Đại tông sư Thiểu Thái San tin rằng, các nhà lãnh đạo tôn giáo đóng một vai trò then chốt trong việc giúp mọi người nhận ra tính bất nhị trong sự đa dạng của vạn vật. Trong thời đại sắp tới, tranh luận về đối thoại liên tôn trên cơ sở “nghĩa vụ xã hội” (societal duty) sẽ không đủ thuyết phục mọi người về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia đối thoại liên tôn.
Tác giả: Grace Song Việt dịch: Thích Vân Phong
Gần đến ngày Hội nghị Nghị viện về Đối thoại Tôn giáo ở quy mô toàn cầu, tôi suy nghĩ về mục tiêu thúc đẩy sự đoàn kết giữa các cộng đồng tôn giáo và tâm linh toàn cầu của tông phái Phật giáo Won (Wŏn Buddhism’s), Hàn Quốc. Quan điểm của Đại tông sư Đạo hiệu Thiểu Thái San tục danh Phác Trọng Bân (소태산 박중빈, 少太山朴重彬, 1891-1943) về đa nguyên tôn giáo được thể hiện như sau:
“Các nguyên tắc cơ bản của các tôn giáo trên thế giới mang tính bất nhị (不二, Non-Duality), nhưng vì các tôn giáo khác nhau đã được thành lập từ lâu với các hệ thống và phương tiện khác nhau, đã có không ít sự cố không đạt được sự hoà hợp và đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo này. Tất cả đều này là do sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho tất cả các tôn giáo và giáo phái của họ. Có thể là ước nguyện ban đầu của tất cả chư Phật và các bậc Thánh hiền sử dụng phương tiện gì?” (Kim 2016, 18)
Theo Đại tông sư Thiểu Thái San, nguyên nhân chính của sự bất hoà tôn giáo là do thiếu hiểu biết những nguyên tắc cơ bản này chính là về tính bất nhị (不二, Non-Duality), những nguyên tắc không phải là sự sáng tạo của nhân loại mà được thể hiện thông qua tôn giáo. Tôn giáo lẻ tẻ và rời rạc, những nguyên tắc này là không thể diễn tả và vượt quá khả năng nói. Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã thu hút và cách tiếp cận nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho vạn vật thông qua sự hiểu biết trực quan và sau đó đã thể hiện trải nghiệm cá nhân này, thông qua ngôn ngữ hoặc nghi lễ phù hợp với thời gian và không gian của họ. Tuy nhiên, như lịch sử cho thấy, các tôn giáo phát triển thành các hình thức khác nhau, chia thành các giáo phái, và cuối cùng đã diễn đạt sai ước nguyện ban đầu của những vị sáng lập giáo phái. Trong nhiều trường hợp, giáo lý tôn giáo đảm nhận một vai trò chính trị và được sử dụng bởi một giáo phái để đạt được tính hợp pháp so với giáo phái khác, bắt đầu những gì như ý định truyền đạt một trải nghiệm về nguyên tắc cơ bản này đã biến thành những lời qua tiếng lại gay gắt nhằm tranh giành tính hợp pháp và tính xác thực.
Đại tông sư Thiểu Thái San đặt một danh tự rất đặc biệt cho nguyên lý cơ bản này là “đường Tròn đơn vị” (Unitary Circle, 单位圆); Ba chữ "Phật giáo Won" (원불교, 圓佛教) có nghĩa là "giáo dục mọi người ngộ ra chân lý viên mãn" (교도인문오출원의진리, 教導人們悟出圓的真理). “Đường Tròn đơn vị” là bản nguyên của vạn vật trong trời đất và cõi định siêu việt ngôn ngữ văn tự. Nho giáo có học thuyết “thiên địa vạn vật nhất thể” (nguyên Nhân của sự sinh hoá trong vũ trụ... Cái lý vô hình ấy... gọi là Thái Cực). Đạo giáo gọi nó là “Lẽ tự nhiên” hay “Con đường”, đạo Phật gọi nó là “Thanh tịnh Pháp thân Phật”. Tất cả những nghĩa này là những diễn đạt khác nhau nhưng đây là sự thể hiện Tam giáo (Nho-Phật-Đạo) một nguồn vậy.
Mặc dù Ngài ngắn gọn lời giải thích trong ba truyền thống tôn giáo phương Đông, chúng ta có thể cho rằng trong lời diễn đạt của Đại tông sư Thiểu Thái San bao gồm các truyền thống phương Tây, đặc biệt là trong cuộc trao đổi sau đây giữa Ngài với một vị trưởng lão của Giáo hội Tin Lành:
Tổ sư sáng lập Giáo phái Tinh Lành nói: “Nếu một Cơ đốc nhân trở thành một môn đệ thực sự biết đến đức Chúa Giêsu, thì họ cũng sẽ hiểu những những gì tôi đang làm; nếu một người trở thành một đệ tử thực sự hiểu tôi, họ sẽ hiểu được những gì Đức Chúa Giêsu đã làm. Vì thế, những người thiếu hiểu biết có khoảng cách giữa tôn giáo này với tôn giáo khác và tự cho mình ngoại đạo, từ đó trở nên thù địch với các tôn giáo khác. Tuy nhiên, những người trí thức thực sự hiểu rằng, các tôn giáo này có những danh xưng khác nhau chỉ tuỳ theo thời gian và địa điểm, xem tất cả họ duy nhất như cùng một đại gia đình cùng chung sống trong sự hài hoà. Vì vậy, bạn nên tuỳ ý quyết định của của bản thân cho dù bạn ở lại hay đi”. Songwang đứng dậy, cúi đầu, và một lần nữa nguyện trở thành đệ tử của Ngài. Vị Sáng tổ đồng ý và nói, “Ngay cả sau khi ngươi đã trở thành đệ tử của tôi, ngươi sẽ theo tôi mà tuân giữ luật lệ của đạo Tin Lành, khi lòng tôn kính của ngươi dành cho Đức Chúa Giêsu ngày càng phát triển hơn.” (Kim 2016, 463)
Đại tông sư Thiểu Thái San tin chắc rằng tất cả các bậc thầy tôn giáo vĩ đại đều có chung ước nguyện ban đầu. Mục đích này là điều mà một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người. Trung Hoa Trung Quốc Khổng Tử (551–479 TCN) đã thể hiện là “cùng có lợi cho nhau” (互惠, reciprocity), hay cái được biết đến rộng rãi là Quy tắc vàng về Đạo đức, trong đó nêu rõ, ở dạng tích cực, “Hãy luôn đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử với chính bản thân.” Theo Đại tông sư Thiểu Thái San, nếu một người hiểu ước nguyện ban đầu của một nhà hiền triết, sau đó ý định của tất cả các nhà hiền triết khác trở nên rõ ràng, vậy không có lý do gì phải từ bỏ tôn giáo hay để chuyển sang tôn giáo khác. Hơn nữa, Đại tông sư Thiểu Thái San tin rằng thuyết đa nguyên không phải là thuyết tương đối, nhưng bao gồm việc tôn trọng các cam kết của người khác và khuyến khích họ điều tra ước nguyện ban đầu của người Sáng lập tôn giáo của chính họ. Như Bokin Kim giải thích, khi Đại tông sư Thiểu Thái San giao lưu tình đạo hữu với các truyền thống tôn giáo khác, mục đích của Ngài không phải là truyền bá tôn giáo mà là để “tiếp nhận và tích hợp các truyền thống giáo lý khác nhau thông qua đối thoại.” (Kim, 90) Đại tông sư Thiểu Thái San sử dụng thuật ngữ “một hộ gia đình” để chỉ ra rằng các danh xưng khác nhau chỉ đơn thuần xuất hiện vì sự khác biệt về thời gian và địa điểm.
Vẫn là câu hỏi: Làm thế nào để một người thực sự hiểu ước nguyện của nhà hiền triết?
Về điều này, Đại tông sư Thiểu Thái San bày tỏ quan điểm của Ngài trong một cuộc trao đổi với một Mục sư Cơ đốc giáo:
Vị Mục sư Cơ đốc nói, “Tôi đến để nghe những lời khuyên tốt lành của Ngài.”
Đại tông sư Thiểu Thái San nói: “Thế ông đã có thể vượt qua giới hạn của Cơ đốc giáo và nhìn thấy trời đất bao la chưa?”
Có vị Bộ trưởng hỏi: “Trời đất rộng lớn đó ở đâu?”
Đại tông sư Thiểu Thái San nói: “Ông sẽ tìm thấy nó khi mở mang trí hoá và có một tầm nhìn bao quát. Người không có tầm nhìn bao quát thì luôn bận tâm đến việc riêng của bản thân, và chỉ làm quen với truyền thống của mình, chỉ trích công việc của người khác và từ chối truyền thống của họ. Như vậy, mỗi người không thể vượt qua những chuẩn mực và quy ước của chính bản thân, cuối cùng sẽ rơi vào tình trạng phiến diện, tạo ra những khoảng trống như núi bạc và thành luỹ sắt. Đây là lý do cho tất cả các đối kháng và xung đột giữa các quốc gia, giáo hội và cá nhân. Tại sao lại phải tách rời đại gia đình vốn viên mãn, chia đại pháp vô vi, thành từng mảnh nhỏ? Chúng ta phải xoá bỏ ngay khoảng cách này, liên kết lại giữa các hộ gia đình để phát triển một cuộc sống mới đầy viên mãn và tràn đầy năng lượng. Sau đó, sẽ không có gì trên thế giới này bị loại bỏ.”(Kim 2016, 334)
Đại tông sư Thiểu Thái San nói với Mục sư Cơ đốc giáo rằng, để hiểu được ước nguyện của nhà hiền triết, ông cần “mở mang trí thức và có tầm nhìn bao quát”. Bằng cách “phát huy trí tuệ của ông,” Ngài muốn nói đến việc chớ có vướng phải lối “tư duy nhị nguyên”.
Một trong những lý do mà Đại tông sư Thiểu Thái San ngưỡng mộ Đức Phật Thích Ca mâu Ni, và đặc biệt là Kinh Kim Cương Bát Nhã, là bởi vì Đức Phật nhấn mạnh học thuyết vô ngã và śūnyatā (tính Không). Ngài bày tỏ kinh nghiệm về triết lý vô ngã trong đoạn văn sau đây:
“Một khi ngộ ra chân lý của biểu tượng Viên giác tính (vòng tròn) này, chúng ta sẽ biết rằng tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) trong mười phương là do vọng tâm tạo, ảo giác thức biến hiện; tất cả mọi thứ trong vũ trị là bất nhị, mặc dù tên gọi của chúng khác nhau; đây là bản tính của tất cả chư Phật, những bậc Đạo sư giác ngộ, những người bình thường và chúng sinh; Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Với quy luật này, bất kỳ ai khi sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời; thời tiết vận hành như xuân, hạ, thu, đông; nguyên lý nhân quả báo ứng vận hành như sự tuần hoàn của âm dương; điều này là hoàn hảo và viên mãn, hoàn toàn công bằng và vị tha.” (Kim 2016, 22)
“Tính bất nhị của sự đa dạng” (non-duality of diversity) có nghĩa là tham gia vào tôn giáo theo cách mang tính chung của nhân loại chúng ta. Đại tông sư Thiểu Thái San lập luận rằng, mục đích thực sự của tôn giáo là để thấy rằng Đấng Tuyệt Đối không ngự trị ở một nơi nào xa xôi, nhưng cái Tuyệt đối (tự nhiên) đã ở trong cái Tương đối (tất cả con người và mọi loài). Trong từ điển Phật giáo Won, điều này được diễn đạt là “Khắp chốn nơi nơi đều có sự hiện diện của chư Phật; mỗi hành động là cúng dường chư Phật.”
Đại tông sư Thiểu Thái San nói: “Bất kể thời gian hay địa điểm, chúng ta không bao giờ được lơ là với việc duy trì tâm thái kính trọng và thái độ thành kính mà chúng ta dành cho Đức Phật đáng tôn kính. Chúng ta cũng nên nỗ lực để trực tiếp chúng dường chư Phật, nhờ đó tạo ra công đức và hạnh phúc cho vạn vật một cách thiết thực.” (Kim 2016, 128)
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp đối thoại liên tôn. Cùng bên nhau bàn tròn để tham gia vào một cuộc thảo luận với các tôn giáo bạn đòi hỏi một cam kết kép: nhận ra sự khác biệt giữa các truyền thống, và thừa nhận rằng, như một quy luật, tất cả ngôn ngữ và văn tự, bất kể chúng có thể gay gắt đến mức nào, đều phát sinh chung từ nhân loại. Một cam kết như thế đòi hỏi tính cao thượng, tính chính trực và sự thẩm tra. Nó yêu cầu cá nhân dùng ánh quang minh trí tuệ soi chiếu nội tâm trước khi dùng ngón tay chỉ ra ngoài.
Đại tông sư Thiểu Thái San tin rằng, các nhà lãnh đạo tôn giáo đóng một vai trò then chốt trong việc giúp mọi người nhận ra tính bất nhị trong sự đa dạng của vạn vật. Trong thời đại sắp tới, tranh luận về đối thoại liên tôn trên cơ sở “nghĩa vụ xã hội” (societal duty) sẽ không đủ thuyết phục mọi người về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia đối thoại liên tôn. Thiểu Thái San tin rằng nhân loại phải thức tỉnh với sự thật về tính bất nhị, hay vô ngã và hành động từ trải nghiệm ấy, nếu không thì đây chỉ là nghĩa vụ. Một khu chúng ta chắc chắn rằng sự đa dạng là mặt khác của sự liên kết với nhau, thì sự gắn kết xã hội và đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo trở thành một trách nhiệm, không phải là một sự lựa chọn.
Tác giả: Grace Song Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Project MUSE Mission
Bình luận (0)