Trang chủ Hỏi Đáp Tái sinh là gì?

Tái sinh là gì?

Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Tái sinh là gì?

Theo Phật giáo, tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra ở kiếp trước. Mỗi hành động đều tạo ra nghiệp, nghiệp của một người sẽ dẫn đến một cuộc sống mới như thế sau khi chết, đó là Luật nhân quả. Nghiệp có nghĩa là “những hành động trong quá khứ” sẽ ảnh hưởng đến nơi và cuộc sống chúng ta ở hiện tại.

Vòng luân hồi sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi con người có cái nhìn sâu sắc hơn, diệt trừ ham muốn và trả hết nghiệp chướng ở tiền kiếp để sớm giác ngộ như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo hiện đại, con đường giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi là khá đa dạng, nhưng tựu chung lại tất cả đều không nằm ngoài Bát Chính Đạo.

tapchinghiencuuphathoc Sau khi chet con nguoi se tai sinh vao nhung canh gioi khac nhau trong vong luan hoi 1

Sau khi chết, con người sẽ tái sinh vào những cảnh giới khác nhau trong vòng luân hồi.

Trong bài “Nghiệp và tái sinh” (Giác Ngộ số 863 ra ngày 16-8-2016) tác giả có nói đến việc đức Phật dùng ảnh dụ về việc tái sinh đại khái như sau: “Một đàn bò bị nhốt trong chuồng, cửa mở, con chạy ra trước tiên là con mạnh nhất, nếu không có con mạnh nhất thì con đầu đàn, nếu không có con đầu đàn thì con gần cửa nhất, nếu không có con gần cửa nhất thì cả đàn sẽ chen ra cùng một lúc”. Qua đó chúng ta thấy hình ảnh cái chuồng là tàng thức, đàn bò là quả (thức tái sinh), cửa chuồng mở là khi chúng ta chết, bò chạy ra là quả tái sinh. Khi chúng ta chết, những cái quả trong tàng thức sẽ dẫn chúng ta tái sinh. Nếu không có cái quả Cực trọng nghiệp (con bò mạnh nhất) dẫn đi thì cái quả Tập quán nghiệp (con đầu đàn) sẽ dẫn đi, nếu không có cái quả Tập quán nghiệp thì cái quả Cận tử nghiệp (con gần chuồng nhất) dẫn đi và nếu không có cả ba quả trên thì cái quả Tích lũy nghiệp (cả đàn bò cùng ra một lúc) sẽ dẫn đi.

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Đây chính là những cõi mà chúng ta có thể tái sinh vào tùy theo nghiệp của mỗi người. Và 6 cảnh tái sinh thường được diễn tả lại theo hình ảnh của bánh xe luân hồi.

Cõi trời

Đây chính là cõi cao nhất mà chúng ta luôn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên để được sống trong cõi này bạn cần phải có thật nhiều phúc đức, phước báu tích lũy trong nhiều kiếp sống. Cuộc sống sẽ trải qua những sự thuận lợi, được sinh sống trong cảnh giàu sang phú quý với một ngoại hình xinh đẹp.

Cõi A-tu-la

Đây chính là đại diện của sự mạnh mẽ, giận dữ nhưng cũng rất nhiều tài năng đi kèm. A-tu-la cũng sẽ có những biểu hiện ghen ghét đố kị những người có tài năng hơn mình.

Cõi Ngạ Quỷ

Có thể miêu tả ngạ quỷ khá dữ tợn, với chiếc bụng rỗng nhưng chiếc cổ và miệng rất bé không thể nuốt được nhưng mà lại cực kỳ tham lam. Biểu trưng có những người có thói tham lam vô độ, ích kỷ chỉ muốn chiếm của người khác cho mình.

Cõi địa ngục

Dành có những ai gây nên quá nhiều tội ác không thể dung tha. Một nơi đen tối và đáng sợ nhất dành cho những ai có tâm tàn độc. Họ sẽ bị trừng phạt theo nhiều mức khác nhau và sẽ phải chịu đau đớn khổ nhục.

Cõi súc sinh

Nói chung lại đây là cõi của những loài động vật, chúng thường có xu hướng nhút nhát, sợ những thứ đe dọa xung quanh, lảng tránh.

Cõi người

Một cõi giúp chúng ta có thể tích đức, làm những điều thiện lành, gây dựng thật nhiều phước báu để luôn được sống trong an nhiên và gặp thật nhiều điều hạnh phúc.

Thiện Minh (T/h)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Phân biệt tái sinh và luân hồi

baobinhnd 12/10/2023 - 11:38

Ban biên tập có thể giải thích , phân biệt rõ về tái sinh và luân hồi

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường