Trang chủ Bạn đọc Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai thị cho tăng, ni, phật tử

Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai thị cho tăng, ni, phật tử

Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014), thế danh Nguyễn Văn Bình, húy Nhựt Bình, tự Trí Tịnh, hiệu Thiện Chánh, thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41 tại Việt Nam. Nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBTW Mặt trật Tổ quốc Việt Nam. Hòa thượng là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Khai thi cua Hoa thuong Thich Tri Tinh 2

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bậc tôn sư khả kính đã có nhiều công lao giáo dưỡng và dìu dắt hàng trăm môn đồ đệ tử đã trưởng thành, noi gương từ bi hỷ xả, tự giác giác tha của Hòa thượng để bền vững đạo tâm và trang nghiêm Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.

1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới.

2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi.

3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua.

4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh.

5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm.

6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền.

7- Chính niệm đứng đầu là 3 niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

8- Hằng ngày ăn thịt chúng sinh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được.

9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Khai thi cua Hoa thuong Thich Tri Tinh 1

** Mình sống trong thời Mạt Pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như đang ở nơi giữa dòng sông, chẳng những chung quanh toàn là nước mà còn có sóng lớn nữa hoặc nhiều khi còn xuất hiện những chỗ xoáy trũng. Do đó phải học bơi lội và phải bơi lội giỏi nghĩa là lúc nào cũng cần phải cố gắng tinh tấn đừng để phóng dật. Lại phải lập chí nguyện lớn, chí nguyện càng dõng mãnh thì nghị lực mới phi thường.

*** Và nhớ là đừng bỏ qua tu mót
Tu mót là chớ để thời gian trôi qua khi gặp được cơ hội để tu
Gặp việc thì làm việc
Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật , niệm Pháp, niệm Tâm

***Dù còn trong sinh tử luân hồi, nếu cố gắng mót tu, mót phước thì cũng đầy đủ đạo pháp, nuôi lớn được thân Huệ mạng của chính mình.

Nếu ai đã từng thực hành một thời gian rồi sẽ thấy: Tu mót đôi khi lại lợi lạc nhiều hơn các khoá tu hành chính.

*** Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia

Cư sĩ tại gia có sự nghiệp của người tu tại gia

Chỉ là LỚN hay NHỎ mà thôi

Tuy nhiên nếu đã tạo sự nghiệp thì hãy như con NHỆN chứ đừng như con TẰM NHẢ TƠ rồi chết trong cái kén của nó.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Khai thi cua Hoa thuong Thich Tri Tinh 3

Chùa Vạn Đức, phường Tam Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Và cuối cùng nên giữ lại trong tâm chúng ta lời vàng ngọc quý giá vô cùng như sau từ bậc chân tu nhiều kiếp.

Ngày tháng trôi qua nhanh lắm, một năm không mấy chốc đã hết rồi.

GIÀ, BỆNH, CHẾT không chừa một ai. Dù vô thường sinh tử, thân này tuy không bền lâu, nhưng mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sinh tử lên đến bờ giải thoát.

Nếu chưa được như vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau bằng cách GIỮ ĐẠO TÂM KIÊN CỐ, GIEO NHIỀU CĂN LÀNH VÀ LÀM CHO NÓ TĂNG TRƯỞNG

Pháp của Phật rất rõ ràng chỉ cầu ở nơi mình có chí nguyện và thực hành hay không thực hành mà thôi!

Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường