Tác giả: Melanie Grano
Việt dịch: Thích Vân Phong
Thiền giả Yuval Noah Harari, một nhà sử học, triết gia, tác giả và giảng viên tại Khoa Lịch sử của Đại học Hebrew ở Jerusalem. Là một nhà văn, các tác phẩm nổi tiếng nhất, các cuốn sách bán chạy thế giới “Sapiens: Lược sử loài người” (2014), “Homo Deus: Lược sử tương lai” (2016) và “21 bài học cho thế kỷ 21” (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc.
Mặc dù ban đầu ông chuyên giảng dạy về lịch sử nhân loại thế giới, thời trung cổ và quân sự, nhưng hiện tại ông đang tập trung vào các câu hỏi lịch sử vĩ mô như cách các bài học trong quá khứ có thể cung cấp thông tin cho quá trình chuyển đổi của chúng ta sang tương lai.
Định hướng nghề nghiệp cho tương lai như thế nào?
Thiền giả Yuval Noah Harari bắt đầu với cách nhắc nhở khán thính giả về một sự thật quan trọng về thị trường việc làm vào năm 2050 - không ai biết nó sẽ như thế nào đây. Điều duy nhất có thể chắc chắn là nó sẽ hoàn toàn khác so với những gì ngày nay chúng ta biết.
“Trí tuệ nhân tạo (AI) và robot sẽ thay đổi hầu hết mọi ngành nghề”, ông nói. “Ngày nay nhiều công việc mà mọi người làm sẽ biến mất vào năm 2050”.
Câu hỏi lớn là, điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường việc làm và xã hội loài người?
Có thể hiểu được là mọi người đều đang lo lắng, nhưng nỗi sợ tự động hoá không phải là điều gì mới mẻ. Nó đã tồn tại từ khi Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ Vương quốc Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Trong quá khứ, chúng ta đã thấy rằng khi những công việc cũ biến mất, những công việc mới được tạo ra và điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên tự mãn - hoàn toàn không phải như thế.
Thích nghi với tương lai
Vấn đề với tự động hóa không phải là sự biến mất hoàn toàn của công việc. Nó đã thích nghi với công việc mới và thị trường việc làm.
Ngày nay các công nghệ thúc đẩy đổi mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), robot và kỹ thuật sinh học, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. “Vấn đề là chúng ta không thể chịu đựng thêm bất kỳ thí nghiệm thất bại nào nữa”. Thiền giả Yuval Noah Harari nói. “Lần này nếu chúng ta không làm đúng, kết quả sẽ không chỉ là một làn sóng toàn trị và chiến tranh thế giới khác, mà kết quả sẽ là hoàn toàn huỷ diệt loài người”.
Dự đoán công việc trong tương lai
Chuẩn bị cho tương lai bắt đầu bằng việc giáo dục ngay từ hiện tại.
“Hãy quan sát một bé gái 6 tuổi, hôm nay bắt đầu học lớp một ở trường, em sẽ 34 tuổi vào năm 2050,” ông nói. “Chúng ta nên dạy em bé những gì hôm nay để em bé có những kỹ năng cần thiết cho thị trường việc làm và cho thế giới năm 2050?”.
Câu trả lời cho câu phỏng vấn này có thể không phải là điều chúng ta mong đợi. Khi đề cập đến tự động hoá, xã hội đã đưa ra những giả định đã được chứng minh là không đúng:
1. Chúng ta có xu hướng coi trọng các kỹ năng trí tuệ hơn là các kỹ năng thủ công. Trên thực tế, các nghề trí tuệ như bác sĩ phù hợp hơn với tự động hóa so với các nghề khiêm tốn hơn như thợ rửa chén.
“50 năm trước, cờ vua thường được ca ngợi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của loài người - không ai nghĩ đến việc rửa bát đĩa. . . nhưng hoá ra công nghệ máy tính có thể đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới dễ dàng hơn nhiều so với việc máy tính có thể thay thế một người bồi bàn khiêm tốn, người rửa bát đĩa bẩn.”
2. Sáng tạo là đặc điểm riêng của con người. Khi nói đến các trò chơi như cờ vua, công nghệ máy tính đã chứng minh rằng chúng có thể sáng tạo hơn con người. Điều tương tự cũng có thể đúng trong các lĩnh vực khác. Ông cho biết rằng tất cả đều quy về bản chất của sáng tạo. Nếu là để nhận ra các mô hình và phá vỡ chúng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể sáng tạo hơn con người bởi nó vượt trội trong việc nhận dạng mô hình.
3. Trí tuệ nhân tạo (AI) không thể thay thế con người trong những công việc cần trí tuệ cảm xúc. Khi nói đến việc xác định cảm xúc của con người, có thể công nghệ máy tính hoàn hảo hơn con người. Hiểu được liệu ai đó có tức giận hay không là về việc xử lý thông tin từ đủ mọi thứ, bao gồm ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm. Về bản chất, đây là một quá trình xử lý dữ liệu, một trong những điều mà trí tuệ nhân tạo (AI) rất giỏi.
Trí tuệ nhân tạo (AI) không có bất kỳ cảm xúc nào của riêng nó, nhưng nó có thể học cách nhận ra những mô hình này ở con người. Công nghệ máy tính có thể vượt trội hơn con người trong việc nhận ra cảm xúc của con người vì chúng không có bất kỳ cảm xúc nào của riêng chúng.
Thiền giả Yuval Noah Harari phác hoạ nên bức tranh về một thế giới mà ngôi nhà thông minh có thể phát hiện tâm trạng của các bạn khi các bạn về nhà. Nếu các bạn căng thẳng, nó có thể làm mờ đèn để có bầu không khí nhẹ nhàng hơn hoặc phát ra những nhạc vui tươi yêu đời.
Ông cảnh báo rằng: “Chúng ta có thể quá quen thuộc với những cỗ máy hiểu chính xác cảm xúc của chúng ta đến nỗi chúng ta có thể trở nên không khoan dung với những con người không hiểu cảm xúc của chúng ta”.
Một câu hỏi về ý thức
Khi công nghệ máy tính trở nên thông minh hơn, một số người tự nhiên đặt ra câu hỏi về ý thức. Về điều này, ông tỏ ra hoài nghi. “Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa trí thông minh và ý thức” ông nói. “Trái ngược với những gì chúng ta thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, không có lý do gì để nghĩ rằng khi công nghệ máy tính có được trí thông minh, chúng sẽ có được ý thức”.
Ý thức là một khía cạnh phức tạp của trí não con người, bao gồm nhận thức, cảm xúc, ý niệm về bản thân và thế giới xung quanh, và khả năng tự nhận biết. Nó không chỉ đơn giản là khả năng nhận biết và hiểu biết, mà còn bao gồm khả năng tự nhận thức về quan điểm, giá trị, và mục tiêu cá nhân. Là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa. Trong nửa thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về trí thông minh của công nghệ máy tính. Đồng thời, chúng ta đã biết chính xác là không có thay đổi nào về ý thức máy tính.
Có nhiều con đường khác nhau để dẫn đến siêu trí tuệ, và chỉ một số trong đó dẫn đến ý thức.
Con người mong muốn gì?
Công việc mà công nghệ máy tính có thể thực hiện sẽ phụ thuộc vào những gì con người ra lệnh điều khiển chúng nó làm.
1. Họ có mong muốn Khoa học máy tính (Computer Science) thông minh hơn chúng ta hay không? Nếu đúng như thế, liệu khoa học máy tính có đủ thông minh để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định hay không - chẳng hạn như xe không người lái?
2. Chúng ta muốn sự đồng cảm, mối quan hệ hay tình bạn? Nếu như thế thì điều này không thể tự động hoá được. Điều chúng ta mong muốn không phải là một người có thể giải quyết vấn đề cho chúng ta, mà là một người có thể cảm nhận được mọi thứ.
Thực hiện quy trình chuyển đổi
Thiền giả Yuval Noah Harari cho biết rằng việc ứng phó với tương lai công việc sẽ khó khăn theo nhiều cách:
Tâm lý học: Thật căng thẳng khi phải phải tái tạo bản thân. Nếu các bạn là một tài xế xe tải đã bị thay thế bởi công nghệ máy tính, làm thế nào các bạn có thể phải tái tạo bản thân mình thành một giáo viên yoga hay là một nhà thiết kế, hoặc bất kỳ công việc làm nào khác chưa được tự động hoá?
Tiến hoá: Ngay cả khi các bạn có thể điều chỉnh, thì đây là không phải giải pháp lâu dài bởi thị trường việc làm sẽ tiếp tục thay đổi. Tự động hoá không phải là sự kiện một lần. Nó sẽ là ‘một chuỗi sự gián đoạn ngày càng lớn hơn’.
“Vào năm 2050, chúng ta sẽ có một số thay đổi lớn, thậm chí những thay đổi còn lớn hơn vào năm 2035 và thậm chí một cuộc cách mạng còn kém hơn 2045. Những công việc cũ sẽ biến mất, những công việc mới sẽ xuất hiện nhưng những công việc mới sẽ nhanh chóng thay đổi và biến mất. Mọi người sẽ phải đào tạo lại và tái tạo bản thân không chỉ một lần mà là nhiều lần trong suốt cả cuộc đời và điều này sẽ tạo ra áp lực tâm lý lớn hơn.”
Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ đến mức nhà nước phải vào cuộc và cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc tâm lý. Có thể phải có Dịch vụ Tâm lý Quốc gia.
Một mô hình làm việc mới
Cuộc Cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) cần một mô hình làm việc mới. Trong hàng nghìn năm, mô hình tuyến tính dùng để chỉ bất kỳ mô hình nào giả định tính tuyến tính trong hệ thống. Đầu tiên, các bạn học, sau đó các bạn làm việc. Mô hình này hiện đang trở nên không còn phù hợp. Mọi người không thể mong đợi giữ nguyên công việc chí là cùng một nghề nghiệp trong suốt cuộc đời. Mọi người phải liên tục học lại các kỹ năng và nghề nghiệp mới.
Ví dụ, khi ngày càng nhiều hoạt động chuyển sang trực tuyến online, những người ở độ tuổi 60 sẽ cần thích nghi. Với Thực tế ảo (virtual reality - VR), một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực, thậm chí họ cần phải học lại cách đi và nói trong Thực tế ảo (VR) mới này. Khi ngày càng nhiều công việc chuyển sang Thực tế ảo (VR), những người không thể học các kỹ năng này sẽ bị bỏ lại phía sau.
Bỏ học và quay lại học
Thế kỷ 21 sẽ cần những kỹ năng và thái độ mới:
Bỏ học: Để duy trì sự phù hợp, mọi người sẽ cần có khả năng bỏ học các kỹ năng và cách tiếp cận trước đây.
Học lại: Thiền giả Yuval Noah Harari cho biết rằng kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21 không phải là những kỹ năng cụ thể như học lập trình, mà là khả năng thành thạo các kỹ năng mới để chuyển từ nghề này sang nghề khác trong suốt cuộc đời chúng ta.
Xử lý thông tin: Chúng ta cũng cần học cách tìm kiếm thông tin mới và cách phân biệt và chắc lọc thông tin đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Tất cả những điều này đòi hỏi rất nhiều sự linh hoạt về mặt tinh thần.
Câu hỏi lớn là: liệu chúng ta có đủ khả năng để tồn tại trong thế kỷ 21 không?
Giải phóng tiềm năng
Để phát triển mạnh mẽ trong thế giới mới này, Thiền giả Yuval Noah Harari lập luận rằng chúng ta sẽ phải giải phóng tiềm năng của loài người chưa được khai thác. Đối với một số người, điều này có nghĩa là các công nghệ như Di truyền học, một bộ môn sinh học, nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật hoặc kỹ thuật sinh học để mở rộng khả năng của con người, nhưng ông cho rằng điều này có thể nguy hiểm.
Thay vào đó, ông cho biết rằng, lịch sử đã cho chúng ta thấy tiềm năng to lớn của con người chưa được khai thác.
“Trước đây tôi đã nói rằng tiềm năng trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chưa đạt đến đầy đủ - điều đó cũng đúng với con người, chúng ta vẫn chưa đạt đến niềm năng đầy đủ của mình,” ông kết luận. “Với mỗi euro và mỗi phút chúng ta dành để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chúng ta nên dành ít nhất môt ero và một phút để khám phá và phát triển trí tuệ của chính bản thân mình.”
Tác giả: Melanie Grano
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn link: https://www.nbforum.com/newsroom/events/nordic-business-forum-2022/yuval-noah-harari-the-most-important-skills-for-the-future-of-work/
Bình luận (0)