Trang chủ Văn hóa Tín ngưỡng “Ông Hổ”

Tín ngưỡng “Ông Hổ”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

LTS: Phật giáo du nhập vào Việt Nam và đã được bản địa hóa, nhân dịp đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022, Tạp chí NCPH đăng vài câu chuyện về tín ngưỡng “ông hổ” gắn với chùa chiền và tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Tin nguong Ong Ho 1

Trời sinh ra hùm có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
(ca dao)

Hùm Hổ, beo, cọp, ông ba mươi… có sức mạnh hơn nhiều loài vật nên dân gian gọi là “chúa sơn lâm”. Trong các di tích Văn hóa Lịch sử đền, chùa thường có tranh thờ Ngũ Hổ; bạch Hổ, Xích Hổ, Hắc Hổ, Hoàng Hổ, Thanh Hổ ngài xuất hiện như một hình tượng nghệ thuật ở điêu khắc gỗ, đình làng, phù điêu ở miếu, đặc biệt đi vào tranh dân gian có thể treo ở các gia đình như tranh Huyền Đàn trấn môn do ông Du Rand (Pháp) sưu tầm biểu hiện vị thần tên là Huyền Đàn cưỡi thú. Hổ quay đầu chào người chăng?

Nhân Tết Ông Hổ, xin điểm đôi nơi Văn hóa làng Việt với hội hè có Ông Hổ được nhắc tới.

Không đi thời nhớ, thời thương
Đi thời nhớ cảnh Chùa Hương khó về
(Ca dao)

Làng Yến Vĩ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội thờ chúa Sơn Lâm và Phật bà Quan Âm từ thế kỷ I đầu Công nguyên. Truyện kể, công chúa Diệu Thiện rời bỏ kinh thành vào vùng núi tu thiền, Trang Vương bực bội điều quân sĩ đến bắt về chịu tội. Thượng đế nhờ vị thần hóa Mãnh Hổ lao tới đuổi quan quân cõng Diệu Thiện bay lên núi. Đất Tiên, cảnh Phật ở Hương Sơn nay vẫn còn dấu tích như chùa Giải Oan, động Tiên Tắm, khe Quỷ Khóc, Am Phun Mây… có cả tranh, tượng về Hổ thần, tranh Quan lớn Ngũ Dinh. Ngày hội mở vào 6/1 và 18/2 Âm lịch.

Mâm cỗ làng xưa bắt buộc có thủ lợn cạo trắng hoặc chó thui để cúng thần Hổ, mâm ngũ quả cúng Phật. Sau đó cử cụ già phúc hậu, gia đình song toàn không bụi (không có tang) vào cửa rừng chặt cây, dây leo… Nay, thêm lễ hoành tráng với 2008 ngọn nến, màn múa dân vũ Thiên thủ Quan Thế Âm Bồ Tát sôi động.

Rằm tháng Hai về hội phồn Xương
Nến hương vái cụ, trăm năm khó về
(Ca dao)

Hay:

Dù cho cha đánh mẹ kêu
Tháng Tám nhớ hội Chùa Keo nhớ dùm
(ca dao)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Tin nguong Ong Ho 2

Chùa Keo huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình thờ Thiền sư Không Lộ – dân gian thường nhập hai thiền sư thời Lý khác nhau vào một người cho dễ nhớ. Có khi là Dương Không Lộ ý có khi là Nguyễn Chí Thành.

Tích truyện dân gian kể rằng, thiền sư ở kẻ Keo (chữ từ Giao Thủy) vốn làm nghề chài lưới sau bỏ đi thu theo phái Vô Ngôn Thông vừa là Phật vừa là Thánh tốt đời đẹp đạo khổng chỉ khép kín tu trong Chùa. Ông giỏi Phật Pháp, thần thông biến hóa, đặc biệt kiêm cả việc chữa các bệnh hiểm từ dịch bệnh lan truyển trong dân chúng. Hồi đó Vua Lý Thần Tông Dương Hoán (1128-1138) kiếp sau của Thiền sư Đạo Hạnh mắc bệnh hóa Hổ, lông lá, ghẻ nở đầy người. Nửa đêm mê sảng giãy dụa, gầm thét. Lang y nhiều vùng tới cùng quan Thái y chữa không khỏi. Triều đình cử người tới chùa Keo mời Không Lộ chữa khỏi bầy cách đun vạc dầu có nhiều loại cây lá thuốc Nam quý hiếm. Vua tắm vài buổi, khỏi bệnh… Sau phong cho Thiền Sư Không Lộ là Lý Quốc Sư. Tịnh Xá nơi chữa khỏi cho vua, nay là chùa Lý Triều Quốc Sư ở phố 50 phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm gần nhà thờ lớn Hà Nội.

Hội Chùa Keo chính tiệc ngày 15/8 Âm lịch có nhiều trò như thi thổi kèn, lễ ốc phướn Phật, bắt vịt trên ao, rước kiệu… Nhưng nổi trội đặc biệt so với nhiều hội làng vùng đồng bằng Bắc Bộ là có trò múa ếch vồ hay múa kèo chải.

Đó là cảnh hai ông chấp hiệu, một cầm trống cơm, một cầm cái mõ, hai người tượng trưng cho ông lái thuyền và ông chấp hiệu chèo trải. Mười hai người quân Kiệu chèo, tay trái ngửa, tay phải úp như nắm mái chèo. Theo nhịp mõ 12 tay chèo dưới chân đưa toàn thân lao ngả về phía trước, tay chèo, chan dậm miệng “hò dô” múa ca. Tiết mục múa Vồ Ếch, chèo chải tượng trưng cho đoàn người chở Đại sư về Thăng Long chữa bệnh hóa Hổ của vua Lý.

Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Sách Việt Điện U Linh Tập – NXB VH – 1960, GS Đinh Hoa Khánh dịch thuật
– Lĩnh Nam Chích quái (tái bản – NXB Kim đồng) 2001
– Lễ hội Việt Nam NXB VHTT 2005 (GS.TS Lê Hồng Lý- GS Lê Trung Vũ chủ biên)
– Niên biểu Lịch sử Việt Nam NXB VHTT 2005 (Hà văn Thư- Trần Hồng Đức)
– Phong Thủy và 12 con giáp (GS Trần Quốc Vượng)…NXB thời đại 2009
– Sự tích Thành hoàng Thăng Long Hà Nội (PGS. TS Đỗ Thị Hảo chủ biên) NXB TQG Sự thật) 2020
B/ Tam vị Thánh Tổ, Thiền sư Thời Lý kết bạn được thờ nhiều chùa như chùa Quán Sứ, Chùa Lý Triều Quốc sư (G Hoàn Kiếm) Chùa Cả, Chùa La Phù (Quận Hà Đông) Hà Nội, đó là các vị sư – Từ Đạo Hạnh (? -1116) Khổng Minh Không (1066-1141) và Giác Hải Thiền sư (1123-1138)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường