Trang chủ Bài viết nổi bật Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển nền giáo dục và giáo lý Thiên Chúa giáo

Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển nền giáo dục và giáo lý Thiên Chúa giáo

Các chương trình trí tuệ nhân tạo đôi khi có thể “gây ảo giác”, nghĩa là chúng sẽ tập hợp thông tin không chính xác hoặc một phần không chính xác để đưa ra câu trả lời cho một truy vấn.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Các chương trình trí tuệ nhân tạo đôi khi có thể “gây ảo giác”, nghĩa là chúng sẽ tập hợp thông tin không chính xác hoặc một phần không chính xác để đưa ra câu trả lời cho một truy vấn.

Huấn quyền (Magisterium, quyền giảng dạy mà Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo hội) đang bị lung lay bới AI?

Khi sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin cho người dùng về mọi thứ liên quan đến nền giáo dục Thiên Chúa giáo, lời giáo huấn, giáo luật Công giáo La Mã đang đặt ra những thách thức về giáo lý, giáo luật theo truyền thống đã có hàng ngàn năm qua.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chuong trinh tri tue nhan tao lam rung chuyen nen giao duc va giao ly thien chua giao 4

Magisterium AI trên phương tiện truyền thông xã hội. Chụp màn hình

Vatican City (RNS) – Một chương trình mới sử dụng trí tuệ nhân tạo của Thiên Chúa giáo, Magisterium AI (một công cụ hữu ích cho việc truyền giáo), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa trong nghiên cứu học thuật giáo dục Công giáo La Mã, có khả năng phá vỡ các luận thuyết và tín ngưỡng lâu đời.

Được tạo ra bởi công ty Longbeard có trụ sở tại Hoa Kỳ, Magisterium AI sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giống như công nghệ ChatGPT nổi tiếng hiện nay, sử dụng để cung cấp cho người dùng về mọi mọi thứ liên quan đến nền giáo dục Thiên Chúa giáo, lời giáo huấn, giáo luật Công giáo La Mã.

Không giống như các chương trình AI khác, không ngừng phát triển và có quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu, thông tin được Magisterium AI giới hạn ở tài liệu chính thức của Giáo hội Công giáo La Mã và được quản lý cẩn thận.

Linh mục Philip Larrey, Chủ tịch Logic và Nhận thức luận tại Đại học Giáo hoàng Laterano ở Vatican và là Chủ tịch Ban Cố vấn Sản phẩm tại Sản phẩm tại Magisterium AI, cho biết: “Bằng cách này, nó tránh được những cạm bẫy của việc sử dụng AI”, trong cuộc phỏng vấn với Religion News Service, hôm thứ Tư (23 tháng 8).

Các chương trình trí tuệ nhân tạo đôi khi có thể “gây ảo giác”, nghĩa là chúng sẽ tập hợp thông tin không chính xác hoặc một phần không chính xác để đưa ra câu trả lời cho một truy vấn. Linh mục Philip Larrey nói: “Huấn quyền (Magisterium) AI được đào tạo để chỉ sử dụng các tài liệu chính thức của Giáo hội Công giáo La Mã. Đây là một tài liệu rất nhỏ, nhất quán và hẹp”.

Ông nói thêm: “Nó sẽ không bao giờ cho bạn là sai hay một câu trả lời sai”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chuong trinh tri tue nhan tao lam rung chuyen nen giao duc va giao ly thien chua giao 1

Giao diện Magisterium AI. Chụp màn hình

Với giao diện đơn giản, nơi người dùng có thể nhập các câu hỏi sẽ được trí tuệ nhân tạo trả lời, Huấn quyền (Magisterium) AI hy vọng sẽ là một dịch vụ hữu ích cho người Công giáo La Mã và cho mọi người.

Các vị luật sư đang tìm kiếm những thông tin cập nhật mới nhất và các nhà nghiên cứu có nhu cầu tiếp cận các tài liệu Công giáo La Mã từ thời cổ đại.

Huấn quyền (Magisterium) AI đã được 125 quốc gia sử dụng, hiện có sẵn 10 ngôn ngữ, nhưng những người tạo ra nó hy vọng sẽ bổ sung thêm nhiều ngôn ngữ hơn nữa trong thời gian tới.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chuong trinh tri tue nhan tao lam rung chuyen nen giao duc va giao ly thien chua giao 2

Linh mục dòng tên David Nazar. Chụp màn hình video

Linh mục dòng tên David Nazar, Viện trưởng của Học viện Đông phương Giáo hoàng, tin rằng công nghệ AI có sức mạnh cách mạng hóa nghiên cứu trong giới học thuật Công giáo La Mã, bằng cách cung cấp cho các học giả quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu. Các Giáo hội Kitô giáo Đông phương lan rộng khắp thế giới, từ Nga đến Ethiopia và Ấn Độ đều dựa vào những tài liệu thời cổ đại và vô cùng đa dạng.

Cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 8 năm 2023, Linh mục dòng tên David Nazar nói với Vatican City (RNS) rằng: “Huấn quyền (Magisterium) AI rút ngắn thời gian và cải tiến nghiên cứu của bạn”. Nghiên cứu đã được tiến hành trong 10 năm với trên 400 tài liệu và bản thảo có thể được hoàn thành trong một tháng hoặc một tuần, ông giải thích.

Học viện Đông phương Giáo hoàng hiện đang số hoá 1.000 tài liệu từ kho lưu trữ của Học viện và thêm chúng vào cơ sở dữ liệu Huấn quyền (Magisterium) AI.

Điều này bao gồm một trong những bộ sưu tập lớn nhất từ các bản thảo tiếng Syriac bên ngoài Syria, được đưa đến Rome sau khi bắt đầu chiến tranh ở quốc gia Trung Đông, Linh mục dòng tên David Nazar cho biết, mặc dù chương trình có phạm vi “bảo tồn và nghiên cứu lịch sử một cách chính xác,” nhưng nó cũng có tiềm năng trở thành một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy Chủ nghĩa đại kết (một phong trào tôn giáo nhằm tìm kiếm sự đoàn kết giữa tất cả những người theo đạo Thiên Chúa) và giải quyết các vấn đề giáo lý thời cổ đại.

Linh mục dòng tên David Nazar nói: “Các Hội đồng Giáo hội Công giáo La Mã đầu tiên quan tâm đến việc xác định các nguyên tắc – Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bản chất của Chúa Giêsu,… cũng như loại trừ những biểu hiện sai lầm về đức tin” ông nói, số lượng ngôn ngữ và đa dạng văn hoá được triệu tập tại các Hội đồng Công giáo La Mã thời cổ đại có nghĩa là những người tham gia “thường hiểu lầm lẫn nhau, và một số người bị cho là dị giáo và lý do sai trái.”

Linh mục dòng tên David Nazar lấy ví dụ như Tổng Giám mục Constantinople, Nestorius bị coi là dị giáo sau Công đồng Ephesus được hoàng đế Theodosius II triệu tập vào năm 431 để giải quyết cuộc tranh luận.

Nghiên cứu nhiều năm được thực hiện tại Học viện Đông phương Giáo hoàng, đã dẫn đến kết luận rằng thực sự Tổng Giám mục Constantinople, Nestorius đã bị hiểu lầm phần lớn về niềm tin của bản thân và bị lên án sai lầm. Sự hiểu biết này đã thúc đẩy sự hiệp thông giữa Giáo hội Công giáo La Mã và những tín đồ còn lại của ông ngày nay.

Việc phát hiện, dịch thuật và xuất bản Bazaar of Heracleides của Tổng Giám mục Constantinople, Nestorius vào đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự đánh giá lại thần học của ông trong học thuật phương Tây. Hiện tại người ta đồng ý rằng những ý tưởng của ông không xa những ý tưởng cuối cùng nổi lên thành ý tưởng chính thống, nhưng tính chính thống trong việc xây dựng học thuyết về Chúa Kitô của ông vẫn còn gây tranh cãi.

Linh mục dòng tên David Nazar cho biết, với các công cụ như Huấn quyền (Magisterium) AI, loại nghiên cứu này có thể diễn ra với thời gian ngắn hơn nhiều. Ông thừa nhận rằng khi nhiều dữ liệu từ tài liệu thời cổ đại và rộng lớn của Giáo hội Công giáo La Mã được đưa vào chương trình, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra những sự thật khó chịu về luận thuyết của Giáo hội Công giáo La Mã về các vấn đề nóng bỏng như các vị Linh mục đã kết hôn lấy vợ, vai trò của nữ tu trong tu viện.

“Sự thật sẽ giải thoát cho các ngươi!” Linh mục dòng tên David Nazar trích lời Chúa Giêsu nói. Đối với học giả, có một niềm tin an ủi khi phát hiện ra rằng mọi người đã sai, điều đó có giá trị hơn nhiều so với “Sự thật lo lắng bởi sự liên quan tới người dễ xúc cảm ở trên lời nói”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chuong trinh tri tue nhan tao lam rung chuyen nen giao duc va giao ly thien chua giao 3

Hình ảnh của Gerd Altmann/Pixabay/Creative Commons

Ngoài việc thay đổi cách thức nghiên cứu được thực hiện trong các trường Công giáo La Mã, Huấn quyền (Magisterium) AI còn có tiềm năng cho các luật sư giáo luật, những người có thể sử dụng nó để tiếp cận những phát triển mới nhất.

Chẳng hạn, Đức Giáo hoàng Francis đã phê chuẩn ban hành rất nhiều Tự Sắc, đây là những thay đổi về cách diễn đạt trong Bộ Giáo Luật 1983 là cuốn Giáo luật được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (1920-2005) ban hành vào ngày 25/01/1983 và có hiệu lực pháp luật vào Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng – 27/11/1983. Các luật sư có thể xem các luật cập nhật nhất nhờ chương trình được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Nó cũng có thể hỗ trợ các vị Linh mục viết bài giảng trong Thánh lễ bằng cách cung cấp thông tin về Giáo huấn của Giáo hội và bình luận của các chuyên gia trong quá khứ và hiện tại. Linh mục Philip Larrey, Chủ tịch Logic và Nhận thức luận tại Đại học Giáo hoàng Laterano ở Vatican và là Chủ tịch Ban Cố vấn Sản phẩm tại Sản phẩm tại Magisterium AI nói rằng mặc dù trí tuệ nhân tạo thường bị mang tiếng xấu, nhưng ppng tin rằng những chương trình như thế có tiềm năng tốt.

Linh mục Philip Larrey nói: “Điều này sẽ thay thế các luật sư hay giáo viên giáo luật phải không? Không, nó sẽ giúp ích. May mắn là nó sẽ không thay thế một Linh mục nên tôi nghĩ mình an toàn!”

Trong khi đức Giáo hoàng Francis đã thừa nhận những ưu điểm và khía cạnh tích cực của trí tuệ nhân tạo, Ngài đã cảnh báo về những cạm bẫy và hậu quả tiềm tàng mà công nghệ này gây ra, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Thời gian tới, đức Giáo hoàng Francis đã công bố rằng “Trí tuệ nhân tạo và Hoà bình” (Artificial Intelligence and Peace) sẽ là chủ đề của Ngày Thế giới Hòa bình (World Day of Peace) của Giáo hội Công giáo Rôma, được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 1, kể từ năm 1968, nhằm thúc đẩy đối thoại và tư duy đạo đức về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI).

Tác giả: Claire Giangravé
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Religion News Service

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường