Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Đại lão HT.Thích Trí Tịnh viên tịch, tông môn Vạn Đức tổ chức triển lãm tưởng niệm một bậc Thầy với nhân cách và công hạnh cao cả; đồng thời giúp cho tăng, ni, phật tử và công chúng hình dung về cuộc đời và đạo nghiệp của ngài.
Lễ khai mạc diễn ra chiều 22/2/2024, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS và đông đảo Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự.
Phát biểu khai mạc, HT.Thích Hoằng Tri – Trưởng Ban tổ chức, nhắc lại những lời dạy của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh khi còn sanh tiền. Đồng thời gửi lời tri ân sâu sắc đến Đức đệ tứ Pháp Chủ và Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch đã quan tâm, chỉ dạy cho môn hạ tổ đình Vạn Đức thực hiện tuần lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch của ân sư.
Triển lãm với hơn 130 hình ảnh và hiện vật liên quan đến cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, diễn ra từ ngày 22-2 đến 29-2-Giáp Thìn (31-3 đến 7-4-2024) tại chùa Vạn Đức (502 Tô Ngọc Vân, P.Tam Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Bên cạnh những hình ảnh liên quan đến sinh hoạt đời thường, các chuyến đi, công tác Phật sự, các kinh sách, thủ bút, di vật, pháp ngữ của Đại lão Hòa thượng, triển lãm còn lần đầu tiên trưng bày các tư liệu liên quan đến hội Cực Lạc Liên Hữu mà Đại lão Hòa thượng khai lập vào năm 1955, với mục đích xiển dương pháp môn Tịnh độ ở trong nước lúc bấy giờ.
Quang lâm chứng minh, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn ban đạo từ, nhấn mạnh công đức to lớn của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh đã cống hiến cho đạo pháp, dân tộc và chúng sanh trong gần 100 năm thác tích cõi ta-bà và hơn 70 năm hành bồ-tát đạo.
“Qua những hiện vật và hình ảnh khi còn sinh tiền cố Đại lão HT.Thích Trí tịnh được môn đồ đệ tử tổ chức triển lãm, làm chúng ta thấy rõ hành trạng của ngài qua 5 công đức nỗi bật là:
Trên cương vị lãnh đạo cấp đã phụng sự và cống hiến trong nhiều tổ chức Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau;
Đào tạo Tăng tài để làm pháp khí đại thừa phục vụ Giáo hội và đất nước;
Nhà dịch giả kinh Phật lỗi lạc, kỳ công xây dựng pháp môn niệm Phật phát triển rực rỡ trong hiện tại và tương lai;
Hình mẫu về đời sống thiểu dục tri túc và giới đức trang nghiêm thanh tịnh để Tăng Ni hậu thế nương theo tu hành.”, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch bày tỏ.
Theo đó, Đại lão HT.Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc Cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, vị giáo phẩm đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử hình thành và phát triển GHPGVN.
Trong công tác giáo dục, Đại lão HT.Thích Trí Tịnh đã góp phần vào việc thành lập và giảng dạy tại các Phật học đường miền Nam Việt Nam, từ Phật học đường Phật Quang, Phật học trường Liên Hải, Phật học đường Nam Việt, Phật học Viện Trung phần Hải Đức – Nha Trang, Phật học viện Huệ Nghiêm, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Đại học Vạn Hạnh.
Đặc biệt, trong lĩnh vực phiên dịch và trước tác, ngài được biết đến là một đại dịch giả đã để lại nhiều bản dịch kinh điển, các tác phẩm có giá trị được nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam tụng đọc, nghiên cứu, tham học.
Những tác phẩm Hòa thượng đã biên soạn, phiên dịch và phổ biến có thể kể đến như: kinh Pháp hoa; kinh Hoa nghiêm; kinh Đại bát Niết-bàn; kinh Đại Bát-nhã; kinh Đại bảo tích; kinh Địa Tạng; kinh Tam bảo; kinh Phạm võng; kinh Pháp hoa cương yếu; kinh Pháp hoa thông nghĩa; Cực lạc Liên hữu tập; Đường về Cực lạc; Ngộ tánh luận…
Tác giả: Đăng Huy Nguồn: https://chutichghpgvn.vn/trien-lam-hien-vat-va-hinh-anh-cuoc-doi-va-dao-nghiep-cua-dai-lao-hoa-thuong-thich-tri-tinh/
Bài nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót. Chẳng hạn như thiếu HT. THÍCH TRÍ TỊNH (1917 – 2014) , với những đóng góp về dịch các bộ kinh đại thừa của ngài, Ngài mở trường Phật học Nam Việt, từng là Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTW Mặt trật Tổ quốc Việt Nam. Hòa thượng là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển từ những năm 1981 rất là lớn, Ngài là bậc tùng lâm của giáo hội. Còn thiếu các vị ni sư có nhiều công đóng góp cho Phật giáo Việt Nam như THÍCH NỮ TRÍ HẢI, sư bà dịch rất nhiều kinh sách và giảng dạy nhiều lớp học trò, sư bà Hải Triều Âm cũng vậy… Trong khi đó bài này lại dư ra 1 vị là HT. Thích Nhất Hạnh lại nhắc đến 2 lần, tức là1 người nhưng lại được nhắc tới 2 lần: Lần 1 trong vai trò tu sĩ Thích Nhất Hạnh, lần 2 cũng 1 người này lại được nhắc tới trong vai trò cư sĩ là Nguyễn Lang, và lại trích dẫn sách của tác giả Nguyễn Lang nói về Thích Nhất Hạnh ? trong khi Nguyễn Lang là bút danh nhà văn -nhà thơ sư ông Thích Nhất Hạnh. Nói chung bài viết này của tác giả này còn nhiều sơ sót quá, không biết là vô tình hay là hữu ý.: "Vai trò của Thích Nhất Hạnh trong việc phổ biến giáo lý Phật giáo và xây dựng phong trào "Phật giáo dấn thân" đã có tác động lớn đối với cộng đồng Phật tử Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Lang, 1992)."????
Bài nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót. Chẳng hạn như thiếu HT. THÍCH TRÍ TỊNH (1917 – 2014) , với những đóng góp về dịch các bộ kinh đại thừa của ngài, Ngải mở trường Phật học Nam Việt, từng là Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTW Mặt trật Tổ quốc Việt Nam. Hòa thượng là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển từ những năm 1981 rất là lớn, Ngài là bậc tùng lâm của giáo hội. Còn thiếu các vị ni sư có nhiều công đóng góp cho Phật giáo Việt Nam như THÍCH NỮ TRÍ HẢI, sư bà dịch rất nhiều kinh sách và giảng dạy nhiều lớp học trò, sư bà Hải Triều Âm… Trong khi đó bài này lại dư ra 1 vị là HT. Thích Nhất Hạnh lại nhắc đến 2 lần, tức là1 người nhưng lại được nhắc tới 2 lần: Lần 1 trong vai trò tu sĩ Thích Nhất Hạnh, lần 2 cũng 1 người này lại được nhắc tới trong vai trò cư sĩ là Nguyễn Lang, và lại trích dẫn sách của tác giả Nguyễn Lang nói về Thích Nhất Hạnh ? trong khi Nguyễn Lang là bút danh nhà văn -nhà thơ sư ông Thích Nhất Hạnh. Nói chung bài viết này của tác giả này còn nhiều sơ sót quá, không biết là vô tình hay là hữu ý.
“Dù chỉ nhỏ bằng một nắm thóc hay một tấm giẻ paintinggallery.pro@email.sa nhưng được cúng dường với lòng thành từ quan tin nhắn cho người xứng đáng nhận lễ vật kính thị thực chổ thấy cũng sẻ có Thích Từ Giang
Rất hay và xúc tích , cám ơn Tạp chí
Thống kê chi tiết lại vậy, người đọc dễ nắm bắt, có thêm minh họa nên dễ theo dõi hơn. Phẩm 39 đọc nhiều lần thấy hay.
hay quá đúng là phải vận dụng công nghệ vào các công việc hàng ngay