Như Trừng – Lân Giác Tổ sư
Húy danh Trịnh Thập Vương tử Phổ Quang
Mùng năm tháng năm nhập đàn
Một sáu chín sáu (1696) Chuột vàng trời ban
Góc trán ấn chữ nhật hoàng
Lớn lên Phò mã, cung đàn Hy Tông[1]
Thọ Xương, Bạch Mai phổ đồng
Ân Phật, ân Tổ… Liên Tông hoa thiền
Đồi Mai Phong… đào ao tiên
Một cành sen trắng… nhiệm huyền xưa sau
“Cải gia vi tự” mật đào
Liên Tông, Ly Cấu… dạt dào đạo ca.
Nhà bia và khu chùa chính của chùa Liên Phái năm 1952. Ảnh: St
2. Từ quan xuất gia
Dâng sớ xin vua xuất gia
Một lòng cầu đạo, phủi tòa áo quan
Duyên xưa như đã rỡ ràng
Vua thuận cho phép nhập đàn thiền na
Đông Triều – Long Động ma ha
Chân Nguyên Yên Tử Lăng Già non thiêng
Thiền sư Chánh Giác đại hiền
Như đang chờ đón thắng duyên sư đồ
Tổ rằng: Sao chậm con thơ?
Sư thưa:
Thầy trò hội hiệp đến giờ gặp nhau!
Tổ rằng: Phật pháp truyền trao
Trùng hưng Tam Bảo mai đào phần con.
3. Thọ pháp, hoằng pháp
Từ đây mài miệt Linh Sơn
Tam tạng kinh luận lối mòn suốt thông
Oai nghi cầu thọ luật ròng
Cụ túc giới pháp nối dòng Phật gia
Sư về Liên Tông thủ tòa
Trụ vương gia pháp hàng sa hoằng truyền
Trì Như Lai tạng thắng duyên
Thu nhận tứ chúng Phổ Hiền tông phong
Môn đồ đệ tử rất đông
Phật pháp hiển lộ đạo đồng xiển dương.
4. Phó chúc, viên tịch
Một ngày hiện tướng kiết tường
Báo tin quy tịch vô thường sắc không
Ba mươi bảy (37) năm bụi hồng
Chân Nguyên hòa thượng thiền tông giáo truyền
Nay ta phủi sạch trần duyên
Hãy nghe kệ pháp tảng nền về sau
“Vốn từ không, gốc tâm giaoTừ không mà đến ra vào có khôngTừ không mà phủi bụi hồngTa vốn không đến đi… tòng pháp duyênTử sanh nào có lụy phiềnSắc không vô tận triền miên Ta bà!”
(Bản tùng vô bản
Tùng vô vi lai
Hoàng tùng vô vi khứ
Ngã bản vô lai khứ
Tử sanh hà tằng lụy)
Nay ta phó chúc ba la
Thân khổ tứ đại khó mà bền lâu!
Niên hiệu Long Đức quy đầu
Một bảy ba ba (1733) vui chào về non
Như Trừng – Lân Giác kính tôn
An trú Cực Lạc Tây Phương tịnh nhàn.
5. Cành sen thiêng – chùa Liên Phái
Cành sen thiêng… rực ánh vàng
Giữa ao tiên, tỏa hào quang hộ đời
Lung linh pháp bảo sáng ngời
“Cải gia vi tự” độ người thức tâm
Xin vua rủ áo vượt phàm
Lìa xa tục lụy, linh nham phong trần
Xuất gia giải thoát làm tăng
Biến phủ thành tự, hỏi rằng dễ chi?
Đáp rằng: cắt tóc quy y
Đi tu theo Phật, vậy thì độ sanh
Lân Giác thượng sĩ hóa thành
Liên hoa Phật tự[2] thiện lành ngoài trong
Thương đời biển khổ long đong
“Cứu Sinh Thập Nguyện” thoát vòng trầm luân
Viết kinh khắc gỗ thiên chân
“Trùng tang” cầu cúng khỏi nhân sầu buồn!
Chùa Liên Phái vạn niềm thương
Cứu nhân độ thế thoát đường khổ ưu
“Như Trừng – Lân Giác” Trượng phu!
Chùa Liên Phái, mùng 10/02/Quý Mão - 2023
Trần Quê Hương
***
[1] Vua Lê Hy Tông[2] Chùa Liên Phái ngày nay
Sự tích hợp trí tuệ này vào tâm lý trị liệu không chỉ mở rộng khung lý thuyết mà còn mang đến một cách tiếp cận toàn diện, hướng tới chuyển hóa nội tâm sâu sắc, phát triển trí tuệ và lòng từ bi, thay vì chỉ tập trung giải quyết triệu chứng.
Phật giáo không bao giờ dạy rằng “vong linh” là nguyên nhân của hiếm muộn. Đó là sự giải thích méo mó nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, rồi bán ra “liệu pháp tinh thần” bằng giá vật chất. Cũng không ai có thể “mở cửa sinh tử” chỉ qua một nghi lễ cúng bái.
Sự phát triển của AI, vốn đang ở tuyến đầu của khoa học và công nghệ hiện đại, vượt ra ngoài phạm vi tiến bộ công nghệ đơn thuần và đòi hỏi sự suy ngẫm sâu sắc về câu hỏi cơ bản của sự tồn tại của con người: “Tâm trí là gì?”.
Cũng vậy, Thực tướng hay bản thể tối hậu trong kinh A Di Đà chính là một chỉnh thể bao gồm cả tính không (bản thể) và tính có (hiện tượng). Hai mặt mày là cùng một thể không tách rời.
Hoằng Nhất đại sư ảnh hưởng phong cách của Tổ sư Tịnh độ đời thứ 13, Tổ Ấn Quang, Ngài không thu nhận đồ chúng, không trụ hẳn Tự viện nào, với Từ bi tâm chỉ tùy thuận kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với tha nhân.
Không chỉ là di tích văn hóa, quần thể còn là cơ sở hoạt động cách mạng quan trọng. Trong giai đoạn 1946–1954, chùa Hai Bà Trưng từng là địa điểm hội họp, cất giấu tài liệu bí mật.
Song trong Thiền tông, “Kệ Truyền pháp” là hình thức truyền thừa pháp mạch vô cùng đặc biệt, với rất nhiều giá trị vừa gắn liền với việc “truyền pháp” chung của Phật giáo, vừa tạo thành những điểm độc sáng của riêng mình
Trong thời đại mà người ta thường tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng với quy mô lớn để “check-in tâm linh”, thì chùa Quán Tình như một lời nhắc dịu dàng: sự tỉnh thức không nằm ở hình tướng bên ngoài, mà ở khả năng quay về với chính mình.
Về cấu trúc “Kệ Truyền pháp” của Thiền phái Trúc Lâm – Lâm Tế thời Lê Trung Hưng, bám sát và thống nhất với hình thức Kệ Truyền pháp của Phật giáo, Thiền tông, và đặc biệt khá chuẩn với phong cách Đường luật.
Những bài Kệ truyền pháp của Thiền tông tuy có Thiền tông tại Ấn, Thiền tông tại Hoa, Thiền tông tại Việt... nhưng đều có tính thống nhất và xuyên suốt.
Bình luận (0)