Tác giả: Meher McArthur Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
Trong phần lớn lịch sử của Hàn Quốc, đạo Phật là một lực lượng hùng hậu, ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh của người dân Hàn Quốc, từ triều đình đến xã hội đại chúng.
Đến Triều đại Joseon (1392–1897), triều đình đã tôn sùng các học thuyết tân Nho giáo, tập trung vào việc duy trì trật tự xã hội và tôn vinh tổ tiên như một phương tiện để đạt được sự hài hòa trong vũ trụ.
Trải qua 5 thế kỷ triều đại Joseon là kỷ nguyên đen tối đối với Phật giáo. Khổng giáo có cơ hội thượng phong như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống. Dưới chính sách đàn áp liên tục, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các trung tâm đô thị đều bị trục xuất về núi rừng, chư tăng thường bị đối xử khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc trục xuất này có giá trị đối với Phật giáo ở hai khía cạnh: Cơ sở tự viện Phật giáo đã trở thành trung tâm cho sự phát triển của xã hội trong việc thực hành thiền định và Phật giáo đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với người dân, thường kết hợp với các hình ảnh của các vị Hộ pháp mới.
Từ thế kỷ 18, một loại tranh mới đã xuất hiện tập trung vào các nhóm nhân vật hộ pháp, thường không nhận ra ngay là các vị hộ pháp bảo vệ phật pháp. Những bức tranh hộ pháp này, “thần chúng tránh họa”, nghĩa đen là “bức tranh treo vạn linh” (a host of spirits hanging painting), là một trong những loại hình nghệ thuật Phật giáo hấp dẫn nhất, đã phát triển tại Hàn Quốc.
Các ví dụ tương đối hiếm, nhưng có một số ít trong các bộ sưu tập của viện bảo tàng và đại học, bao gồm cả bộ sưu tập giảng dạy của Scripps College ở Claremont, California, Hoa Kỳ và chúng đáng được nghiên cứu thêm như những ví dụ về sự nhẫn nại và thích ứng của niềm tự tin, đức tự chủ dưới sự áp bức của nhà nước quân chủ độc tài toàn trị.
Bức tranh Scripps College, được tặng cho bộ sưu tập vào năm 2016, có thể là có từ cuối thế kỷ 18. Bức tranh thể hiện nét tinh xảo họa vẽ bằng mực và màu trên lụa, mặc dù nó có một lớp bồi tụ khô trên bề mặt và cần phải làm sạch. Bức tranh còn nguyên khung, với các vòng treo bằng kim loại ở trên cùng, rõ ràng bức tranh có nguồn gốc từ một phật tử tại ngôi già lam cổ tự.
Tổng cộng có 12 hình được sắp xếp thành ba hàng: năm ở hàng sau, năm ở giữa và hai ở phía trước bên trái và bên phải. Mặc dù có một vị thần hộ pháp đội vương miện lớn ở hàng sau, giống như là vạn sự tùy duyên (buddha-like) vậy, hình ảnh như được hộ tống bởi hai nhân vật đội vương miện nhỏ hơn, nhưng nhưng những vị thần hộ pháp này không phải là nhân vật trung tâm trong cuộc tụ họp này. Thay vào đó, một nhân vật nhỏ hơn một chút với chiếc mũ đội đầu bằng lông vũ khác thường được đặt ở vị trí trung tâm, hai bên là ba nhân vật giống thần chiến đấu uy nghi đáng khiếp sợ, với đặc điểm và mái tóc trên khuôn mặt Trung Á, cùng với một một cậu bé cầm cây đinh ba ở chính giữa bên phải. Ở phía trước bên trái và bên phải là hai nhân vật cận thần mặc triều phục như Trung Quốc và đội mũ chính thức và tay cầm quyền trượng.
Trong bức tranh, nhân vật hấp dẫn ở trung tâm, đầu đội mũ lông vũ với nét mặt hiền hòa, dung mạo tuyệt mỹ, mặc trang phục võ tướng, tay cầm thanh kiếm là Hộ pháp Vi đà Tôn thiên, với nét mặt hiền hòa, dung mạo tuyệt mỹ, mặc trang phục võ tướng, tay chống thanh kiếm, với trách nhiệm xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp (stupa) của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật), một trong những vị Bồ tát được tôn kính và có ảnh hưởng nhất trong tất cả các kinh điển Đại thừa Phật giáo.
Theo Từ điển Phật giáo Princeton (nhà xuất bản Đại học Princeton 2013), tôn danh tiếng Hàn là Bồ tát Đồng Chân, có nghĩa là “tươi trẻ” và “chân thực”, là bản dịch của tên tiếng Phạn “Kumārabhūta” (Pháp Vương Tử). Thuật ngữ này được sử dụng cho một hình thức tươi trẻ vui khỏe của vị Bồ tát Hộ pháp, và thường dùng tôn danh riêng cho đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù, người mãi trường sinh bất tử.
Vị thần thánh Đồng chân này có thể được liên kết với thần sáng tạo Brahma (tiếng Phạn: chuyển tự Brahmā, Tiếng Hàn: 브라흐마, Hán Việt: Phạm Thiên), được gọi là "đấng sáng tạo" trong Trimurti, ba vị thần tối cao bao gồm Vishnu và Shiva của Ấn Độ giáo, người được cho là đã sinh ra bốn Đồng chân hoặc là một trong bốn Hiền nhân (Sanaka, Sanatana, Sanandana và Sanatkumara), họ đi lang thang vũ trụ khi còn là những đứa trẻ, từ tâm trí của ông, hoặc với vị thần kém hơn của Ấn Độ giáo là Skanda (색건타) còn được gọi là Kārttikeya, một trong những người con trai của thần Shiva. Trong các ngôi chùa Phật giáo, Skanda là một trong tám vị thần tướng dưới quyền của Tăng trưởng Thiên vương (Virudhaka,증장천왕, 增長天王), một trong bốn vị thần quan trọng mang danh hiệu Tứ Đại Thiên Vương trong tôn giáo truyền thống Phật giáo Hàn Quốc. Đây là vị thần trấn phương Nam, giúp chúng sinh tăng trưởng thiện căn, bảo vệ cho Phật Pháp không bị xâm phạm, nên còn được gọi là Nam phương Thiên vương.
Trong biểu tượng của Ấn Độ giáo, Skanda (색건타) cưỡi một con công, thường được miêu tả là trẻ mãi không già. Trong các bức tranh thần Hộ pháp Bồ tát của Phật giáo Hàn Quốc, Bồ tát Đồng Chân (동진보살) được miêu tả với khuôn mặt tươi trẻ vui khỏe và với những chiếc lông vũ xòe ra từ hai bên đầu, giống như đuôi của con công, vì vậy trong những bức tranh thần Hộ pháp có vẻ như có sự liên kết với Skanda (색건타) này. Tuy nhiên, thần Sáng tạo Brahma (브라흐마) cũng hiện diện trong bức tranh này. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc tương tự có một Thần chúng Tránh họa (신중탱화) (số đăng nhập: Deoksu 449), ở trung tâm cũng có Bồ tát Đồng Chân (동진보살) đầu đội chiếc mũ lông vũ tinh xảo. Theo mô tả về bức tranh, các vị thần Hindu Brahma và Indra được mô tả phía trên là Bồ tát Đồng Chân (동진보살) ở bên trái và bên phải, tạo thành một hình tam giác với hình Bồ tát Đồng Chân (동진보살). Ở phần trên xung quanh chúng là nhiều vị thần và thiên nữ khác nhau, được thể hiện với những nét mặt rạng ngời của người Trung Hoa, có lẽ đại diện cho các vị thần Đạo giáo và Nho giáo. Bên dưới các vị ấy là những nhân vật thần Hộ pháp đều mang vũ khí với khuôn mặt sẫm màu hơn, đôi mắt to hơn và khuôn mặt có râu.
Trong bộ sưu tập Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles, Hoa Kỳ có hai bức tranh tương tự mang tôn danh Bồ tát Hộ pháp bảo vệ Chính pháp Phật đà. Ví dụ hiển thị tương tự, mô tả 16 nhân vật xung quanh một nhân vật trung tâm, người mà bảo tàng xác định trong ghi chú của người quản lý là Thần Hộ pháp Vi Đà (위타천, Witaecheon), một đại diện của Skanda (색건타) của Hàn Quốc. Các ghi chú giải thích thêm rằng, vị thần Hộ pháp này “được coi là người Hộ trì Chính pháp của Đức Phật nhập Niết bàn, vị thần Hộ pháp này đặc biệt được tôn thờ tại các cơ sở tự viện Phật giáo. Đặc biệt, Skanda được sùng bái như vị thủ hộ thần được tôn thờ tại các cơ sở tự viện Phật giáo, được thiên hạ tôn vinh như vị thủ lĩnh thiên quân, vị thần Hộ pháp trừ khử tất cả các loại tà ác”. Tương tự, bên cạnh vị thần hộ pháp này là bốn vị Hộ pháp vương, ngoài ra còn có các mỹ nữ, đồng tử và hai người đàn ông lớn tuổi: bên phải, hình ảnh cụ già là một vị Sơn thần, vị thần xua tan tà ma, tiêu trừ tai họa và ban phúc lành, và bên trái là (정복조군, 定福灶君), vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Việc bổ sung các vị thần dân gian địa phương và các vị thần Đạo giáo Trung Hoa vào một nhóm vốn đã phức tạp về mặt hình tượng rõ ràng là điều phổ biến trong loại tranh này.
Mặc dù các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ về các vị thần Hộ pháp chính vẫn được trưng bày trong các cơ sở tự viện Phật giáo Hàn Quốc vùng nông thôn, trong thời kỳ nhà nước quân chủ toàn trị độc tài, tranh tượng Bồ tát Đồng Chân (동진보살) đã chiếm một vị trí nổi bật trong phụng hành của các phật tử Hàn Quốc vùng nông thôn. Những bức tranh này thường được treo trên bức tường bên phải của sảnh Chính điện của các cơ sở tự viện Phật giáo Hàn Quốc, và có khắc phương danh của các nhà tài trợ trong cộng đồng hiến cúng. Bồ tát Đồng Chân (동진보살) hay Thần Hộ pháp Vi Đà (위타천, Witaecheon), các vị thần Hộ pháp chư thiên khác nhau và những vị thần Hộ pháp có vũ trang bao gồm “Thần chúng Tránh họa” (신중탱화, 神衆幀畵), nghĩa đen là “Bức tranh treo Vạn linh” không phải là nhân vật trung tâm trong Chính điện phụng thờ tại Chính điện, và do đó giữ địa vị tâm linh thấp hơn các vị Phật và Bồ tát. Trên thực tế, một số nhân vật được đưa vào hoàn toàn không phải là Phật giáo, mà là những vị thần tín ngưỡng đạo Hindu Ấn Độ, Đạo giáo Trung Hoa và từ các truyền thống tín ngưỡng dân gian của Hàn Quốc được Phật giáo bản địa hóa. Có lẽ những vị Hộ pháp bình dân hơn này dễ tiếp cận với cư dân hơn là chư Phật và Bồ tát, các vị thần tín ngưỡng dân gian phục vụ như những người trung gian giữa con người và các vị thần Hộ pháp cao hơn. Bằng cách chào đón những vị thần này từ các truyền thống tôn giáo khác nhau vào Chính điện tại các cơ sở tự viện Phật giáo, với tư cách là những vị thần Hộ pháp bảo vệ Phật pháp, xưng tán, ca ngợi đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, các Phật tử Hàn Quốc đã sử dụng những bức tranh này như một phương tiện thiện xảo để tập hợp càng nhiều sự bảo vệ tinh thần từ cách truyền thống tôn giáo khác nhau càng tốt, để bảo tồn không chỉ cho bản thân họ, mà cò cả niềm tin quý giá của họ.
* Các vị thần Hộ pháp Phật giáo Buddhist Guardian Deities (Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc)
Tác giả: Meher McArthur Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
Bình luận (0)