội, giúp các em có thể chủ động đối mặt và giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống trong tương lai.

Các bậc cha mẹ nên áp dụng một thái độ thuận “đạo pháp tự nhiên” (道法自然), khoan dung với bên ngoài, và cung cấp cho các em khả năng tự chủ, cư xử trước những cám dỗ, như “Đạo Đức Kinh” (道德經) thuyết rằng: “Vạn vật hoạt động mà vẫn im lìm; sống động mà không (đòi quyền) sở hữu; lao tác mà không cậy công; công thành mà không lưu luyến..” (萬 物 作 焉 而 不 辭, 生而不有, 為而不恃, 長而不宰, 功成而弗居!)

Tác giả: Phan Tông Quang
Biên dịch: Sa môn Lê Văn Phước
(Nguồn: 潘宗光教授網)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường