Tác giả: Yuval Noah Harari Biên dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Guardian

Các học giả có thể vạch trần bức màn sự thật, ngay cả khi phải trả giá bằng sự mất hài hòa xã hội? Hay là tiếp tục tuyên truyền ảo tưởng, nếu ảo tưởng đó giúp giữ gìn trật tự xã hội? Trong cuốn sách mới nhất mà tôi viết "21 bài học cho thế kỷ 21", tôi đã phải đấu tranh với thế tiến thoái lưỡng nan này khi nói về Chủ nghĩa Tự do.

Một mặt tôi tin rằng câu chuyện về tự do cá nhân đầy sai lầm, nó không lột tả sự thật về nhân loại và nếu muốn tồn tại và phát triển qua thế kỷ 21, chúng ta phải vượt qua được nó. Mặt khác, thời buổi hiện tại câu chuyện về Chủ nghĩa Tự do vẫn là điều căn bản thiết yếu nhằm duy trì trật tự toàn cầu. Hơn nữa, Chủ nghĩa Tự do bị tấn công bởi những kẻ điên cuồng vì chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo, những kẻ cuồng tín vào những ảo vọng dĩ vãng thậm chí còn nguy hiểm và tai hại hơn rất nhiều.

Vì thế nên tôi chia sẻ những điều suy nghĩ của mình một cách cởi mở, dù cho nguy cơ rằng lời nói của tôi có thể bị đưa ra khỏi bối cảnh và được dùng bởi những kẻ độc tài, mị dân để tiếp tục tấn công vào trật tự tự do? Hay tôi nên tự kiểm điểm bản thân? Nó là dấu hiệu của những chế độ phi tự do khiến tự do ngôn luận còn khó khăn hơn ngay cả vượt qua khỏi cương giới của nó. Do sự mở rộng của những chế độ như thế, ngày càng khó khăn hơn khi tư duy phản biện về tương lai của nhân loại chúng ta.

Thiền giả Yuval Noah Harari

Cuối cùng, tôi đã chọn tự do ngôn luận thay vì tự kiểm điểm bản thân, nhờ vào niềm tin của cá nhân tôi vào hùng lực của tự do dân chủ và chúng ta cần cải cách nó lại. Những lợi thế ưu việt của Chủ nghĩa Tự do so với những hệ tư tưởng khác thì nó linh hoạt và không giáo điều. Nó có thể chịu đựng được những chỉ trích hơn hẳn bất kỳ kiểu trật tự xã hội nào khác. Thực tế là như thế, nó là trật tự xã hội duy nhất cho phép người ta có thể chất vấn chính những nền tảng cơ bản của nó. Chủ nghĩa Tự do đã tồn tại qua ba cuộc đại khủng hoảng lớn - Đệ nhất Thế chiến, thách thức của chủ Phát xít trong những thập niên 1930 và thách thức chủ nghĩa xã hội trong những thập niên 1950-1970. Nếu các bạn nghĩ rằng Chủ nghĩa Tự do hiện tại đang gặp phải nhiều rắc rối, nên nhớ rằng mọi thứ đã tồi tệ như thế nào vào những thập niên 1918, 1938-1968.

"Thách thức chính bởi Chủ nghĩa Tự do phải đối mặt này nay không phải đến từ của chủ Phát xít mà là từ phòng thí nghiệm".

Năm 1968, nền dân chủ tự do được xem như một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và ngay cả trong cương giới của bản thân, nó cũng đã bị lay chuyển bởi những cuộc bạo động, ám sát, tấn công khủng bố và những cuộc chiến khốc liệt bởi ý thức hệ. Nếu các bạn ở trong cuộc bạo loạn ở Washington sau ngày Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King bị ám sát hoặc ở Pari tháng 08 năm 1968, hay Đại hội Đảng dân chủ ở Chicago, các bạn sẽ nghĩ rằng tận thế sắp đến ngày tàn rồi. Trong khi Washington, Paris và Chicago đang chìm trong hỗn loạn, Moscow và Leningrad vẫn yên bình và hệ thống các quốc gia chịu ảnh hưởng của Liên Xô dường như được định sẵn sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Nhưng 20 năm sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô tan rã, những cuộc đụng độ thập niên 1960 làm tăng thêm sức mạnh của dân chủ tự do.

Vì thế, chúng ta có thể hy vọng rằng Chủ nghĩa Tự do có thể tái tạo lại. Nhưng thách thức chính mà nó phải đối mặt ngày hôm nay không phải từ chủ nghĩa phát xít, thậm chí không phải từ các nền dân chủ và tự trị đang lan rộng khắp nơi như những loài ếch nhái sau cơn mưa. Lần này thách thức chính xuất hiện từ các phòng thí nghiệm.

Chủ nghĩa Tự do được kiến tạo dựa trên niềm tin vào tự do của nhân loại. Không giống như khỉ và chuột, nghĩa vụ con người phải có "ý chí tự do". Đây là những gì làm cho cảm xúc con người và sự lựa chọn của họ là cơ quan chính trị và đạo đức tối thượng trên thế giới. Chủ nghĩa Tự do cho chúng ta hiểu rằng cử tri biết rõ nhất, rằng đối tác luôn luôn là phải và chúng ta nên tư duy cho bản thân và tuân thủ ý chí tự do của chúng ta.

Thách thức chính mà nó phải đối mặt ngày nay không phải từ chủ nghĩa phát xít hoặc các trào lưu khác mà xuất hiện từ các phòng thí nghiệm.

Thật chẳng may, "ý chí tự do" không phải là một thực tế khoa học. Đây chỉ là một huyền thoại được thừa hưởng từ Thần học Thiên Chúa giáo. Các Thần học gia đã phát triển ý tưởng "ý chí tự do" để giải thích tại sao Đức Chúa Trời có quyền năng giáng họa tội nhân vì những lựa chọn xấu ác của họ và ban thưởng giáng phúc cho các vị Thánh vì những lựa chọn thiện nghiệp của họ. Nếu lựa chọn của chúng ta không được thực hiện tự do, tại sao Đức Chúa nên trừng phạt hoặc ban thưởng cho chúng ta? Theo các Thần học gia, thật là hợp lý để Đức Chúa Trời làm như thế, bởi vì các lựa chọn của chúng ta phản ánh ý chí tự do của linh hồn vĩnh cửu của chúng ta, là độc lập với mọi ràng buộc vật lý và sinh học.

Huyền thoại này ít liên quan đến những gì khoa học hiện nay dạy chúng ta về Vãn kỳ trí nhân (Homo sapiens, 晚期智人) và các loài động vật khác. Con người chắc chắn có ý chí - nhưng nó chưa phải là tự do. Các bạn không thể quyết định mong muốn của các bạn. Các bạn không quyết định hướng nội hay hướng ngoại, dễ đi hoặc lo lắng, dễ tính hay thẳng thắn. Con người lựa chọn - nhưng chúng không bao giờ là sự lựa chọn độc lập. Mọi sự lựa chọn đều phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện sinh học, xã hội học và cá nhân mà các bạn không thể tự xác định được. Tôi có thể chọn ăn món gì, kết hôn với ai và bỏ phiếu bầu chọn ai, nhưng những lựa chọn này được xác định một phần bởi gen của tôi, các chức năng sinh hóa, giới tính, nền tảng gia đình, văn hóa quốc gia của tôi, v.v và những thứ này tôi đã không thể được lựa chọn ngay từ khi mới lọt lòng mẹ chào đời.

Đây không phải là một lý thuyết trừu tượng. Các bạn có thể chứng kiến điều này một cách dễ dàng. Chỉ cần quan sát ý nghĩ tiếp tục hiện ra trong tâm thức của các bạn. Nó đến từ đâu? Các bạn có tự do suy nghĩ không? Rõ ràng là không. Nếu các bạn quan sát cẩn thận tâm trí của mình, các bạn nhận ra rằng các bạn có ít quyền kiểm soát những gì đang diễn ra ở đó và các bạn không tự do lựa chọn suy nghĩ, cảm giác gì và muốn gì.

Mặc dù "ý chí tự do" luôn luôn là một huyền thoại, trong nhiều thế kỷ trước nó là một điều hữu ích. Nó khuyến khích những người phải chiến đấu chống lại Tòa dị giáo, quyền thiêng liêng của các vị Hoàng đế, KGB và KKK. Huyền thoại này cũng mang lại ít tổn phí. Vào những thập niên 1776-1945, gần như không có gì nguy hiểm khi tin rằng cảm xúc và lựa chọn của các bạn là sản phẩm của một số "ý chí tự do" chứ không phải là kết quả của những quá trình sinh hóa và thần kinh học.

Nhưng hiện nay niềm tin vào "ý chí tự do" đột nhiên trở nên nguy hiểm. Nếu các chính phủ và các công ty thành công trong việc hack vào con vật mỗi người, những người dễ dàng thao túng nhất sẽ là những người tin vào ý chí tự do.

Để thành công trong việc hack con người, các bạn cần hai thứ: một sự hiểu biết hoàn hảo về sinh học và rất nhiều sức mạnh tính toán. Cả Tòa án dị giáo và Ủy ban An ninh Quốc gia (tiếng Nga: Комитет государственной безопасности (KGB), lực lượng cảnh sát mật chính, và là cơ quan an ninh của Liên Xô từ năm 1954 tới khi Liên Xô tan rã năm 1991) thiếu kiến thức và sức mạnh này. Nhưng chẳng phút chốc, các tập đoàn và chính phủ có thể có cả hai và một khi họ có thể hack các bạn, họ không chỉ có thể dự đoán lựa chọn của các bạn, mà còn tái cấu trúc xúc cảm của các bạn. Để làm như thế, các tập đoàn và chính phủ sẽ không cần phải hiểu các bạn một cách tốt nhất. Đó là điều không thể. Họ sẽ phải hiểu các bạn hoàn hảo hơn một chút so với bản thân các bạn. Và điều này không phải là không thể, bởi vì hầu hết mọi người thường không hiểu bản thân mình lắm.

Nếu các bạn tin vào câu chuyện cổ tích về tự do cá nhân, đơn giản là các bạn sẽ có xu hướng phản bác thách thức này. "Không, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Không ai có thể quản lý hay hack vào tinh thần con người, bởi vì có cái gì đó vượt xa gen (đơn vị vật chất có chức năng di truyền), Nơro (Tế bào thần kinh) và Thuật toán (giải thuật). Không ai có thể dự đoán và điều khiển thành công các lựa chọn của tôi, bởi vì lựa chọn của tôi phản ánh ý chí tự do của tôi". Thật chẳng may, việc gạt bỏ thử thách sẽ không làm cho nó biến mất. Nó sẽ khiến các bạn dễ bị tổn thương hơn.

Nó bắt đầu với những điều đơn giản. Khi các bạn lướt Internet, một tiêu đề bắt mắt của các bạn: "Băng đảng côn đồ nhập cư cưỡng hiếp phụ nữ địa phương". Các bạn nhấp chuột vào nó. Đúng cùng một thời điểm đó, hàng xóm của các bạn cũng đang lướt Intrnet và một tiêu đề khác bắt mắt: "cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị tấn công hạt nhân lên Iran". Cô ấy nhấp chuột vào nó. Cả hai tiêu đề là những câu chuyện tin tức giả, được tạo ra bởi những kẻ lừa đảo, hoặc bởi một trang web chú ý đến việc tăng lưu lượng truy cập để tăng doanh thu quảng cáo của nó. Cả các bạn và hàng xóm cảm thấy các bạn đã nhấp chuột vào các tiêu đề này ngoài ý chí tự do của các bạn. Nhưng thực ra các bạn đã bị hack.

"Nếu các chính phủ thành công trong việc hack con người, động vật, những người dễ dàng thao túng nhất sẽ là những người tin vào ý chí tự do".

Tuyên truyền và thao túng tất nhiên không phải là điều gì mới mẻ. Nhưng trong khi trước đây họ làm những việc như ném bom rải thảm, bây giờ bọn họ đã có những loại đạn dược chính xác hơn. Khi nhà độc tài khét tiếng nhất lịch sử nhân loại, trùm phát xít Đức quốc xã Adolf Hitler phát ngôn trên sóng radio, ông ta nhắm vào những người có mẫu số chung nhiều nhất, bởi vì ông ta không thể nhắm vào chính xác não bộ của một cá nhân. Nhưng bây giờ người ta hoàn toàn có thể làm được. Một thuật toán (thuật giải) có thể nói cho các bạn rằng các bạn đã có thiên kiến với những người nhập cư, hay hàng xóm nhà các bạn ghét cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đây là lý do tại sao các bạn lại thấy thông tin này trong khi hàng xóm thì lại thấy một tin khác. Trong những năm gần đây, những người thông minh nhất hành tinh đã nghiên cứu việc hack vào bộ não người để làm cho các bạn muốn nhấp chuột vào và bán thông tin của các bạn. Ngày nay phương pháp này cũng được sử dụng để bán lại cho chính trị gia và các ý thức hệ.

Điều này chỉ là bước đầu. Hiện tại, các hack chỉ dựa vào phân tích tính hiệu và hành động ở thế giới bên ngoài: những sản phẩm các bạn mua, những nơi các bạn ghé thăm, những từ các bạn tìm kiếm trực tuyến. Tuy nhiên, trong vòng vài năm cảm biến sinh trắc học có thể cho phép hack truy cập trực tiếp vào thế giới bên trong của các bạn và họ có thể giám sát những gì đang diễn ra trong tâm thức của các bạn. Không phải là tâm thức ẩn dụ cho "tự do ý chí", mà là máy bơm cơ bắp điều chỉnh huyết áp của các bạn và phần lớn hoạt động não bộ của các bạn. Sau đó các tin tặc có thể tương quan nhịp tim của các bạn với dữ liệu thẻ tín dụng của các bạn và huyết áp của các bạn với lịch sử tìm kiếm của các bạn.

Chủ nghĩa Tự do đã kiến tạo được một pháo đài các luận điểm và các tổ chức vô cùng ấn tượng để bảo vệ cho tự do cá nhân trước những cuộc tấn công từ các thế lực chính quyền áp bức và những tôn giáo lớn, nhưng nó đã không được chuẩn bị khi tự do cá nhân bị đảo lộn từ bên trong và khi những khái niệm về "cá nhân" cũng như "tự do" trở nên vô nghĩa. Để tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21, chúng ta cần loại bỏ lại phía sau cái nhìn dại khờ về việc một cá thể như một con người đơn phương độc lập - một quan điểm được thừa hưởng từ Thần học Thiên Chúa giáo và thời đại Khai sáng - và chấp nhận rằng nhân loại thực sự là loài động vật có thể bị hack. Chúng ta cần hiểu rõ mình hơn nhiều.

Dĩ nhiên đây không phải một lời khuyến nhủ mới. Từ thời cổ đại, các vị Thánh nhân hầu như liên tục lặp đi lặp lại nhắc nhở mọi người "biết mình". Trong thời đại của triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens) Sokrates (470-399 trước Tây lịch), đức Phật Thích Ca Mâu Ni (624-455 trước Tây lịch) và Đức Khổng Tử Đức Khổng Tử (551-470 trước Tây lịch) thực sự các bạn không có sự đấu tranh. Nếu các bạn làm ngơ đi việc hiểu chính mình, các bạn vẫn còn là một hộp đen với phần còn lại của nhân loại. Ngược lại, bây giờ các bạn phải đấu tranh. Khi các bạn đọc những dòng chữ này, chính quyền và các tập đoàn đang cố để hack các bạn. Nếu họ hiểu các bạn hiểu chính bản thân, họ có thể bán cho các bạn bất cứ thứ gì họ muốn, dù là một sản phẩm hay một chính trị gia.

Điều quan trọng là tìm hiểu điểm yếu của các bạn. Chúng là những công cụ chính mà người ta dùng để cố gắng hack các bạn. Máy tính bị tấn công thông qua các dòng mã bị lỗi. Con người bị hack thông qua những nỗi lo sợ bất an, hận thù, thiên kiến và thèm muốn của bản thân mình. Các hack không thể tạo ra nỗi sợ hãi hay thù hận. Nhưng khi họ khám phá những gì mọi người đã sợ hãi và căm hờn, sẽ rất dễ dàng để kích động cơn giận dữ dội hơn.

Nếu mọi người không thể tự hiểu bản thân bằng những nỗ lực của chính mình, có lẽ cùng một công nghệ mà hack sử dụng có thể được dùng để bảo vệ chúng ta. Cũng giống như máy tính của họ có một chương trình chống vius để ngăn chặn phòng mềm độc hại, có thể chúng ta cần phần mềm chống viur cho bộ não. Trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) của các bạn sẽ học bằng kinh nghiệm và biết được rằng các bạn có một điểm yếu đặc biệt - cho dù là thích xem video mèo hài hước hay những luận điệu xuyên tạc về cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - và sẽ chặn chúng thay cho các bạn.

Nhưng thực sự tất cả điều này chỉ là một vấn đề bên lề. Nếu nhân loại là động vật có thể bị hack và nếu lựa chọn và ý kiến của chúng ta không phản ánh ý chí tự do của chúng ta, thì quan điểm chính trị sẽ là gì? Trong 300 năm qua, lý tưởng tự do đã truyền cảm hứng cho một dự án chính trị nhằm cung cấp càng nhiều cá nhân càng tốt khả năng theo đuổi ước mơ của họ và hoàn thành ước muốn của họ. Hiện tại chúng ta chạm đến bao giờ hết trong việc thực hiện mục tiêu này - nhưng chúng ta cũng gần hơn bao giờ hết để nhận ra rằng tất cả điều này đều dựa trên ảo ảnh. Các công nghệ mà chúng ta đã phát minh ra nhằm giúp cá nhân theo đuổi ước mơ của họ cũng có thể tái thiết kế những giấc mơ đó. Vì thế, làm sao tôi có thể tin tưởng mơ ước đó của tôi?

Khám phá này mang đến cho nhân loại một thứ tự do hoàn toàn mới. Trước đây, chúng ta được xác định bởi những ham muốn của bản thân và tìm kiếm sự tự do để hiện thực hóa chúng. Bất cứ khi nào có suy nghĩ xuất hiện trong tâm thức, chúng ta vội vã theo đuổi nó. Chúng ta đã trải qua những ngày chạy vòng quanh như điên cuồng thác loạn, được điều hành bởi một chiếc tàu lượn siêu tốc bởi cơn tức giận, của những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn, mà chúng ta lầm tưởng tượng đại diện cho ý chí tự do của bản thân. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng gán mình vào tàu lượn siêu tốc này? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cẩn thận giám sát ý nghĩ tiếp theo hiện lên trong tâm thức của chúng ta và hỏi: "Nó từ đâu đến?".

Để bắt đầu, hãy nhận ra rằng mọi suy tưởng và khao khát của chúng ta không thể hiện được tự do ý chí của bản thân sẽ giúp ta bớt ám ảnh về chúng. Nếu tôi thấy mình như một con người hoàn toàn tự do, lựa chọn khao khát của tôi hoàn toàn độc lập với thế giới bên ngoài, thì tôi sẽ tạo ra một rào cản khoảng cách giữa tôi và những người khác. Tôi không cần bất kỳ những người đó - Tôi độc lập. Nó vừa khiến mọi ý thích của tôi trở nên to lớn - và sau đó, tôi chọn khao khát đặc biệt này thay vì mọi ước vọng khác có thể có trong vũ trụ. Một khi chúng ta làm cho ước vọng của bản thân trở nên quan trọng, chúng ta sẽ cố gắng kiểm soát và định hình thế giới theo nó. Bản thân gây nên những cuộc chiến, phá rừng và làm mất cân bằng toàn bộ hệ sinh thái để thỏa mãn ham muốn của bản thân. Nhưng khi chúng ta hiểu rằng những ước vọng đó không phải là từ tự do lựa chọn mà ra, mình sẽ có hy vọng bản thân bớt bận tâm với nó và cảm thấy kết nối với thế giới hơn bao giờ hết.

"Nhưng khi chúng ta hiểu rằng những khát vọng đó không phải là từ tự do lựa chọn mà ra, ta sẽ có hy vọng mình bớt bận tâm với nó".

Đôi lúc người ta tưởng tượng rằng nếu chúng ta buông xả đức tin của mình về "tự do ý chí", chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn thờ ơ và chỉ co cụm ở một góc nào đó và chết đói. Trong thực tế, buông xả ảo tưởng này có thể có hai hiệu ứng trái ngược nhau: đầu tiên, nó có thể tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn với phần còn lại của thế giới và làm cho các bạn quan tâm hơn đến môi trường của các bạn và nhu cầu bởi mong muốn của người khác. Giống như khi các bạn trút bầu tâm sự với ai đó. Nếu các bạn tập trung vào những gì các bạn muốn thố lộ, hầu như các bạn thực sự không muốn lắng nghe. Các bạn chỉ cần đợi chờ cơ hội để có thể tiết lộ cho người khác một phần của tâm thức của các bạn. Nhưng khi các bạn gạt suy nghĩ của mình sang một bên, các bạn có thể đột nhiên nghe thấy người khác.

Thứ hai, buông xả những huyền thoại của tự do sẽ thắp sáng tỏ rõ trí tò mò. Nếu các bạn gắn bó với những suy nghĩ và mong muốn trong tâm thức của các bạn móng khởi lên, các bạn không cần phải nỗ lực nhiều để có thể biết chính mình. Các bạn nghĩ rằng các bạn đã biết chính xác mình là ai. Nhưng một khi các bạn phát hiện ra "xin chào, đây không phải là tôi. Đây chỉ là một số thay đổi hiện tượng sinh hóa!" Sau đó các bạn cũng phát hiện ra các bạn không có ý tưởng rằng các bạn là ai hay là gì đó. Có thể đây là khởi đầu của hành trình khám phá thú vị nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện.

Việc nghi ngờ về ý chí tự do hay khám phá bản chất con người về cơ bản là không có gì mới cả. Không có gì mới về nghi ngờ ý chí tự do hay về khám phá bản chất thực sự của nhân loại. Con người chúng ta đã có cuộc tranh luận này trải qua hàng nghìn năm trước. Nhưng chúng ta có công nghệ trước đây chưa từng bao giờ có. Công nghệ thay đổi mọi thứ. Các vấn đề cổ đại của triết học đang trở thành vấn đề thực tế của kỹ thuật và chính trị. Trong khi các triết học gia là những người thật kiên nhẫn - họ có thể tranh cãi về điều gì đó bất lợi trong 3.000 năm - các kỹ sư ít kiên nhẫn hơn nhiều. Các chính trị gia là những người ít kiên nhẫn nhất.

Bằng cách nào để tự do dân chủ hoạt động trong một thời đại khi các chính phủ và các tập đoàn có thể hack vào con người? Còn lại những gì của niềm tin cho rằng "cử tri biết rõ nhất" và "đối tác luôn là đúng?" Làm cách nào để sống khi các bạn nhận ra rằng các bạn là một động vật có thể bị hack, rằng tâm thức của các bạn là điệp viên cho chính phủ, rằng amygdala (hạch hạnh nhân điều khiển cảm xúc) của các bạn có thể làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và ý nghĩ tiếp theo xuất hiện trong tâm thức các bạn cũng có thể là kết quả của một số thuật toán hiểu các bạn tốt hơn các bạn biết chính bản thân? Đây là những thắc mắc thú vị nhất mà con nhân loại hiện đang phải đối mặt.

Thật chẳng may, đây không phải là thắc mắc mà hầu hết mọi người đều bận tâm. Thay vì khám phá những gì đang đợi chờ chúng ta ngoài ảo tưởng về "ý chí tự do", mọi người trên khắp thế giới đang lùi bước để tìm chỗ trú ẩn với ảo ảnh lớn hơn. Thay vì đối mặt với thử thách của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học, nhiều người đang chuyển sang tưởng tượng tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc, thậm chí còn ít liên quan hơn với thực tế khoa học thời đại của chúng ta hơn là chủ nghĩa tự do. Thay vì các mô hình chính trị tân thời, những gì được cung cấp là các thức ăn thừa được đóng gói lại từ thế kỷ 20 thậm chí từ thời trung cổ.

Khi các bạn cố gắng tiếp cận với những ảo tưởng đầy tính hoài niệm này, các bạn thấy mình đang tranh luận với những điều như tính xác thực của Kinh Thánh hay sự thiêng liêng của dân tộc (đặc biệt là với những người như tôi, sống ở một nơi như Israel). Là một học giả, sử gia, với tôi đây là một điều đáng thất vọng. Tranh luận về Kinh Thánh là những thứ nóng bỏng trong thời đại Voltaire và tranh luận về giá trị của chủ nghĩa dân tộc là triết học tiên tiến từ một thế kỷ trước - nhưng vào năm 2018, dường như nó chỉ là việc lãng phí thời gian. Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học sắp thay đổi quá trình tiến hóa và chúng ta chỉ có vài thập kỷ để tìm ra những gì cần làm với chúng. Tôi không biết câu giải đáp đến từ đâu, nhưng chắc chắn họ không đến từ một bộ sưu tập những câu chuyện được viết cách đây hàng nghìn năm.

Vậy làm thế nào? Chúng ta cần phải cùng một lúc chiến đấu trên hai mặt trận. Chúng ta nên bảo vệ dân chủ tự do, không chỉ vì nó đã được chứng minh là một hình thức chính trị lành mạnh hơn bất kỳ hình thức nào khác, mà còn bởi vì nó đặt ít giới hạn nhất về tranh luận về tương lai của nhân loại. Đồng thời, chúng ta cần đặt câu hỏi các giả định truyền thống về chủ nghĩa tự do và phát triển một dự án chính trị tân thời tốt hơn phù hợp với thực tế khoa học và quyền lực của thế kỷ 21.

Thần thoại Hy Lạp nói rằng Zeus và Poseidon, hai trong số những vị thần vĩ đại nhất, đã tranh đấu với nhau để cưới được nữ thần Thetis. Nhưng khi họ nghe lời tiên tri rằng Thetis sẽ có một đứa con trai cường tráng kiện khang hơn cha mình, cả hai đều rút lui. Vì các vị thần có kế hoạch sẽ trường sinh bất tử, họ không muốn một đứa con sống khỏe hơn để cạnh tranh với họ. Cho nên Thetis cưới một người phàm, Vua Peleus và sinh ra Achilles. Người phàm tạo ra con cái để chúng có thể vượt qua mình. Huyền thoại này có thể dạy chúng ta điều gì đó quan trọng. Những kẻ độc tài có kế hoạch cai trị vĩnh cửu không thích khuyến khích sự ra đời của những ý tưởng có thể làm thay đổi chúng. Nhưng các nền dân chủ tự do truyền cảm hứng cho việc tạo ra các tầm nhìn mới, ngay cả ở mức đặt câu hỏi về nền tảng căn bản của mình.

Tác giả: Yuval Noah Harari Biên dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Guardian

***

Chú thích: Sử gia, triết gia, tác giả, Thiền giả Giáo sư Tiến sĩ Yuval Noah Harari (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1976), triết gia, một nhà Phật học uyên thâm, một thiền giả thâm niên trong thực nghiệm thiền Vipassana, một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Đại học Tel Aviv...

Thiền giả Yuval Noah Harari là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Các bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh.