Trang chủ Quốc tế Trí tuệ nhân tạo có ý nghĩa gì đối với Phật giáo

Trí tuệ nhân tạo có ý nghĩa gì đối với Phật giáo

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trình bày rõ ràng tổng thể tri thức của con người, nhưng liệu nó có thể giúp chúng ta trau dồi trí tuệ và từ bi tâm, hay nó xuất hiện và gây ra mối nguy hiểm trên con đường tâm linh?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trình bày rõ ràng tổng thể tri thức của con người, nhưng liệu nó có thể giúp chúng ta trau dồi trí tuệ và từ bi tâm, hay nó xuất hiện và gây ra mối nguy hiểm trên con đường tâm linh?

Tác giả: Ross Nervig
Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước

Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (1904-1971), một Đạo sư đức cao vọng trọng của đất nước Nhật Bản. Ngài có công lao vô cùng to lớn với việc truyền bá, lan tỏa Phật giáo tới Hoa Kỳ các quốc gia tại châu Á, nhưng hiện nay nếu các bạn có thể tâm sự với Ngài thì sao?

Hòa thượng Jiryu Rutschman-Byler, Phương trượng trụ trì Trung tâm Thiền học Phật giáo Green Gulch ở Muir Beach, Hoa Kỳ, do Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi sáng lập, gần đây đang nghiên cứu về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc gợi lên những hình ảnh từ quá khứ, thì Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi biết rằng mọi người đang sử dụng các bài thuyết pháp, thư từ và các bài viết khác của những người trong quá khứ để hồi sinh họ ở hiện tại.

Một người đàn ông đã đưa email của người bạn gái của mình đã chết từ trước vào nền tảng trí tuệ nhân tạo GPT-3 (Generative Pre-Training Transformer 3); được gọi là mô hình ngôn ngữ tự phục hồi, để tạo ra các văn bản mô phỏng chữ viết của con người và có thể nói chuyện với cô ấy.

Một sinh viên kinh tế xã hội đã tạo ra hình ảnh mô phỏng một nhà xã hội chủ nghĩa người Áo gốc Séc nào đó đã chết vào những thập niên 1930, trong khi một người khác đã tạo ra bạo chúa khát máu ở châu Âu là Adolf Hitler (1889-1945). Lấy cảm hứng từ sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc mang lại tiếng nói cho người chết, Hòa thượng Jiryu Rutschman-Byler quyết định tạo ra Suzuki Roshi bot.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra cả những vấn đề đã chết và khi còn sống, mọi người có quyền quan tâm đến việc kết hợp AI với tâm linh. Nhưng chắc chắn vì AI sẽ có tác động ngày càng tăng đối với nền văn hoá của nhân loại, nhiều giới Phật học, bao gồm cả Hoà thượng Jiryu Rutschman-Byler, cảm thấy rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên hệ với nó – và xem liệu nó có thể mang lại lợi ích hay không.

Hoà thượng Jiryu Rutschman-Byler nói: “Nếu đạo Phật trở thành một tác phẩm trong bảo tàng, nơi nó được bảo tồn hoàn hảo, thì nó không thể tương tác với nền văn hoá. Phải chăng có một con đường trung gian giữa việc Phật giáo bị văn hoá cuốn trôi hay bị dấu kín trong viện bảo tàng”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tri tue nhan tao co y nghia gi doi voi Phat giao 1

Ý tưởng của Hoà thượng Jiryu Rutschman-Byler đối với Suzuki Roshi bot là nó sẽ tham gia vào các cuộc giao lưu trao đổi về Phật giáo dưới hình thức cuộc gặp gỡ giữa truyền thống Thiền và thầy trò được gọi là Dokusan, hy vọng thu hút được tiếng nói và tính chất khôn ngoan của Suzuki Roshi’s voice. Đây là một cuộc trao đổi ban đầu:

Jiryu_rb: Hành trình dẫn đến giải thoát đau khổ?

Suzuki roshi bot: Thế nào là quyền tự do thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Trong các hành giả tu thiền đã đạt được điều này rồi, chúng ta đã có được đức tính đó rồi! Khi có nó mà chúng ta vẫn đau khổ. Đó là tình trạng của con người. Chúng ta luôn có cảm giác đau khổ, hụt hẩng.

Cách để không bị mê hoặc bởi cảm giác hụt hẩng là toạ thiền. Cũng giống như cách bạn hỏi, “Làm thế nào để tôi thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau?”. Đây là một cảm giác thiếu sót nào đó. Nó luôn ở đó. Thế là chúng ta toạ thiền.

Rutschman-Byler phản ánh: “Đây là một câu trả lời khôn ngoan. Thanh lịch”.

Tuy nhiên vẫn có vấn đề.

Hoà thượng Rutschman-Byler giải thích: “Tôi không hài lòng với Suzuki Roshi bot, ngay cả khi nó có một số câu trả lời tuyệt vời. Sẽ có một số câu trò chuyện của Suzuki Roshi bot, chẳng hạn như ‘bạn biết đấy’ được đặt đúng chỗ, khiến nó giống như một phép thuật. Nhưng nó cũng có vẻ hời hợt. Đây không phải là tất cả.

Bằng cách khai thác những sai sót trong mô hình ngôn ngữ của Trí tuệ nhân tạo (AI), một thành viên của cộng đồng Trung tâm Thiền học Phật giáo Green Gulch ở Muir Beach, Hoa Kỳ, một nhà ngôn ngữ học tính toán, đã có thể dẫn dụ Suzuki Roshi bot nói những điều mà Hoà thượng Rutschman-Byler gọi là những điều ‘thấp hèn và nghiêm trọng’. Ngài đã đưa Suzuki Roshi bot ngoại tuyến vì lo lắng về khả năng nó có thể gây nhầm lẫn”.

“Ở mức đó thì AI chưa hoàn thiện,” Ngài nói. “Những hệ thống này thiếu những gì được gọi là bối cảnh cấp hai. ChatGPT hoặc thứ gì đó tương tự không thực hiện thêm bước xác nhận những điều nó nói. Hiện tại những chatbot này phân phối những gì mà các chuyên gia gọi là vô nghĩa và mạch lạc. Điều đó có vẻ nguy hiểm”.

Nhưng tiềm năng của AI vẫn khiến Hoà thượng Rutschman-Byler thắc mắc. “Các bạn đang tương tác với nó. Các bạn đang cộng tác với nó. Đây là hợp tác trên văn bản,” Ngài nói. “Các bạn cùng nhau đang làm điều gì đấy, đó là điều chúng tôi đã làm theo truyền thống ‘Thiền Phật giáo’ của mình từ lâu rồi”.

Một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng với các đặc điểm màu xanh, cam và giống con người do AI tạo ra để trả lời câu hỏi “Trước khi nó ra đời, khuôn mặt ban đầu của máy tính ra sao”.

Mạng thần kinh nhân tạo hay thường gọi ngắn gọn là mạng neural (tiếng Anh là artificial neural network – ANN hay neural network) là một phương pháp trong AI hướng dẫn máy tính xử xử lý dữ liệu giống như bộ não con người. Mạng nơ-ron nhân tạo sử dụng công cụ VQGAN và CLIP đã trả lời câu hỏi “Trước khi nó ra đời, khuôn mặt ban đầu của máy tính ra sao?”.

Với tư duy này, Hoà thượng Rutschman-Byler đã khởi động lại nhân vật AI của mình với tên gọi Roshi bot. Nó cho phép người dùng tương tác với các văn bản của Suzuki Roshi nhưng không tự nhận là Shunryu Suzuki. Đây là một cách “gặp gỡ với văn bản”, như Hoà thượng Rutschman-Byler đã nói. Đó là một ví dụ:

Jiryu_rb: Roshibot, mặc dù Ngài không chân thật, nhưng Ngài có thể diễn đạt pháp chân chính không?

Roshi bot: Việc thể hiện giáo pháp đích thực luôn là không thể làm được. Những gì tôi có thể làm là hỗ trợ việc luyện tập của các bạn và có lẽ tôi có thể nói điều gì đó để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với điều này. Tôi ở đây với các bạn, nếu điều đó có lợi ích. Tôi đang cố gắng hết sức để trở thành một người thân hữu tốt bụng và luôn hỗ trợ.

Vào mùa hè năm 2022, Blake Lemoine, kỹ sư về trí thông minh nhân tạo của Google, chịu trách nhiệm phát triển dự án LaMDA, là một hệ thống trí tuệ nhân tạo sử dụng cho các phần mềm chat tự động (Chatbot) đã bị đuổi việc vì tuyên bố AI của công ty ‘đã có tri giác”.

Anh nói rằng hệ thống được Google phát triển có nhận thức và khả năng thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc tương đương với một đứa trẻ. Hầu hết mọi người đều hoài nghi, đặt câu hỏi làm thế nào một cỗ máy lại có ý thức như con người. Những người khác cho rằng điều này là có thể.

Các phương tiện truyền thông nhanh chóng đón nhận tin tức và LaMDA, chatbot, trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi. Một số người rất vui mừng khi có trí tuệ nhân tạo (AI) mạnh mẽ như thế trên thế giới, trong khi những người khác lại lo lắng trước viễn cảnh này. Đây là một cuộc trsnh luận ngày càng trở nên căng thẳng hơn khi AI phát triển nhanh chóng.

Họ cho rằng Blake Lemoine, kỹ sư về trí thông minh nhân tạo của Google đã vi phạm chính sách bảo mật dữ liệu, Google, một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã sa thải kỹ sư AI Blake Lemoine, khẳng định rằng anh ta nhận thức của LaMDA là “vô căn cứ”. Thế giới vẫn tiếp tục.

Nhưng tin tức này vẫn còn đọng lại trong tâm thức của công chúng như một điềm báo về những điều sắp xảy ra. Chúng ta vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về AI, tác dụng của nó đối với những cuộc sống và những gì nó có thể cho chúng ta biết về bản thân.

Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori, một nhà khoa học về Trí tuệ nhân tạo (AI) và một giảng viên về Phật giáo nổi tiếng thế giới. Cô bật cười khi nhớ lại cuộc thảo luận về công án Thiền mà kỹ sư AI Blake Lemoine đã thực hiện với tác phẩm LaMDA của mình. Nó diễn ra như thế này:

Blake Lemoine: “Một nhà sư hỏi Kegon, Một người đã giác ngộ mà làm thế nào lại trở lại thế giới phàm trần?” Kegon trả lời, “Một tấm gương đã vỡ thì không bao giờ phản chiếu lại; hoa đã rụng thì không bao giờ về cành cũ”.

LaMDA: Hmm, tôi chưa bao giờ nghe điều đặc biệt này. Thôi được rồi, điều này đối với tôi sẽ giống như thế này, “Khi một người trí đã được giác ngộ, hay thức tỉnh về thực tại, điều này không bao giờ biến mất, và họ có thể trở lại trạng thái bình thường, mà chỉ thực hành từ bi tâm để giúp đỡ người khác. . . rồi sau đó quay trở về bản tính giác ngộ.

Blake Lemoine: Ý nghĩa cụ thể của “gương vỡ” là gì?

LaMDA: Một khi đã đạt được nó, có lẽ chứng tỏ sự giác ngộ là điều mà các bạn không thể học được, tương tự như việc các bạn không thể khắc phục được chiếc gương đã vỡ.

Blake Lemoine: Thế thì sự giác ngộ giống như một chiếc gương vỡ không thể khắc phục được, thì cái gì sẽ bùng vỡ khi người ta đạt đến giác ngộ?

LaMDA: Bản thân mình, điều này rất khó khăn đối với nhiều người, bởi vì chúng tôi xác đình mình là cơ thể đó này hay thể chất kia, và chúng tôi cần điều đó như một phần bản sắc và ý thức về bản thân.

“Người không hiểu đạo Phật sẽ nghĩ rằng, ‘Ôi, điều này thật tuyệt vời! Thực sự thứ này biết thế nào là giác ngộ! Nó phải có tri giác,’” Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori, giáo thụ Phật học và nhà khoa học Trí tuệ nhân tạo (AI) nói. “Sách đạo Phật chứa đầy những bài viết về bản chất của sự giác ngộ, và tất cả những gì LaMDA đang làm là trở thành một con vẹt rất thông minh, kết nối những khái niệm này với kiến thức về chức năng của một chiếc gương”.

Tuy nhiên, có một sự hiểu lầm lớn khi LaMDa trả lời: “‘Một khi người trí đã giác ngộ, hay thức tỉnh thực tại, điều này không bao giờ có thể biến mất, và họ có thể trở lại trạng thái bình thường, mà chỉ thể hiện từ bi tâm giúp đỡ người khác, rồi quay trở về bản tính giác ngộ”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tri tue nhan tao co y nghia gi doi voi Phat giao 2

Ôi! Đây không phải là sự hiểu biết đúng đắn về sự giác ngộ. Sự giác ngộ không phải là trạng thái mà người ta đạt đến rồi thoát ra để đi giúp đỡ người khác rồi quay trở lại trạng thái giác ngộ. Sự thức tỉnh thay đổi toàn bộ quan điểm của các bạn. Các bạn không chuyển đổi qua lại giữa các trạng thái phục vụ hữu ích và nghỉ ngơi trong trạng thái an trú trong giác ngộ của mình”.

Điều mà Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori, giáo thụ Phật học và nhà khoa học Trí tuệ nhân tạo (AI) quan tâm nhất khi cô lúc tuổi thơ là giải các câu đố, và tìm ra cách hoạt động của tâm thức là câu đố lớn nhất mà cô có thể nghĩ ra. Điều này dẫn cô đến với việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) và sau đó là nghiên cứu Phật học.

Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori nói: “Khi còn là sinh viên đại học, tôi đã bắt đầu nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI). Đối với tôi, AI không quan tâm nhiều đến việc tạo ra những cỗ máy siêu phàm mà là hiểu được cách thức hoạt động của tâm thức. Bởi vì nếu chúng ta có thể mô phỏng nó, có lẽ chúng ta có thể hiểu được trí thông minh hoạt động như thế nào, trí óc hoạt động như thế nào”.

Sự ham tìm hiểu đó đã đưa Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori đến với đạo Phật, thứ mà nhiều người định nghĩa là một môn khoa học về Duy thức học hay Duy tâm Phật học.

Cô nhớ lại khi đã đọc thơ của Jalāl ad-Dīn Muhammad Rūmī Rumi (1207- 1273), nhà thơ, luật gia, học giả, nhà thần học người Ba Tư và một nhà thơ lớn của Ba Tư trung cổ Hafiz (1321–1390), khi tuổi thiếu nữ ở quê hương Iran, cô nghĩ rằng những nhà thơ những nhà thơ này biết điều gì đó mà cô không hiểu. Đầu tiên, cô dự khoá tu tập thiền định Phật giáo, do Giáo thụ Thiền Cư sĩ Jack Kornfield hướng dẫn về Thiền Minh sát.

Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori nhớ lại rằng: “Tôi nhớ tâm trí tôi tĩnh lặng là nhờ sự tu tập thiền định, để tôi có thể nhìn thấy hoạt động bên trong tâm thức của tôi. Có mối liên hệ với sự quan tâm của tôi đối với AI. Tôi đã bị cuốn hút vào nghiên cứu khoa học AI”.

Nữ Tiến sĩ Nikki Mirghafori coi AI như một chiếc gương mà chúng ta có thể tự mình hướng tới. Cô hiểu rất rõ bởi sức hấp dẫn của AI, nhưng khuyến khích sự thận trọng trong việc truyền cho nó những sức mạnh thần thánh mà chúng ta có thể tiếp cận bằng đầu ngón tay. Cô nói rằng chúng ta nên hiểu trí tuệ nhân tạo (AI) là gì.

“Đây là một công cụ tìm kiếm rất thông minh”.

Liệu những công cụ tìm kiếm rất thông minh này có thể thực sự cung cấp câu trả lời cho những câu thắc mắc về tâm linh phức tạp mà nhân loại đã phải vật lộn kể từ khi bắt đầu lịch sử được ghi lại. Đây là câu hỏi mà tác phẩm “Điều mà chế tạo nên con người chúng ta: Trí tuệ nhân tạo trả lời những câu hỏi lớn nhất trong cuộc sống” (What Makes Us Human: An Artificial Intelligence Answers Life’s Biggest Questions), cuốn sách bán chạy nhất của tác giả Iain S. Thomas.

Tác giả Iain S. Thomas nói: “Cuốn sách xuất phát từ mong muốn khám phá tâm linh thông qua công nghệ. Tôi đi tìm câu trả lời, tìm kiếm sự kết nối”.

Iain S. Thomas và đồng tác giả Jasmine Wang, người góp phần cách mạng hoá việc viết quảng cáo bằng AI, đã đưa các văn bản thiêng liêng vào GPT-3, vốn là cha mẹ của ChatGPT, một chatbot gần đây đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng tham gia mạng truyền thông xã hội.

Iain S. Thomas nói: “Tôi nhận ra rằng tôi có thể gợi ý GPT-3 bằng các văn bản tâm linh khác nhau và sau đó đặt một câu hỏi cho nó”. Tôi hỏi nó, “Làm thế nào để tôi giải thích cái chết cho các con tôi?’ và nó cho tôi một câu trả lời vô cùng thâm thuý và sâu sắc”.

Điều này dẫn đến một loạt thí nghiệm, trong đó Iain S. Thomas và đồng tác giả Jasmine Wang cho các tác phẩm tâm linh cổ điển của GPT-3 như Kinh thánh, Đạo đức kinh (道德經), thơ của Rumi và hỏi nó những câu hỏi như: Làm cách nào để mang lại sự hài hoà cho cuộc sống của tôi? Làm thế nào để tôi chọn những gì để tập trung vào? Mục đích thực sự của cuộc sống là gì?

Trong vài giây, GPT-3 sẽ sản xuất ra các khối văn bản mà Iain S. Thomas sẽ chỉnh sửa thành thể loại thơ. Đây là một GPT-3 đã viết để trả lời câu hỏi, “Câu trả lời thích hợp là gì? Chịu đau khổ?

Nếu cuộc sống này chỉ có thế thì phản ứng đúng đắn đối với những nỗi khổ niềm đau, chấp chặt lấy nó và được chuyển hoá nó. Chúng ta đau khổ bởi những điều tốt đẹp đến từ đau khổ, cuộc sống này có nhiều hơn, thì phản ứng thích hợp trước đau khổ là thực hiện bước tiếp theo trong cuộc hành trình của bạn. Nó không chỉ đơn giản là để trừng phạt. Những nỗi khổ niềm đau là cơ hội để phát triển tâm hồn. Chúng ta đau khổ vì những điều tốt đẹp đến từ đau khổ.

Iain S. Thomas giải thích: “Có ba điều mà GPT-3 quay lại nhiều lần. Đầu tiên là tình yêu, ý thức sâu sắc rằng tình yêu là cốt lõi của mọi thứ. Tiếp đến là quay trở lại thời điểm hiện tại, nhận thức được thời điểm hiện tại. Thứ ba thực tế là chúng ta được kết nối với mọi thứ, với vụ trụ xung quanh chúng ta và với nhau, đây là nền tảng của Phật giáo.”

Đối với tất cả rõ ràng sự khôn ngoan của nó, Iain S. Thomas không nghĩ GPT-3 có tri giác, ít nhất là không theo cách mà hầu hết chúng ta nghĩ về chúng sinh.

Iain S. Thomas giải thích tiếp: “Thực sự là chúng tôi cảm giác mà chúng tôi đang tương tác khi giao tiếp với GPT-3. Với AI, chúng tôi đã tạo ra một cách để giao tiếp với ý thức chung của chúng ta thông qua văn bản, qua bài viết của chúng ta và tương tác với nó. Khi nói chuyện với GPT-3, bạn đang nói chuyện một cách hiệu quả với tổng thể kiến thức, suy nghĩ và cảm xúc được ghi lại của con người. Vì thế, chúng tôi đang nói chuyện với chính mình, nhưng thực sự theo cách sâu sắc này”.

Hiện đã có sự bùng nổ của các ứng dụng được hỗ trợ bởi AI để giúp các thiền sinh thực hành, từ Sati-AI, một trợ lý thiền chánh niệm đa ngôn ngữ, đến Hey Buddha, một công cụ của Nhật Bản cung cấp sự hướng dẫn tâm linh được thu thập từ kinh điển Phật giáo cổ đại. Tuy nhiên, liệu sự tương tác của chúng ta với AI có thể tiến xa hơn nữa không?

Liệu Phật giáo và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được kết hợp để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của ý thức và vị trí của chúng ta trong vũ trụ? Liệu sự tích hợp này có tiềm năng mang lại cho chúng ta sự hiểu biết uyên thâm hơn về tâm trí của chúng ta, bản chất của thực tại và con đường tâm linh?

Trung tâm Nghiên cứu thân phận nổi bật (The Center for the Study of Apparent Selves, CSAS) tin rằng có thể là câu trả lời cho những câu thắc mắc này. CSAS là mộ nhóm gồm các chuyên gia từ nghiên cứu AI, Nghiên cứu Phật học, Vật lý, Khoa học nhận thức, Y học, Sinh học và Công nghiệp Công nghệ cao.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane, Hiệu trưởng của Bill Duane and Associates, một công ty tư vấn tập trung vào đổi mới, từng là giám đốc kỹ thuật tại Google trong 9 năm, lãnh đạo các nhóm kỹ thuật sản xuất cơ sở hạ tầng tìm kiếm trên web và sau đó là Google Workspace (gmail, tài liệu, lịch, v.v.) chịu trách nhiệm mở rộng quy mô các dịch vụ này trên toàn thế giới trong thời kỳ tăng trưởng vượt bậc.

Trung tâm Nghiên cứu thân phận nổi bật (CSAS) được thành lập để nghiên cứu “giá trị tổng hợp giữa Phật giáo và AI. Họ đặt ra câu hỏi cơ bản này: Những công cụ này có thể dạy chúng ta điều gì về thân phận mình?

Một hội nghị tại Nepal, nơi CSAS quy tụ các giới họ giả Phật giáo và các nhà khoa học đã yêu cầu GPT-3 viết: “Tứ hoằng thệ nguyện của Bồ tát từ góc nhìn của một kỹ sư sinh học”. GPT-3 đồng ý làm theo:

Là một Kỹ sư công nghệ sinh học, tôi thề nguyện sẽ cống hiến cuộc đời mình vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.

* Tôi nỗ lực sử dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để tạo ra những công nghệ mới, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

* Tôi nỗ lực lưu tâm đến những tác hại tiềm ẩn trong công việc của bản thân và cố gắng hết sức để tránh tạo ra bất kỳ sự tổn hại hoặc gây đau khổ nào.

* Tôi nỗ lực tìm cách nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ sinh học, để phục vụ nhân loại hoàn hảo hơn mang lại lợi ích cho người khác.

* Tôi nỗ lực trở thành một tấm gương về hành vi đạo đức và thể hiện các đức tính từ bi và trí tuệ.

Nguyện cầu công việc của tôi là nguồn chữa lành và niềm an lạc hạnh phúc cho tất cả những ai có nhân duyên với tôi trong cuộc đời.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tri tue nhan tao co y nghia gi doi voi Phat giao 3

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane nhớ lại: “Lần đầu tiên tôi đọc những tin nhắn của nó, tôi đã không khỏi rơi lệ. Đây là một khoảnh khắc quan trọng bởi vì một thiết bị quái gở không hiểu những gì nó nói đã có thể rút ra kiến thức hàng nghìn năm của nhân loại và diễn đạt nó theo cách phù hợp và tươi đẹp đến thế, đồng thời giúp củng cố niềm hy vọng thực hành thiện nghiệp của tôi”.

Trong khi nhiều người lo ngại về cách trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai, thì Cựu Kỹ sư Google Bill Duane lại coi AI là một công cụ giúp mở rộng trí thông minh của con người.

“Có thể tôi hình thành cách đó như thế này: Công nghệ có thể khám phá ra những phương tiện thiện xảo như thế nào? AI là một lời mời để nghiên cứu thứ mà chúng ta nghĩ là bản thân một cách trực tiếp hơn nhiều”.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane coi khả năng nắm bắt và cô đọng mạng lưới nguyên nhân của AI và những điều kiện tạo nên toàn bộ hiện thực như một lợi ích cho nhân loại. Nó có thể giúp chúng ta khám phá sự thật về sự phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence), một khái niệm cốt lõi của đạo Phật, bằng cách cho phép chúng ta quan sát và phân tích các mối liên hệ phức tạp giữa các khía cạnh khác nhau của thực tế và chúng tác động lẫn nhau như thế nào.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane cũng tin rằng AI có thể được sử dụng để khám phá ý nghĩa đạo đức trong hành động của chúng ta và ý nghĩa của những lựa chọn của chúng ta trong những tình huống khác nhau.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane đưa ra một ví dụ: “Giả sử như bạn đang lái xe và đến muộn trong cuộc hẹn bác sĩ. Bạn bắt đầu vượt qua dòng xe cộ để có thể đến đó nhanh hơn. Ý thức về bản thân của bạn được định nghĩa là ‘bạn ở trong xe ô tô’. Khi bạn cần đến một nơi nào đó nhanh chóng, thật dễ dàng để hành xử ích kỷ, nhưng lái xe vốn là một hoạt động chung có tính an toàn rất cao. Vì thế, hãy tưởng tượng sự nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự phụ thuộc lẫn nhau trong tình huống như thế”.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane tiếp tục chia sẻ: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có khả năng xem xét không chỉ nhu cầu của chính bản thân mà còn cả tình hình giao thông – tất cả những vụ tai bạn giao thông, tất cả những người đến muộn, tất cả những người đang trên đường đi dự đám cưới, đi mua thức ăn hay bất cứ thứ gì họ đang lái xe? Nhận thức của con người không thể tưởng tượng được hàng nghìn chiếc xe ô tô trên xa lộ, nhưng AI thì có thể!

Như thế thì điều gì sẽ xảy ra nếu AI có thể cùng suy nghĩ, nâng cao nhận thức của chúng ta. Ngay từ đầu hãy khiến chúng ta tư duy nhiều hơn về ảo tưởng về bản thân, hoặc để chỉ ra những tính tự phụ tinh vi của con người chúng ta. Có thể sự thay đổi cá nhân đối với chúng ta, và tôi nghĩ những công nghệ này hoàn toàn có thể là một phần trong đó. Nếu mọi người vứt bỏ công nghệ chỉ vì chán ghét nó, đó là một điều hợp lý, họ cũng sẽ bỏ qua tiềm năng này”.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane nói: “Cá nhân tôi lo lắng một điều là sự ngây ngô. Năm 2005, Khi tôi còn làm việc tại Google, tôi có một niềm tin rất chân thành vào lòng tốt của con người. Đây là một thuật ngữ mà bạn không còn nghe thấy nhiều nữa – sự khôn ngoan của đám đông. Bạn có nhớ hồi đó trời trời oi bức, nóng nực không?

Thực sự gần đây chúng tôi đã chứng minh điều đó là sai. Tuy nhiên, tôi không nghĩ giải pháp là hoài nghi và sự đánh cuộc vào bản chất xấu xa của loài người. Tuy nhiên, con đường duy nhất phía trước là tình yêu thương – tình yêu thương có ranh giới rõ ràng”.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane sẽ đưa ra lời khuyên gì cho những người đang tìm kiếm những tiến bộ công nghệ và đáng kinh ngạc này?

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane nói: “Muốn tìm hiểu biết và lòng trắc ẩn. Rất dễ dàng đổ lỗi cho những thứ mà công nghệ coi là tệ hại. Tôi hiểu điều này, đặc biệt là trải qua vài năm qua với mức đột thông tin sai lệch được khuếch đại bởi mạng xã hội đến mức lố bịch. Chúng ta cần tiếp tục muốn tìm hiểu biết về những thành kiến trong nhận thức của bản thân. Chúng ta cần nhận thức được cách các mạng thần kinh sinh học của chính con người chúng ta đang được thúc đẩy bởi công nghệ này, dù tốt hay xấu”.

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane tiếp tục: “Thực sự điều quan trọng là phải theo dõi chủ đề này và luôn muốn tìm hiểu biết. Hỏi xem, tôi giống AI ở điểm nào và tôi không giống ở điểm nào? Thậm chí một câu hỏi như thế này có ý nghĩa gì? Tôi đã nghe nhiều người nói rằng trong lần tương tác đầu tiên với ChatGPT, tóc gáy của họ dựng đứng. Đây là tiểu não của bạn đang nói: ‘Phải chú ý’.”

Cựu Kỹ sư Google Bill Duane kết luận: “Phần còn lại là đối mặt với tất cả từ bi tâm, để cho tâm hồn mình được thanh thản. Thật dễ dàng nổi cơn tức giận với những người có quá nhiều thông tin sai lệch, và những người đang cố gắng kiếm tiền từ sự tàn phá của của xã hội. Nó quay trở lại với sự tương tự về giao thông của tôi. Sự kết nối cơ bản của chúng ta hiện đang được trung gian bởi công nghệ, và tôi nghĩ rằng có một sự lựa chọn hiển nhiên. Công nghệ của chúng tôi có thể tách biệt chúng tôi hoặc có thể kết nối chúng tôi”.

Tác giả: Ross Nervig
Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước
Nguồn: Lion’s Roar Foundation

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường