Trang chủ Tạp chí Đuốc Tuệ Tổ Vĩnh Nghiêm: “Kẻ tu hành thì có người mượn tiếng Phật để mưu lợi riêng cho mình”

Tổ Vĩnh Nghiêm: “Kẻ tu hành thì có người mượn tiếng Phật để mưu lợi riêng cho mình”

Tổ Vĩnh Nghiêm - Trên có Đại nam Hoàng đế và Chính phủ bảo hộ thề tinh cho phép lập thành hội Phật giáo, trong chư tăng như có vị nào trước đã trót làm sai tôn chỉ của đạo Phật, thì kịp nên sửa đổi thân tâm.

Đăng bởi: Phạm Khánh Linh
ISSN: 2734-9195

Tổ Vĩnh Nghiêm – Trên có Đại nam Hoàng đế và Chính phủ bảo hộ thề tinh cho phép lập thành hội Phật giáo, trong chư tăng như có vị nào trước đã trót làm sai tôn chỉ của đạo Phật, thì kịp nên sửa đổi thân tâm.

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 01

BÀI TRẢ LỜI CỦA SƯ TỔ VĨNH NGHIÊM

A DI ĐÀ PHẬT

Thưa cụ Chánh hội trưởng.

Thưa liệt-quý.

Kẻ sơn tăng này, từ ngày được y bát chân truyền, chốc đã mấy chục năm có lẻ: chẳng may gặp hồi mạt vận, Phật pháp ngày một suy-vi, trong lòng người ta thi cái Phật tính bị mờ tối, kẻ tu hành thì có người mượn tiếng Phật để mưu lợi riêng cho mình, nên sơn- tăng này chỉ muốn dấu tiếng ở nơi hoang giã, một lòng vi đạo, ra công tu luyện để đem cái lực tàn mà cứu độ chúng sinh đang chịu cảnh đọa đày trong khổ hải được một phần trong muôn phần, ấy là mãn nguyện lắm vậy.

tap chi nghien cuu phat hoc Loi su to Vinh Nghiem tra loi nham lap hoi Phat giao trung hung Phat phap

Tổ Vĩnh Nghiêm- hòa thượng Thích Thanh Hanh (1840 – 1936). Nguồn: St

Nay thấy cụ Chánh Hội – trưởng và liệt – quý cùng chung một lòng đau- xót vì thế đạo nhân- tâm, mà lập ra hội Phật giáo này, mục đích là trùng hưng Phật pháp, thật là vạn niên nhất kiến.

Hôm vừa rồi, Cụ Chánh Hội – trưởng và liệt – quý đã quá bộ lên vãn cảnh và tỏ bày việc lập hội, tôi đã xin tâm linh. Hôm nay liệt- quý lại có cái mỹ- ý mới bần đạo về đây, chứng kiến cuộc hội nghị các sơn môn, đã tổ chức cuộc đón rước long trọng, tôi nghĩ mình đức hèn đạo mọn, đâu có ứng với cái chí linh của liệt-quý, để khiến cho bao nhiêu người vất vả vì tôi, thật tôi lấy làm cảm động vô cùng và cảm ơn lắm lắm.

Nhất là hôm nay, tôi lại thấy quý vị hội viên và các sơn môn cùng các nhà thiện tín đến dự đến dự hội trước thuyền môn được đông đúc như thế này, tôi lại càng lấy làm mừng cho cái tiền đồ của cuộc chấn hưng Phật giáo mà quý hội theo đuổi từ đây.

Khốn nỗi kẻ sơn tăng này, tuổi đã chín mươi dư, thân lại mang cố bệnh, thấy liệt – quý là người tại mà lại còn phát tâm nghĩ đến việc minh huy Phật lý, huống tôi là môn đồ của Phật tổ, không lẽ khiết nhiên tọa thị, nên nhận lời liệt quý và nể lòng thập phương chẳng quản lực bất lòng tâm mà về dây, một lòng tùy hỷ công đức, để cùng các ngài là người ngoại – hộ mà hưng phù Phật giáo cho được thịnh vượng, như đời Lý, đời Trần thì thật là việc hy hữu vậy.

Và dịp này âu cũng là cơ duyên chi đày, nếu bỏ lỡ thì chắc chẳng khi nào lại còn thấy trùng lai nữa.

Vì vậy kẻ sơn tăng này xin phép cụ Chánh Hội trưởng cùng liệt quý, để ngỏ vài lời cùng chư tăng, chẳng quản đường sá xa xôi về họp mặt đông đủ để cùng quý hội, chung lo việc Phật giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc To Vinh Nghiem 3

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), nơi HT.Thích Thanh Hanh trụ trì. Nguồn: St

Chư tăng! Chư tăng cúng bần đạo là đệ tử Phật, cải trách nhiệm nội hộ để truyền Phật tâm ấn, phụng tuyên tam lạng thánh giáo, đề lấy làm Phật pháp cương kỷ nhiều vị bấy lâu vẫn tùy làm tâm tùy lực riêng mà ra công chống trọi với cái đồi ba của đạo Phật trong lúc vận tàn này!

Trên có Đại nam Hoàng đế và Chính phủ bảo hộ thề tinh cho phép lập thành hội Phật giáo, trong chư tăng như có vị nào trước đã trót làm sai tôn chỉ của đạo Phật, thì kịp nên sửa đổi thân tâm.

Còn ra thì nên lấy cái nghĩa lục hòa của Phật bỏ hết mọi sự hiềm khích của lòng nọ phái kia, một lòng sùng bái đức Phật – tổ chí tôn, ra công bảo trợ hội Phật giáo làm được hoàn toàn mọi việc, để Phật lý ngày một xương minh, cho quần sinh được vui vẻ nương nhờ dưới bóng bồ đề mà thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải, ấy là cái lòng sở nguyện của sơn tăng đạo mỏng đức bạc này vậy.

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 01

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường