Trang chủ Bạn đọc Thiện lương có phải con đường bạn chọn?

Thiện lương có phải con đường bạn chọn?

Thiện lương hay đạo đức chính là món ăn tinh thần nuôi dưỡng cho cuộc đời ta, hãy chọn và sống đúng như vậy...

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Thiện lương hay đạo đức chính là món ăn tinh thần nuôi dưỡng cho cuộc đời ta, hãy chọn và sống đúng như vậy…

Tác giả: Tuệ ĐăngHọc viện Phật giáo Việt Nam 

Một người có thể có rất nhiều bạn bè, nhưng khi ta không có tiền bạc thì họ sẵn sàng quay lưng. Cuộc đời cho bạn cả niềm vui và nước mắt. Khi bạn thành công thì ai cũng xem bạn là vị cứu tinh, người bạn cùng chí hướng. Nhưng khi trong tay bạn không có gì, thì họ xem bạn là thứ giẻ rách không đáng một xu.

tapchinghiencuuphathoc.vn thien luong 2

Ảnh: St

Này bạn! Hãy nhớ bạn thì ít mà bè thì nhiều. Hãy sống đúng với cái tâm chân thật, thiện lương. Để khi nhắm mắt xuôi tay, với hai bàn tay trắng thì bạn không thấy hổ thẹn với mình, với người. Nhân gian muôn vàn chuyện vui, chuyện sầu. Ta là ta, họ là họ, có cần phải lệ thuộc quá nhiều vào họ. Hãy sống với đạo đức, chính khi ấy bạn mới thật sự người con được ba mẹ bạn mong đợi.

Danh mà chi, lợi mà chi

Xuân thu chưa biết ta là ai

Hạ về đông tàn nấm mộ trơ trên đất.

Nén nhang trầm thắp đưa người quá cố.

Tuổi trẻ bao dung cho muôn người,

Mất đi để lại cho muôn người lòng biết ơn.

Hãy nhớ sống trên đời luôn có lý do cả, có thể họ khen bạn ngày nay, nhưng mai kia chắc gì họ nhớ đến bạn.

Có thể mai họ chê bạn, nhưng bạn hãy nỗ lực và cố gắng, khi bạn thành công thì họ sẽ phải nhìn nhận lại sự việc đã qua. Quá khứ không cần nhớ, hãy sống ở hiện tại, vì hiện tại sẽ trở thành quá khứ của ngày mai.

Bạn là bạn, và không phải là ai khác. Mọi nhân duyên thiện lành bạn đang làm, đang hướng đến là con đường của người có đạo đức. Cho nên, hãy chọn thiện lương làm điểm tựa cho cuộc đời và chí hướng của bạn.

Cha và mẹ, hai đấng sinh thành có sống mãi với bạn được đâu, biết rằng chính ba mẹ là người luôn kề bên bạn và theo dõi từng bước chân của bạn. Cha và mẹ luôn sẵn sàng nâng gót khi bạn gặp khó khăn, luôn hướng dẫn những điều tốt đẹp cho bạn. Nhưng đừng quay lưng lại với hai đấng sinh thành. Thành công hay thất bại đều về với cha và mẹ.

tapchinghiencuuphathoc.vn thien luong 1

Buồn, vui, âu sầu, gục ngã hay không có tiền hãy về bên ba mẹ bạn, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn mà không cần điều kiện gì cả. Mai kia, chính bạn già đi, con bạn sẽ hướng về bên bạn, hãy làm người thiện lương từ bây giờ, để khi bạn có con cái thì những bài học buổi ban sơ sẽ giúp bạn biết làm gì cho con của mình.

Có khi bạn bè bạn cũng là người tốt, nhưng thiện lương hay không thì do chính bạn mới hiểu họ. Không ai khác, bạn bè mà sẻ chia cho nhau, dìu nhau qua khó khăn thì đó là bạn tốt. Nhưng cũng có khi, bạn tốt với họ nhưng rồi bản thân mình bị phản bội, bị chơi xấu, nhưng bạn vẫn bao dung tất cả với những gì họ làm và chọn cách rời xa họ trong im lặng.

Im lặng không phải là ngu, là không hiểu chuyện và dại dột, mà im lặng để bạn hiểu mình cần làm những gì phù hợp, để những kỉ niệm về tình bạn sẽ tốt hơn. Sau này họ già đi, họ nhớ lại quá khứ, ta đã từng có người bạn hiền lành, tốt tính ta lại không trân trọng, giờ đây, ở tuổi xế chiều người bạn ấy có khỏe không, có bình an không là những câu hỏi trong đầu họ xuất hiện, và họ ân hận, nhưng đã quá muộn màng.

Có thể nói thiện lương hay đạo đức chính là món ăn tinh thần nuôi dưỡng cho cuộc đời ta, hãy chọn và sống đúng như vậy. Cha mẹ bạn là người thiện lương nên đã dạy lại cho con mình bài học vỡ lòng khi bước ra đời, có kiến thức sâu hơn để va chạm ta không bị bỡ ngỡ. Thiện là con đường đưa đến cho bạn muôn vàn thành công, lương chính là điều tốt bạn cần gặt hái và sống với nó.

Tóm lại, hãy chọn con đường tốt, cao đẹp, an yên mà đi, để khi ta già đi, có con cháu ta dạy cho nó những bài học thiện lương.

Tác giả: Tuệ ĐăngHọc viên Khoa Đào tạo Từ xa – Học viện Phật giáo Việt Nam

Tịnh Xá Ngọc Thiền, Phường 3 Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường