Bản chất cốt lõi của trí tuệ con người, vốn dĩ chưa hoàn hảo, đang có nguy cơ bị lu mờ trước bước tiến không ngừng nghỉ của công nghệ? Trí tuệ cảm xúc giúp phân biệt loài người và thế giới động vật đang rung lắc trước những biến đổi lớn lao của trí tuệ nhân tạo?
Tác giả: Tiffani Gyatso Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước
Nếu toàn bộ tri thức của nhân loại bị dập tắt, điều gì được bảo tồn, và tương lai nhân loại sẽ ra sao?
Thắc mắc này được nhà vật lý lý thuyết người Mỹ Richard Feynman (1918-1988) tư duy, câu trả lời của ông được diễn giải là tri thức về nguyên tử là chìa khoá để hiểu thế giới vật chất.
Nguyên tử là thứ chúng ta tạo nên và nguyên tử là thực thể đầu tiên quy định toàn bộ thế giới vật chất.
Nhà văn và nhà vật lý người Brazil Luiz A. Oliveira mô tả việc hiểu các nguyên tử như một chức năng nhận thức: Chúng ta có xu hướng suy nghĩ về đồng tiền, ví dụ như dưới dạng khối cố định gồm 10 xu và các tờ 1, 5, 20 và 100 USD, nhưng bản thân những mệnh giá này được tạo thành từ đồng xu và nửa đồng xu, thậm chí những giá trị nhỏ hơn mà chúng ta hiếm khi quan sát kỹ để đánh giá, mặc dù chúng tôi biết rằng việc gộp nhiều giá trị nhỏ lẻ và giá trị nhỏ nhất lại có thể cộng lại thành 100 USD.
Nói một cách đơn giản, đây là việc nghiên cứu các giá trị cơ bản và cơ bản ‘nhỏ nhất’ mà chúng ta gọi là vật lý lượng tử.
Khi nghiên cứu Hình học Thiêng liêng (Sacred Geometry) và mối liên hệ tâm linh của nó quá mênh mông, chúng ta hiểu thế giới của các hạt và các dạng hình học thông qua việc lặp lại hình vẽ, biết rằng tất cả các chất hữu cơ, chất lỏng và đường cong trong thiết kế hữu cơ, và các phức tạp trong tự nhiên đều được cấu thành các phần hình học đơn giản, bởi vì hình học cũng là một phần của thế giới hạt hạ nguyên tử.
Mọi thứ chỉ là chủ đề nghệ thuật vẽ phối cảnh: sống trên bề mặt Hành trình Trái đất (Planet Earth), chúng ta thấy những ngọn núi và thung lũng ngập tràn với vô số hình dạng và các dạng sống - các loài thảo mộc, các loài chim muông, các loài động vật hoang dã.
Nhưng nếu góc nhìn của chúng ta chuyển sang mặt trăng, trái đất sẽ xuất hiện như một quả cầu phát sáng màu xanh, thậm chí chỉ là một hạt bụi giữa vô số hạt bụi khác - từ những hình dạng và kết cấu phức tạp, đến hình học, thành bụi bặm, cho đến trống rỗng… tuỳ theo góc nhìn của chúng ta.
Giả định đối với con người chỉ còn lại tri thức về nguyên tử và cách mọi thứ được tạo ra từ các yếu tố lặp đi lặp lại Fractal (hình phân dạng) là cấu trúc thể hiện sự gần giống nhau về hình dạng của các hình thể kích cỡ khác nhau, họ sẽ cần phải đặt những khối kiến trúc này được gọi là nguyên tử lại với nhau để kiến tạo nền văn minh. Nhưng từ góc độ hạt hạ nguyên tử, mọi thứ trông giống như hạt bụi.
Làm sao tôi có thể định hình một thế giới mới từ vật chất, mà cơ bản không ý tưởng? Người ta không thể đơn giản kết cấu gạch và gỗ lại và mong rằng sẽ hình thành một ngôi nhà, rồi mong rằng một ngôi nhà sẽ ra đời từ đó. Ngay khi ý tưởng ban đầu, chúng tôi hiểu tầm quan trọng nội tại của việc tổ chức những nguyên liệu thô này một cách thông minh.
Tôi cần phải có khái niệm về một ngôi nhà trước khi có thể tập hợp những nguyên liệu thô lại với nhau để tạo thành một nơi trú ẩn. Vật chất không thể trở thành một ngôi nhà nếu không được tổ chức cụ thể xung quanh một ý tưởng nhất quán. Với cùng chất lượng và số lượng vật chất, một người có ý tưởng có thể xây dựng một ngôi nhà, trong khi người khác có thể kiến tạo một nhà nguyện (một địa điểm tôn giáo để tập hợp, cầu nguyện và thờ phượng), một chuồng ngựa, hoặc một nhà tù.
Bản thân cấu trúc được gán ý nghĩa tuỳ theo mối quan hệ giữa các bộ phận và ý tưởng. Tất cả điều này hoàn toàn liên quan đến những gì Phật giáo tuyên thuyết về chủ đề Tính không (chẳng chấp thật có, chẳng chấp thật không, chẳng chấp thật chân, chẳng chấp thật giả, được như thế thì các pháp tự không, chẳng phải phủ định thể tướng rồi mới thành không), đây không phải là về sự vắng mặt của sự vật mà là về không gian vô tận và về các khả năng không giới hạn.
Nếu phân tích về con người, chúng ta vẫn chưa hoàn thiện nhưng vẫn có khả năng tồn tại và học hỏi đáng kinh ngạc, bất chấp những giới hạn của mỗi cá nhân. Chúng ta có những thứ giới hạn như răng yếu, móng tay ngắn và mềm, bởi lý do này mà mà chúng ta đã tìm kiếm các cạnh sắc để ghép lại với một mảnh gỗ để tạo thành một chiếc rìu.
Với một chiếc rìu, chúng ta có thể chặt những cây to hơn và biến những mảnh gỗ thành một chiếc thuyền hay một ngôi nhà, hoặc dùng gỗ để làm chất đốt nấu thức ăn hoặc tạo thành nhiều công cụ khác nhau. Khả năng tưởng tượng và tạo tác các phần mở rộng cho một phiên bản tốt hơn của ‘tôi’ đã giúp nhân loại phát triển như ngày nay.
Từ việc có ý tưởng dựa trên nhu cầu sinh tồn, chúng ta ‘hoàn thiện’ bản thân. Nhờ sự hạn chế của chúng ta được kích hoạt sự sáng tạo. Có thể chuyển hình ảnh trong tiềm thức của chúng ta thành các đối tượng vật chất (một tập hợp vật chất trong một ranh giới tiếp giáp xác định trong không gian ba chiều. Ranh giới này phải được định nghĩa và xác định do các thuộc tính của vật liệu) và việc làm đó trở nên rất hiệu quả.
Có thể chúng ta cùng nhau tạo ra những vật thể chung: mọi người chia sẻ một ý tưởng chung và kiến tạo những di tích phức hợp như Kim Tự tháp ở Ai Cập, Stonehenge, một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Vương quốc Anh, Thánh địa Phật giáo Angkor Wat ở Campuchia.
Chúng ta đã kiến tạo ra các xã hội, thành phố và quốc gia với những quy định, luật pháp, văn hoá và ngôn ngữ phức tạp. Chúng ta tạo tác các đồ vật và tượng đài đều có mục đích, lịch sử và ý nghĩa của nó bởi chúng ta có khả năng tư duy, điều này rất khác với các loài khác trên hành tinh này.
Trong nỗ lực hoàn thiện các tiện ích mở rộng và cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn, chúng ta tăng trưởng về số lượng và trở nên giỏi hơn trong việc khám phá, khai thác, và cải tạo môi trường.
Nhà khoa học độc lập người Anh, nhà môi trường học, nhà phát minh và là người theo thuyết Gaia xem Trái Đất như một hệ thống tự điều chỉnh tiêu biểu, James Lovelock (1919-2022), một trong những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20 và 21, khẳng định rằng chúng ta sẽ đạt đến đỉnh điểm năm 2.100, loài người sẽ là một loài rất nhỏ bé sống trên một hành tinh suy thoái.
Khả năng tồn tại, chúng ta sẽ đạt đến đỉnh điểm mất cân bằng, theo đó chúng ta đã can thiệp vào môi trường đến mức đang huỷ diệt hệ sinh thái. Phải chăng một tương lai đã phủ màn đêm đen đang tạo ra cho chúng ta một động lực khẩn cấp để xem xét lại động cơ tác động đến hành vi của chúng ta, ngay cả khi đức tính đáng ngưỡng mộ nhất của chúng ta quay lưng lại với chính cá nhân mỗi người?
Nhà môi trường học James Lovelock nói: “Trong thế kỷ tới, vào một thời điểm nào đó, khi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu bắt đầu hiện rõ, người ta sẽ căm phẫn nhìn lại những kẻ hiện đang gây ô nhiễm một cách ngu xuẩn khi cứ đốt nhiên liệu hoá thạch thay vì chấp nhận lợi ích của năng lượng hạt nhân. Việc chúng ta không tin tưởng vào năng lượng hạt nhân và thực phẩm biến đổi gien có cơ sở hay không?”
Chúng ta đã mở rộng đáng kể danh tính, kết nối và hoạt động của chúng ta thông qua Internet và nhanh chóng tiến nhập vào trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, thực tế tăng cường và siêu vũ trụ, cho phép chúng ta sinh sống ở nhiều nơi cùng một lúc. Tôi có thể chuyển trí tưởng tượng của mình vào những đồ vật tượng trưng cho tâm trí tôi, chẳng hạn như một thiết bị kỹ thuật số. Thế thì tôi phải bắt đầu từ đâu và kết thúc lúc nào?
Bằng cách liên tục tạo ra những phần mở rộng nhân tạo này về con người, làm mờ ranh giới giữa bản thân và phần mở rộng, chúng ta đang nhân lên và ý thức về bản thân chưa bao giờ thay đổi đến thế. Tuy nhiên, một cái gì đó có thể xuất hiện từ điều này - có lẽ dưới dạng bản sắc tập thể hơn.
Thi sĩ, triết gia, nhà tâm lý học, nhà phân tâm học và nhà tư vấn chính sách công người Brazil, nữ Tiến sĩ Viviane Mosé (sinh năm 1964) đưa ra một ví dụ về việc nhân loại đang chuyển hoá từ hệ thống phân cấp hình chóp sang một mạng lưới thống nhất theo chiều ngang như thế nào.
Kim Tự tháp có nền hình vuông có khối lượng lớn hơn, có đỉnh cao hơn nhiều so với khối lượng thấp hơn nhiều - một Pharaoh ('ngôi nhà vĩ đại' tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại) cai trị nhân dân bằng sức mạnh của tầm nhìn và chỉ huy của họ.
Hiện nay, chúng ta có thể được hưởng lợi (nhưng tất cả những nguy hiểm tiềm ẩn) từ một loại trí thông minh thống trị khác thông qua mạng xã hội, trong đó mọi người đều có cơ hội như nhau để bày tỏ tư duy của mình, đưa ra tiếng nói cho từng cá nhân về bất kỳ lĩnh vực nào, từ việc dạy các lớp nấu ăn thông thường cho đến chiến lược quân sự và các mưu đồ chính trị.
Mọi người đang nói về một phiên bản nào đó của ‘sự thật’, và chúng ta bị tấn công bởi những ý kiến và các khái niệm được củng cố bằng thuật toán sắp xếp bằng đếm phân phối (Counting Sort) ‘khớp’ với ý kiến của chúng ta, dựa trên hoạt động trực tuyến, bao trùm chúng ta trong những bong bóng dày đặc của những ý kiến có cùng quan điểm, ngoại trừ những đa dạng và những lời mời tư duy sáng tạo.
Đây là một phong trào tập thể, không có người chỉ huy; chắc chắn chúng ta đang di chuyển nhiều hơn với tư cách là một đàn cá hơn là một bầy sói cần một ‘Alpha’ (chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp).
Đầu tiên chúng ta phát triển khả năng cơ học để tạo ra mọi thứ, sau đó là năng lực giác quan và bây giờ là khả năng nhận thức. Hiện chúng ta ngày càng nhiều cuộc luận bàn nhiều góc độ khác nhau! Thậm chí chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không cần phải nói chuyện; ‘những thứ’ sẽ biết tất cả về chúng ta. Tủ lạnh của chúng ta sẽ biết khi nào nên tự động đặt lại hàng sữa trực tuyến để giao đến tận nhà.
Các đường giữa đối tượng và chủ thể đang bị mờ dần, tất cả vì sự thuận tiện của chúng ta, với mục đích tạo ra một lối sống ‘hoàn hảo hơn’. Nhưng khi làm như thế, chẳng phải chúng ta đang loại bỏ nhu cầu cơ bản giúp chúng ta sáng tạo? Có phải chúng ta đang giao việc này cho trí tuệ nhân tạo (AI) - không chỉ tính thực tế máy móc mà còn cả tính cảm xúc?.
Sinh vào những thập niên 1980, khi tôi trưởng thành thì không có Internet, trong nhiều năm không có điện vì cha mẹ tôi chuyển đến một vùng biệt lập để tìm kiếm trải nghiệm nguyên sơ. Chắc chắn rằng tôi không bỏ lỡ bất kỳ thế giới ảo nhân tạo nào, chắc chắn tôi đã làm việc rất nhiều với thế giới ảo giác bên trong chính mình, vốn là trí tưởng tượng của tôi.
Vì thế, khi tôi còn tuổi thanh xuân, một cành cây có thể dùng làm thanh kiếm, con ngựa tôi từng cỡi là một con kỳ lân thần kỳ. Có thể tôi vẫn nhớ rõ ràng sức mạnh của trí tưởng tưởng của bản thân, điều này làm cho những ngày của tôi trở nên thật vui tươi và hoàn hảo.
Tôi tin rằng ngày nay chúng ta vẫn làm như thế, chỉ ở quy mô lớn hơn nhiều, tuy nhiên thảm kịch mà chúng ta thấy đang xảy ra là việc chuyên giao quyền lực đó để tạo ra ý nghĩa cũng như các mối quan hệ và toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Có thể đây là căn nguyên khiến tỷ lệ trầm cảm ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Hãy hình dung thế này: Một thế giới trong đó máy móc, được cung cấp năng lượng bởi mạng lưới thần kinh phức tạp, nhận biết sở thích, dự đoán nhu cầu, điều chỉnh trải nghiệm cho phù hợp với mong muốn cá nhân. Ở mức độ cảm xúc, vũ điệu cộng sinh giữa cảm xúc con người và trí tuệ nhân tạo (AI) này tạo nên một vở ballet cổ điển đầy sắc thái (xuất hiện lần đầu năm 1614 tại Pháp) - một vũ điệu tinh tế trong đó các thuật toán cố gắng dự đoán và hiểu được niềm vui, những nỗi khổ niềm đau và đặc điểm riêng của chúng ta.
Đúng như thế, trong vũ điệu tiến bộ này, chúng ta cũng gặp phải những khoảnh khắc bất hoà sâu sắc. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc sống, đặt ra câu hỏi về tính xác thực của các mối quan hệ giữa con người với nhau. Thực sự thuật toán có thể hiểu được sự phức tạp của một cuộc giao lưu trò chuyện chân thành không?
Những sắc thái bất thành văn đặc trưng cho mối quan hệ các cá nhân? Khi chúng ta giao phó cho trí tuệ nhân tạo (AI) các nhiệm vụ từ quản lý nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội cho đến giới thiệu bạn đời, Chúng ta thấy mình đang đứng ở ngã tư của sự thuận tiện và tính xác thực.
Hãy quan sát tác động sâu sắc đến trí thông minh của chúng ta, cả trí tuệ nhân tạo (AI) và con người. Với sự hiện diện khắp nơi của các ứng dụng do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển, trí tuệ tập thể của chúng ta được nâng cao, và ranh giới về những gì chúng ta có thể đạt đến được mở rộng.
Tuy nhiên, bản chất cốt lõi của trí tuệ con người, với những điều kỳ quặc và không hoàn hảo, đang có nguy cơ bị lu mờ trước bước tiến không ngừng nghỉ. Trí tuệ cảm xúc giúp phân biệt loài người chúng ta trở thành sự cân bằng tih tế giữa mã hoá nhị phân và trái tim đang nhịp đập.
Trong lĩnh vựa vào quan hệ của con người, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành con dao hai lưỡi - một người bạn đồng hành giúp nâng cao cuộc sống của chúng ta, nhưng lại bị đe doạ đến chiều sâu các mối quan hệ của chúng ta. Mặc dù các thuật toán có thể dự đoán sở thích của mỗi cá nhân, nhưng liệu chúng ta có thể giải mã được những điều chưa được nói ra không?
Thực sự những sắc thái khiến chúng ta là con người? Sự cộng hưởng cảm xúc trong các mối quan hệ của chúng ta, từng được hướng dẫn hoàn toàn bởi trực giác và sự đồng cảm, hiện đang phải đối mặt với hiệu quả lạnh lùng của trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong những nét vẽ nghệ thuật của câu chuyện này, chúng ta thấy mình đang suy ngẫm về một trạng thái cân bằng mong manh giữa những điều kỳ diệu của trí tuệ nhân tạo (AI), và địa hình cảm xúc mà nó vượt qua. Có lẽ có một cách khác: hãy vẽ nên mối quan hệ của chúng ta với công nghệ bằng chính niệm và chính định, gìn giữ sự ấm áp tình người trong vòng tay tươi mát của trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong sự cộng sinh này, cầu mong chúng ta vun đắp một tương lai trong đó giai điệu cảm xúc của trải nghiệm con người được chia sẻ giữa sự hài hoà với các thuật toán bởi sự tiến bộ, chế tạo một bức tranh vừa tiên tiến về công nghệ vừa sâu sắc về mặt cảm xúc - điều đó vẫn phụ thuộc vào chúng ta, nhân loại.
Tác giả: Nữ Cư sĩ Tiffani Gyatso, nghệ sĩ người Brazil sinh năm 1981, người đã tập trung lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật từ các nền văn hóa khác nhau. Cư sĩ học thiết kế đồ hoạ tại Munich, thủ phủ của tiểu bang Bayern, thành phố lớn thứ ba của Đức, sau đó là làm chuyên về Tranh Thangka (Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng). Cư sĩ được giới thiệu về nghệ thuật thiêng liêng tại Tu viện Gandam toạ lạc phía Tây Bắc Ulan-Bator Mông Cổ, hoàn thành việc học tại Norbulingka - Viện bảo tồn Văn hóa Tạng, Dharamsala, Ấn Độ (2003-2006).
Cư sĩ cũng đã học khoá học về hình học thiêng liêng và các mô hình kiến trúc Hồi giáo tại Prince's School of Traditional Arts (PSTA), London, Vương quốc Anh.
Hiện nay, cư sĩ điều hành Trung tâm Nghệ thuật Tĩnh Tâm tại Atelier YabYum, Extrema, State of Minas Gerais, và hướng dẫn các nhóm nghệ thuật đến Ấn Độ và Nepal.
Tác giả: Tiffani Gyatso Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước Nguồn: Buddhistdoor Global
Bình luận (0)