Trang chủ Quốc tế Thiền sư Urgyen Sangharakshita vị cao tăng uyên bác

Thiền sư Urgyen Sangharakshita vị cao tăng uyên bác

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Buddhist Centre

Thiền Sư Urgyen Sangharakshita 3

Thiền sư Urgyen Sangharakshita (1925-2018) gốc người Anh, Ngài có trí tuệ phi phàm, thường được xem là một trong số các vị cao uyên bác nhất của thế kỷ XX.

Ngài để lại cho hậu thế khoảng 60 quyển sách và hàng trăm bài giảng vô cùng giá trị. Tại Anh quốc, Ngài khởi sự tu tập theo Phật giáo Theravada, nhưng sau đó sang Ấn Độ và lưu lại đây suốt 20 năm, trong thời gian này Ngài từng tiếp xúc và học hỏi với nhiều nhà sư Tây Tạng nổi tiếng. Tại đây Ngài cũng đã hợp tác với Cha đẻ Bản Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ, Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956) để tổ chức quy y tập thể cho những người tiện dân.

Thiền sư Urgyen Sangharakshita là vị sáng lập “Hiệp hội Phật giáo Tam Bảo” (Triratna Buddhist Community) chuyên giảng dạy về thiền định. Hiệp hội này cũng còn mang một tên khác là “Hội thân hữu Dòng tu Phật giáo Tây Phương” (Friends of the Western Buddhist Order/FWBO), có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới, riêng tại Anh quốc cũng đã có 55 trung tâm Phật giáo Triratna (Tam Bảo).

Thuở Ấu thơ

Thiền sư Urgyen Sangharakshita tục danh Dennis Philip Edward Lingwood, sinh ngày 28/06/1925 tại Stockwell, một huyện thuộc khu vực phía Nam London, Vương quốc Anh. Phụ thân là cụ ông Dennis Philip và Hiền mẫu là cụ bà Edward Lingwood. Sau khi Ngài được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tim, ngài đã dành phần lớn thời gian của mình để dưỡng bệnh và đọc sách thánh hiền, nghiên cứu sử kinh.

Cuộc “gặp gỡ” đầu tiên của Ngài với tư tưởng giáo lý ngoài Kitô giáo là được đọc quyển “Isis Unveiled” của nữ Cư sĩ Helena PetrovnaBlavatsky (1831-1891), là huyền thoại người Nga, triết gia và tác giả đồng sáng lập Hội Thông Thiên học. Nội dung quyển “Isis Unveiled” viết về những bí ẩn của khoa học, thần học cổ đại và hiện đại, được xuất bản vào năm 1877, là tác phẩm lớn về Triết học, kiểm chứng tôn giáo và khoa học dưới ánh sáng của trí tuệ phương Tây và phương Đông cổ đại, những hiện tượng huyền bí và tâm linh.

Sau khi đọc xong quyển sách này, ngài nhận ra mình không còn là Kitô hữu nữa. Năm tiếp theo, ngài tiếp tục đọc “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật” (Diamond Sūtra-Vajracchedikā) và “Kinh Pháp Bảo Đàn” (Platform Sutra), từ đó ngài tự khẳng định mình là một phật tử.

Năm 18 tuổi, Ngài gia nhập vào Hội Phật giáo (The Buddhist Society) tại Vương quốc Anh và quy y Tam bảo, thụ trì Ngũ giới từ vị Bản sư Hòa thượng Sayadaw U Thittila (1896-1997), vị danh tăng Phật giáo Myanmar.

Ngài gia nhập vào quân đội năm 1943 và phục vụ tại Ấn Độ và Sri Lanka (sau đó gọi là Ceylon) và ở Singapore Ngài là một kỹ sư radio trong quân đoàn tín hiệu của Hoàng gia (the Royal Corps of Signals, hỗ trợ chiến đấu quân đội Anh. Các đơn vị tín hiệu là một trong những đơn vị đầu tiên hoạt động, cung cấp các hệ thống thông tin liên lạc và thông tin chiến trường cần thiết cho mọi hoạt động). Thời gian ở Sri Lanka, khi tiếp xúc với các vị tăng sĩ Phật giáo tại đảo quốc này, ngài đã muốn xuất gia dự vào hàng Thích tử làm tăng sĩ.

Năm 1946, sau khi chấm dứt chiến tranh, ngài đã chuyển đến Singapore, nơi liên lạc với các Hội đoàn phật tử và tu tập thiền định.

Thời gian ở Ấn Độ

Sau khi được giao cho quân đội Anh và được gửi đến Ấn Độ, vào giai đoạn cuối chiến tranh, Ngài đã trả súng trường, rời khỏi doanh trại nơi đóng quân. Ngài chuyển đến Ấn Độ trong vài năm, với một phật tử sinh sống ở Bengal và kết duyên bồ đề quyến thuộc phật pháp với những bạn đồng tu thiền định, cùng trải nghiệm với các nhân vật tâm linh nổi tiếng của thời đại như Mata Anandamayi, Raharishi và Swamis.

Họ đã trải qua 15 tháng vào những năm 1947-1848 tại trung tâm Mission Ramakrishna tại Muvattupuzha, nay là thành phố và khu đô thị của quận Ernakulam thuộc bang Kerala, Ấn Độ với sự ủng hộ của Swami Tapasyanandavà Swami Agamananda.

Tháng 05 năm 1949, duyên Bồ đề được vun xới, Bát Nhã khai hoa, ngài đã tập sự xuất gia thụ giới Sa di với trưởng lão Hòa thượng U Chandramani Mahathera (1875-1972), vị danh tăng Phật giáo Myanmar và được ban pháp danh là Sangharakshita; được đăng đàn thụ giới Tỳ kheo năm 1950. Ngài học Pali, Abhidhamma và Logic với Jagdish Kashyap tại Đại học Benares (Banaras Hindu University), một trường đại học trung tâm công lập ở thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Sau đó, Ngài chuyển đến thị trấn đồi Kalimpong gần biên giới Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Sikkim và vài dặm từ Tây Tạng. Thị trấn đồi Kalimpong là nơi tu tập và hoạt động Phật sự của Ngài trong 14 năm cho đến khi ngài trở về quê nhà Vương quốc Anh vào năm 1966.

Thiền Sư Urgyen Sangharakshita 5

Trong thời gian ở thị trấn đồi Kalimpong, ngài thành lập Hiệp hội Thanh niên Phật tử và thành lập trung tâm đại đoàn kết cho việc thực hành Phật giáo (Tu viện Triyana Vardhana Vihara). Ngài cũng biên tập Tạp chí Maha Bodhi và thành lập Tạp chí Stepping Stines.

Năm 1951, ngài có nhân duyên gặp ngài Lạt Ma người Đức Anagarika Govinda (1898-1985), người đã cho Ngài một đánh giá cao hơn đối với Phật giáo Tây Tạng và đã biết: “Tuyên bố công khai tính tương hợp của nghệ thuật với đời sống tâm linh”.

Ngài đã nhận quán đỉnh theo Kim Cương thừa Mật giáo với các vị Đạo sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991) và học Kim Cương thừa Mật pháp với Tôn giả Dhardo (1917-1990). Sau đó, ngài học Kim Cương thừa Mật pháp với Giáo thọ Du Già sĩ Trần Kiến Dân ( 陳健民瑜珈士, 1906-1987), cùng với một vị tăng sĩ người Anh khác là Tỳ kheo Khantipalo. Từ đây, ba thầy trò đã cùng nhau trước tác cuốn “Hệ thống và thực hành Thiền Phật giáo” (Buddhist Meditation, Systematic and Practical).

Năm 1952, ngài có duyên gặp và chia sẻ phật sự quan trọng với Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956), người con tuyệt vời của đất nước vĩ đại, phật tử trung kiên sinh ra từ giai cấp tiện dân, nhưng đã trở thành Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Nerhu và là cha đẻ của bản Hiến pháp Ấn Độ ngày nay, người giúp Phật giáo Ấn Độ hồi sinh.

Tiến sĩ Bhimrao Ramji không những gay gắt lên án và chối bỏ hệ thống đẳng cấp, mà còn nới rộng thêm ra đến nhiều văn bản căn bản của Ấn Độ giáo nữa. Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar quyết định hoán chuyển sang Phật giáo và đã hướng dẫn hơn nửa triệu người tin theo và quy y Tam bảo, thụ trì Ngũ giới vào ngày 14/10/1956.

Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar và Ngài đã chia sẻ hoạt động phật sự từ năm 1950 và các chính trị gia Ấn Độ đã khuyến khích các tu sĩ mở rộng các hoạt động Phật giáo của mình. Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar đánh giá cao “sự cam kết của Thiền sư Urgyen Sangharakshita” khi đưa đạo vào đời. Ban đầu Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar đã thỉnh cầu Ngài thực hiện nghi thức cải đạo, quy y Tam bảo, nhưng Ngài đã từ chối và đề nghị thỉnh cầu với trưởng lão Hòa thượng U Chandramani Mahathera (1875-1972), vị danh tăng Phật giáo Myanmar chủ trì lễ truyền Tam quy Ngũ giới.

Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar mãn báo thân về với cõi Phật sau 6 tuần lễ, để lại tiếc thương vô hạn đối với toàn dân Ấn Độ và giới Phật giáo đồ, cũng như để lại phong trào người tiện dân (The Untouchables) cải đạo. Ngài đến viếng thăm phật tử ở thành phố Nagpur bang Maharashtra phía Tây Ấn Độ và tiếp tục di nguyện của Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar bằng cách giảng dạy giáo lý Phật đà và chủ trì lễ truyền Tam quy Ngũ giới cho 200.000 người dân bị coi là giai cấp thấp (The Untouchables) cải đạo, trở thành phật tử thuần lương.

Trong thập kỷ tiếp theo, Ngài dành phần lớn thời gian của mình để gắn bó, chia sẻ giáo lý từ bi trí tuệ đạo Phật với cộng đồng phật tử ở miền tây Ấn Độ.

Trở về Tây phương

Năm 1964, Thiền sư Urgyen Sangharakshita được cung thỉnh đến ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy Hampstead Buddhist Vihara, phía bắc London, Vương quốc Anh để hòa giải việc tranh chấp, nơi Ngài được cung thỉnh chứng minh là vị Trưởng lão giáo thọ nổi tiếng.

Ngài trở về Vương quốc Anh vào tháng 04 năm 1967, Ngài thành lập “Hội thân hữu Dòng tu Phật giáo Tây Phương” (Friends of the Western Buddhist Order/FWB (Friends of the Western Buddhist Order/FWBO). Hội thân hữu Dòng tu Phật giáo Tây Phương được thành lập một năm sau đó, Ngài đã nhận đệ tử và truyền thụ giới pháp theo truyền thống Phật giáo Đại thừa.

Ban đầu, ngài lãnh đạo tất cả các lớp Phật học và hướng dẫn tu tập cho chư tăng, ni và phật tử tại địa phương này. Ngài thuyết giảng những gì ngài cảm nhận từ những giáo lý căn bản thiết yếu của tất cả các hệ phái chính thống của Phật giáo. Ngài dẫn đầu các khóa nhập thất lớn trong tu tập thiền định hai lần một năm vào dịp an cư kiết hạ, kiết đông, các sự kiện thường nhật và cuối tuần. Khi ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp lan tỏa rộng khắp, ngài thành lập các trung tâm Phật học trên khắp lãnh thổ Vương quốc Anh và ở các quốc gia khác, mặc dù tuổi hạc cao niên nhưng ngài vẫn miệt mài giảng dạy và hướng dẫn tu tập cho đến tháng 8 năm 2000, ngài nhường trách nhiệm cho 8 vị giáo thọ đãi lao các phật sự, ngài chỉ giữ vai trò cố vấn tinh thần Phật giáo phương Tây.

Năm 2005, ngài tặng tất cả các tác phẩm trước tác, dịch thuật của mình với giá bảo hiểm £314,400 cho việc đầu tư vào “phúc lợi từ thiện xã hội”. Ngài cho phép văn phòng trung tâm Phật học duy trì liên lạc với các môn đệ và bạn đạo trên toàn thế giới, và “hỗ trợ các hoạt động”. Năm 2015, quỹ Phúc lợi từ thiện xã hội với thu nhập là £140.000 và năm 2016 là £73.000.

Thiền Sư Urgyen Sangharakshita 7

Di sản và sự cống hiến

Thiền sư Urgyen Sangharakshita được tôn vinh là “một trong những người phương Tây đầu tiên cống hiến cuộc đời mình cho việc thực hành thiền định và truyền bá chính pháp Phật đà”. Ngài là một “nhà văn, dịch giả và người viên mãn trong hành đạo Phật giáo”. Là người phương Tây đang tìm kiếm cách sử dụng các khái niệm phương Tây để tiếp cận Phật giáo, ngài được so sánh với vị linh mục dòng tên người Pháp, nhà nghiên cứu khoa học, nhà cổ sinh vật học, nhà thần học và nhà triết học, Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955). Ngài được tôn vinh là “Cha đẻ của Phật giáo phương Tây” và ghi nhận Ngài như “một nhà sáng tạo tuyệt vời với các nỗ lực của mình trong việc chuyển dịch tâm Phật, ý Tổ tại phương Tây”.

Ngài là một trong số ít những người phương Tây được phúc duyên xuất gia và thụ giới Tỳ kheo, Bồ tát giới trong thời kỳ sau Thế chiến II và đã trải qua hơn 20 năm ở châu Á, nơi ngài có một số giáo thọ Phật giáo Tây Tạng. Ở Ấn Độ, Ngài hoạt động tích cực trong phong trào cải đạo của người dân Dalits (The Untouchables) – bị coi là tiện dân, được khởi xướng vào năm 1956 bởi Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar.

Thiền sư Urgyen Sangharakshita là tác giả của hơn 60 đầu sách, trong đó có các bản tổng hợp các cuộc đàm phán của mình về Tiện dân Dalits (The Untouchables).

Ngài đã chính thức nghỉ hưu vào năm 1995 và vào năm 2000 đã từ chức lãnh đạo, nhưng Ngài vẫn là người cố vấn lãnh đạo tâm linh và tịnh dưỡng tuổi già tại trụ sở chính ở ngôi làng Coddington, Herefordshire, trong khu vực West Midlands của Vương quốc Anh.

Một đời thị hiện hoằng pháp độ sinh, nhân duyên Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Ngài đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Hereford, Vương quốc Anh, vào lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 30/10/2018, hưởng thọ 93 tuổi.

Những tác phẩm đã trước tác và dịch thuật

– Anagarika Dharmapala: A Biographical Sketch
– Great Buddhists of the Twentieth Century
– The Eternal Legacy: An Introduction to the Canonical Literature of Buddhism
– A Survey of Buddhism: Its Doctrines and Methods Through the Ages
– The Ten Pillars of Buddhism
– The Three Jewels: The Central Ideals of Buddhism
– The Bodhisattva Ideal
– Buddha Mind
– The Buddha’s Victory
– Buddhism for Today – and Tomorrow
– Creative Symbols of Tantric Buddhism
– The Drama of Cosmic Enlightenment
– The Essence of Zen
– A Guide to the Buddhist Path
– Human Enlightenment
– The Inconceivable Emancipation
– Know Your Mind
– Living with Awareness
– Living with Kindness
– The Meaning of Conversion in Buddhism
– New Currents in Western Buddhism
– Ritual and Devotion in Buddhism
– The Taste of Freedom
– The Yogi’s Joy: Songs of Milarepa
– Tibetan Buddhism: An Introduction
– Transforming Self and World
– Vision and Transformation (also known as The Buddha’s Noble Eightfold Path)
– Who is the Buddha?
– What is the Dharma?
– What is the Sangha?
– Wisdom Beyond Words
– Alternative Traditions
– Crossing the Stream
– Going For Refuge
– The Priceless Jewel
– Aspects of Buddhist Morality
– Dialogue between Buddhism and Christianity
– The Journey to Il Covento
– St Jerome Revisited
– Buddhism and Blasphemy
– Buddhism, World Peace, and Nuclear War
– The Bodhisattva Principle
– The Glory of the Literary World
– A Note on The Burial of Count Orgaz
– Criticism East and West
– Dharmapala: The Spiritual Dimension
– With Allen Ginsburg In Kalimpong (1962)
– Indian Buddhists
– Ambedkar and Buddhism
– Facing Mount Kanchenjunga: An English Buddhist in the Eastern Himalayas
– From Genesis to the Diamond Sutra: A Western Buddhist’s Encounters with Christianity
– In the Sign of the Golden Wheel: Indian Memoirs of an English Buddhist
– Moving Against the Stream: The Birth of a New Buddhist Movement
– The Rainbow Road: From Tooting Broadway to Kalimpong
– The History of My Going for Refuge
– Precious Teachers
– Travel Letters
– Through Buddhist Eyes
– The Call of the Forest and Other Poems
– Complete Poems 1941–1994
– Conquering New Worlds: Selected Poems
– Hercules and the Birds
– In the Realm of the Lotus
– The Religion of Art
– Forty Three Years Ago: Reflections on My Bhikkhu Ordination
– The FWBO and ‘Protestant Buddhism’: An Affirmation and a Protest
– The Meaning of Orthodoxy in Buddhism
– Was the Buddha a Bhikkhu? A Rejoinder to a Reply to ‘Forty Three Years Ago’.
– The Dhammapada

Link video clip:

– Sangharakshita’s Life and Impact:
https://www.youtube.com/watch?v=t1y0lpBWbQA

– Paying tribute to Bhante Urgyen Sangharakshita/Dh Vivekratna:
https://www.youtube.com/watch?v=YeJvklnY8Mk

– Indian Triratna movement paying tribute to Bhante Urgyen Sangharakshita 1st to 10th October: https://www.youtube.com/watch?v=yGz6NTE7WD8

– Paying tribute to Bhante Urgyen Sangharakshita/Dhammacharini Vijaya:
https://www.youtube.com/watch?v=yYxtdVrhYhk

– Sangharakshita on the Middle Way and Buddhism:
https://www.youtube.com/watch?v=OgCHpoy103A

– Bhante Sangharakshita’s tour of India 1992: Dapoli, Bhaja:
https://www.youtube.com/watch?v=wWMVJZzJijk

– Sangharakshita’s 92nd birthday:
https://www.youtube.com/watch?v=DrkvO3D0uXY

– Sangharakshita – Celebrating 50 years of The Triratna Buddhist Order (Interview by Saddhandi): https://www.youtube.com/watch?v=zAEzim810mM

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Buddhist Centre

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường