Trang chủ Văn hóa Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Phật giáo Việt Nam

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Phật giáo Việt Nam

Văn học Phật giáo Việt Nam hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc dưới ánh sáng của mỹ học Phật giáo, đã và đang góp phần làm giàu cho văn hóa dân tộc. Những phác thảo sơ bộ về tác giả, tác phẩm trên đây chỉ là bước đầu dựa trên nền tảng những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiến bối...

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Văn học Phật giáo Việt Nam hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc dưới ánh sáng của mỹ học Phật giáo, đã và đang góp phần làm giàu cho văn hóa dân tộc. Những phác thảo sơ bộ về tác giả, tác phẩm trên đây chỉ là bước đầu dựa trên nền tảng những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiến bối…

Tác giả: Thích Phước Đạt & Thích Hạnh Tuệ

1. Dẫn nhập

Khi khảo sát các bộ lịch sử văn học Việt Nam, các bộ tổng tập, tuyển tập văn học Việt Nam, Văn học Phật giáo Việt Nam… từ trước đến nay, phần văn học viết Việt Nam thường nói từ cái mốc thế kỷ thứ X trở đi, còn phần văn học viết Việt Nam, văn học Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ thứ X, ít được nói đến. Chúng tôi nghĩ có lẽ do có những quan điểm khác nhau về bộ phận văn học có liên quan đến tôn giáo mà ở đây là Phật giáo.

Khảo sát văn học Việt Nam trước thế kỷ X, chủ yếu là các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam nên các nhà nghiên cứu chưa chú ý. Một minh chứng xác thực cho vấn đề này là, trong bộ Tổng tập văn học Việt Nam gồm 42 quyển, các tác giả của bộ này đã chọn bài thơ Nam quốc sơn hà được cho là của tướng quân Lý Thường Kiệt làm năm 1077 làm tác phẩm đầu tiên (tr.215, NXB. KHXH, HN)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tac gia tac pham tieu bieu cua Van hoc Phat giao Viet Nam 2

2. Phác thảo diễn trình, diện mạo văn học Phật giáo Việt Nam như sau:

Phật giáo có mặt ở Việt Nam khoảng thế kỷ II, III trước công nguyên, văn hóa Phật giáo dần dần hình thành lan tỏa vào đời sống xã hội trong sự hòa hợp, dung hoà với văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Văn học là xương sống của văn hóa, do thế được nẩy mầm phát triển một cách tự nhiên từ những năm đầu công nguyên. Giai đoạn đầu công nguyên này thường được gọi là văn học Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc.

Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này như: đại sư Mâu Tử có tác phẩm Lý hoặc luận; Thiền sư Tăng Hội có An ban thủ ý kinh, Lục độ yếu mục, Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, Nê hoàn phạm bối…;

Thiền sư Đạo Thanh dịch kinh Pháp hoa tam muội; Chí Hàm có tác phẩm Triệt tâm ký; Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu với cuộc tranh luận về Phật pháp qua Sáu bức thư; Đạo Cao có Tá âm, Tá âm tự, Đạo Cao pháp sư tập; Pháp Hiền có bài kệ truyền pháp; Đại Thừa Đăng có tác phẩm Thương Đạo Hy pháp sư; Tượng đầu tinh xá, Đại tống trì do Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch.

Thi kệ và ngữ lục của thiền sư thuộc thiền phái Tăng Hội, Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, tiêu biểu như: Thiền sư Pháp Hiền, Thanh Biện, Định Không, Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong, La Quý An, Vạn Hạnh, Phật Triết, Viên Chiếu, Huệ Sinh, Mãn Giác, Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt…

Kế thừa những thành tựu của giai đoạn mười thế kỷ đầu, văn học Phật giáo Việt Nam gần 500 năm tiếp theo đã phát triển rực rỡ. Giai đoạn này thường được gọi là văn học Phật giáo Lý – Trần từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Thời Lý -Trần là một khái niệm dùng để chỉ một thời đại lịch sử gần năm trăm năm tính từ khi vua Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán giành lại độc lập năm 938, trải qua các triều đại: Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (981-1009), Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1413).

Trong đó, hai triều đại Lý và Trần tồn tại lâu dài, tiêu biểu viết nên những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam, cũng như Phật giáo. Kế thừa thành tựu thống kê của các nhà nghiên cứu đi trước, thời này có 163 tác giả, trong đó đời Lý có 74 tác giả, đời Trần tất cả 89 tác giả.

Có thể kể ra các tác giả tiêu biểu như: thiền sư Pháp Thuận (Vận nước, Bồ-tát Hiệu Sám Hối Văn, Thơ tiếp Lý Giác, Một bài kệ), Khuông Việt (Vương Lang Quy), Vạn Hạnh (Khuyến Lý Công Uẩn, Ký Đỗ Ngân, Quốc tự, Yết bảng thị chúng, Sấm – Vĩ, Thị đệ tử ), Định Hương (Chân dữ huyễn), Thiền Lão ( Nhật Nguyệt), Cứu Chỉ (Tâm Pháp), Huệ Sinh (Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 1, Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 2, Thủy hỏa kỳ 1, Thủy hỏa kỳ 2), Ngộ Ấn (Thị tịch),…

Lý Thái Tổ (Chinh hoàn quá Biện Khẩu, ngộ bạo phong sậu vũ đảo vu thiên, Khuyến Lý Công Uẩn tức đế vị, Thiên đô chiếu, Tức sự), Lý Thái Tông (Bình Nùng Chiếu, Đáp quần thần thỉnh tiến vị hiệu, Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ, Truy tán Pháp Vân tự Tì-ni-đa-lưu-chi thiền sư, Xá thuế chiếu), Lý Nhân Tông (Lâm chung di chiếu; Tán Giác Hải thiền sư, Thông Huyền đạo nhân; Thảo Ma Sa động hịch; Thỉnh hoàn Vật Dương, Vật ác nhị động biểu; Truy tán Sùng phạm thiền sư, Truy tán Vạn Hạnh thiền sư).

Viên Chiếu (Tham đồ hiển quyết), Mãn Giác (Cáo tật thị chúng), Chân Không (Cảm hoài) ,Thuần Chân (Thị đệ tử Bản Tịch), Diệu Nhân ni sư (Thị tịch kệ- sinh lão bệnh tử), Trí Huyền (Đáp từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn), Đạo Hạnh (Giáo trò, Hữu không, Kệ thị tịch, Thất châu, Vấn Kiều Trí Huyền), Trì Bát (Hữu tử tất hữu sinh), Hải Chiếu (Ngưỡng sơn linh xứng tự bi minh) , Không Lộ ( Ngôn hoài, Ngư Nhàn), Giác Hải (Bất giác nữ đầu bạch- Ai biết má đào mà bạc tóc, Hoa diệp- hoa và bướm, Thị tật), Giới Không (Sinh tử), Viên Học (Văn chung),…

Khánh Hỷ (Đáp Pháp Dung sắc không, phàm thánh chi vấn), Viên Thông (Thiên hạ hưng vong trị loạn chi nguyên luận), Trường Nguyên (Quy thanh chướng, Thị đạo), Tịnh Không (Nhất nhật hội chúng), Bảo Giám (Cảm hoài kỳ 1, Cảm hoài kỳ 2), Bảo Giác (Quy tịch), Đạo Huệ ( Sắc thân dữ diệu thể kỳ 1, Sắc thân dữ diệu thể kỳ 2), Nguyện Học (Đạo vô ảnh tượng, Liễu ngộ thân tâm), Bản Tịnh (Kính trung xuất hình tượng, Nhất quỹ, Phát đại nguyên),

Trí Thiền (Đạm nhiên; Thị thái úy tô Hiến Thành, thái bảo Ngô Hoài Nghĩa), Đại Xả (Chân tính, Thạch mã), Trí Bảo (Đáp nhân “tri túc” chi vấn, Tạ đạo Huệ thiền sư), Quảng Nghiêm (Hưu hướng Như Lai), Minh Trí (Hy Di, Tầm hưởng), Nguyễn Thường (Gián Lý Cao Tông hiếu văn bi thiết chi thanh), Thường Chiếu (Tâm, Tâm thống thị chúng), Tịnh Giới (Hãn tri âm, Thị tịch), Y Sơn (Hóa vận, ngôn chí, Thành chính giác), Hiện Quang (Đáp tăng vấn, Huyễn pháp),

Chu Văn Thường (An hoạch sơn Báo Ân tự bi ký), Lý Thừa Ân (Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi), Nguyễn Công Bật ( Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi), Từ Lộ (Vấn Kiều Trí Huyền, Thất châu, Hữu không, Thị tịch cáo đại chúng).

Tác gia Hoàng đế Trần Cảnh có Khóa hư lục, Khóa hư kinh, Phổ khuyến Tứ sơn, Kinh Kim Cương, Thiền Tông Chỉ Nam Ca, Lục thời sám hối khoa nghi, Đường Việt lưỡng Thái Tông, Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn, Sơ nhật vô thường kệ, Thử thời vô thường kệ, Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh, Vô đề, Thiền tông chỉ nam, Kim cang tam muội kinh chú giải, Bình đẳng lễ sám văn…

Một tác giả lớn thời này là Trần Quốc Tung có Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục, Phật tâm ca, An định thời tiết, Chí đạo vô nan, Chiếu thân, Dưỡng chân, Đề tinh xá, Điệu tiên sư, Đốn tỉnh, Giản để tùng, Giang hồ tự thích I, Giang hồ tự thích II, Hí Trí Viễn thiền sư khán kinh tả nghĩa, Họa huyện lệnh, Họa Hưng Trí thượng vị hầu, Khuyến thế tiến đạo, Kiến giải, Mê ngộ bất dị, Ngẫu tác I, Ngẫu tác II, Nhập trần, Phàm thánh bất dị, Phóng cuồng ngâm, Phóng ngưu, Phỏng Tăng Điền đại sư, Phúc Đường cảnh vật, Sinh tử nhàn nhi dĩ…

Và như: Tặng Thuần Nhất pháp sư, Tâm vương, Thế thái hư huyễn, Thị chúng II, Thị chúng III, Thị đồ, Thị học, Thị tu Tây phương bối, Thoái cư, Thoát thế, Thủ nê ngưu, Thướng Phúc Đường Tiêu Dao thiền sư kỳ 1, Thướng Phúc Đường Tiêu Dao thiền sư kỳ 2, Trì giới kiêm nhẫn nhục, Trụ trượng tử, Trữ từ tự cảnh văn, Trừu thần ngâm, Tụng Thánh Tông đạo học, Tự đề, Tự tại, Vạn sự quy như, Vấn phúc Đường đại sư tật, Vật bất năng dung, Xuất trần…

Trần Thánh Tông (Hạnh Thiên Trường hành cung, Cung viên xuân nhật ức cựu, Chân tâm chi dụng, Đáp Tuệ Trung thượng sĩ, Đề Huyền Thiên động, Độc “Đại tuệ ngữ lục” hữu cảm kỳ 1, Độc “Đại tuệ ngữ lục” hữu cảm kỳ 2, Độc “Phật sự đại minh lục”hữu cảm, Hạ cảnh, Hạnh An Bang phủ, Hạnh Thiên Trường hành cung, Họa Tuệ Trung thượng sĩ, Sinh tử, Tặng Trần Quang Khải, Vãn Trần Trọng Vị, Tự thuật kỳ 1, Tự thuật kỳ 2, Tự thuật kỳ 3, Tự thuật kỳ ô, Tự thuật kỳ 5…

Đặc biệt là Trần Khâm tức Điều ngự giác hoàng có Đại Lãm Thần Quang tự, Đăng Bảo Đài sơn, Đề Cổ Châu hương thôn tự, Đề Phổ Minh tự thuỷ tạ, Động Thiên hồ thượng, Hoạ Kiều Nguyên Lãng vận, Hữu cú vô cú, Khuê oán, Lạng Châu vãn cảnh, Mai, Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ, Quân tu ký, Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính, Sơn phòng mạn hứng kỳ 1, Sơn phòng mạn hứng kỳ 2, Sư đệ vấn đáp, Tán Tuệ Trung thượng sĩ, Tảo mai kỳ 1, Tảo mai kỳ 2, Tặng bắc sứ Lý Tư Diễn, Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao),…

Thiên Trường phủ, Thiên Trường vãn vọng, Trúc nô minh, Tức sự I, Tức sự II, Vũ Lâm thu vãn, Xuân vãn, Xuân hiểu, Xuân nhật yếu Chiêu Lăng, Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Thạch thất mỵ ngữ, Thiền tâm thiết chủy ngữ lục, Xuân Cảnh, Nguyệt, Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Tăng già toái sự. Hiện nhiều tác phẩm của Trần Khâm chưa tìm lại được.

Tác giả Đồng Kiên Cương có Nhập tục luyến thanh sơn, tán Tuệ Trung thượng sĩ, Thị tịch…Đồng Kiên Cương sáng tác, phiên dịch, chú sớ nhiều nhưng hiện đa phần bị thất lạc.

Tác giả Lý Đạo Tái là một tác gia lớn, ông vừa là thiền sư vừa là thi sĩ nổi tiếng có các tác phẩm: Phổ Tuệ ngữ lục đã thất truyền, Địa lô tức sự, Vịnh Vân Yên tự phú, Diên hựu tự, Ai phù lỗ, Chu trung, Cúc hoa kỳ 1, Cúc hoa kỳ 2, Cúc hoa kỳ 3, Cúc hoa kỳ 4, Cúc hoa kỳ 5, Cúc hoa kỳ 6, Diên Hựu tự, Đề Đạm Thủy tự, Đề Động Hiên đàn việt giả sơn, Mai hoa,…

Ngọ thụy, Nhân sự đề Cứu Lan tự, Phiếm chu, Quá Vạn Kiếp, Sơn vũ, Tảo thu, Tặng sĩ đồ tử đệ, Thạch thất, Thứ Bảo Khánh tự bích gian đề, Trú miên, Xuân nhật tức sự, Yên tử sơn am cư…nhiều tác phẩm của Lý Đạo Tái hiện chưa tìm được.

Trần Anh Tông (Chinh Chiêm Thành hoàn chu bạc Phúc Thành cảng, Đông cảnh, Đông Kiều vãn vọng, Đông Sơn tự, Đường Túc Tông, Hán Cao Tổ, Hán Quang Vũ, Hán Văn Đế, Hán Vũ Đế, Ký Phổ Tuệ tôn giả kỳ 1, Ký Phổ Tuệ tôn giả kỳ 2, Tống bắc sứ An Lỗ Uy Lý Cảnh Sơn, Tống Độ Tông, Tứ hữu gián nghị đại phu Trần Thì hốt minh, Vân Tiêu am…)

Trần Minh Tông (Bạch Đằng giang, Cam Lộ tự, Chẩn mạch, Cúc, Dạ vũ, Dưỡng Chân Bình thôn tử Nhân Huệ vương trang, Đề Đông Sơn tự, Độc Dịch, Giới am ngâm, Hạnh ngộ, Kim Minh trì, Nghệ An hành điện, Nguyệt Áng sơn hàn đường, Tạ bắc sứ Mã Hợp Mưu Dương Đình Trấn kỳ 1, Tạ bắc sứ Mã Hợp Mưu Dương Đình Trấn kỳ 2 – Họa tiền vận, Tặng bắc sứ Tát Chỉ Ngõa Văn Tử Phương, Tặng Huyền Quang tôn giả,…

Tặng Trần Bang Cẩn họa tượng tính thi, Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh sơn hiểu trú, Tống bắc sứ Tát Chỉ Ngõa Triệu Tử kỳ, Tứ Phạm Tông Mại, Tứ thiếu bảo Trần Sùng Thao, Tương tịch ký Kim Sơn thiền sư kỳ 1, Tương tịch ký Kim Sơn thiền sư kỳ 2, Vãn Pháp Loa tôn giả Thanh Mai tự, Việt giới, Xuân nhật nhàn tọa…)

Trần Quang Triều (Đề Gia Lâm tự,Chu trung độc phước, Đề Liêu Nguyên Long tống họa cảnh phiến, Đề Phúc Thành từ đường, Điếu tẩu, Giang thôn tức sự, Hoàng Châu đạo lộ tác, Mai thôn phế tự, Quá An Long, Quy chu tức sự, Trường An hoài cổ… )

Đỗ Khắc Chung (Vịnh cúc kỳ 1, Vịnh cúc kỳ 2…)

Trương Hán Siêu ( Bạch Đằng giang phú, Cổ tích từ bi ký, Cúc hoa bách vịnh kỳ 1, Cúc hoa bách vịnh kỳ 2, Cúc hoa bách vịnh kỳ 3, Cúc hoa bách vịnh kỳ 4, Dục Thúy sơn, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Hóa Châu tác, Khai Nghiêm tự bi ký, Quá Tống đô…)

Trần Nguyên Đán (Bảo Nghiêm Tháp, Bất mị, Canh đồng tri phủ hữu ty Mai Phong Lê công vận, Canh Tân Bình an phủ Phạm công Sư Mạnh “ Tân Bình Thư sự” vận, Canh thí cục chư sinh xướng thù giai vận, Chí Linh sơn Phượng Hoàng phong, Tứ tiến sĩ, Tiểu vũ, Thu nhật, Tặng Mẫn Túc, Quân Trung tác, Hồng cúc hoa, Dạ thâm ngẫu tác…)

Trần Quốc Tuấn ( Hịch tướng sĩ, Binh Thư Yếu lược,…)

Trần Quang Khải (Lạc đạo tập, Tòng giá hoàn kinh, Phúc Hưng viên, Lưu Gia độ, Xuân nhật hữu cảm.

Chuyển qua giai đoạn thế kỷ XV – XIX các nhà nghiên cứu thường gọi giai đoạn Lê – Nguyễn. Thời Lê – Nguyễn là chỉ một giai đoạn lịch sử kéo dài hơn năm trăm năm, tính từ năm 1416 (Lê Lợi khỏi nghĩa) đến cuối thế kỷ XIX.

Trải qua các triều đại: Hậu Lê sơ (1428-1527), Mạc (1527-1592 và 1592-1667 ở Cao Bằng), Lê Trung Hưng (1533-1788), Tây Sơn (1789-1802), Nguyễn (1802-1945). Thời này không kể những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Hiện nay những tác giả tác phẩm văn học Phật giáo thời này chưa được sưu tập thống kê đầy đủ.

Dưới đây là một số tác giả tác phẩm tiêu biểu như Nguyễn Trãi với một số bài thơ chữ Hán trong Ức Trai thì tập, các bài thơ chữ Nôm trong Quốc âm thì tập viết về Phật giáo; tác gia Lê Thánh Tông với Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Thánh Tông di thảo, Hồng Đức quốc âm thi tập, An bang phong thổ, Quân minh thần lương…

Tam tổ thực lục được biên soạn năm 1765 do hai Đại sư Tính Quảng và Hải Lương.

Thiền sư Minh Châu Hương Hải có Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Sự lý dung thông, Phổ khuyến tu hành, Bảng điều nhất thiên, Giải tâm kinh ngũ chỉ, Giải Pháp Hoa kinh, Giải vô lượng thọ kinh, cơ duyên vấn đáp tịnh giải…

Một số tác phẩm của Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng: Thiền tông bản hạnh, Nam Hải Quan Âm bản hạnh, Chân Nguyên Thiền sư toàn tập, Ngộ đạo nhân duyên…

Tác phẩm của Thiền sư Hải Lượng tục danh Ngô Thì Nhậm: Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Bang giao hảo thoại (văn), Bang giao tập (văn), Kim mã hành dư (văn), Hàn các anh hoa (văn, thơ), Doãn thi văn tập (văn, thơ), Yên đài thu vịnh (thơ), Hoàng hoa đồ phả (thơ), Cúc đường bách vịnh (thơ), Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến, Tam thiên tự giải âm (tức Tự học toản yếu)…

Một số tác phẩm thể loại vãn của Thiền sư Toàn Nhật Quang Đài : Hứa sử truyện vãn, Toàn Nhật Quang Đài toàn tập, Tam giáo nguyên lưu ký (Thích ca Phật vãn), Bát Nhã đạo quốc âm vãn, Tham thiền vãn, Thiền cơ yếu ngữ vãn, Xuất gia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn, Hoán tỉnh trần tâm khuyến tu tịnh độ vãn, Xuất gia vãn…

Tác phẩm của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính: Pháp Hoa Đề cương, Bát Nhã Trực giải, …

Tác phẩm của Thiền sư Đạo Nguyên: Phổ khuyến toạ thiền nghi, Học đạo dụng tâm tập, Điển toạ giáo huấn, Vĩnh Bình quảng lục, Chính pháp nhãn tạng tuỳ văn ký, Chính pháp nhãn tạng tam bách tắc, Chính pháp nhãn tạng…

Thiền sư Phúc Điền với tác phẩm: Đạo giáo nguyên lưu, Tam giáo thông khảo, Thiền uyển kế đăng lược lục, Tam bảo hoằng thông, Tại gia tu trì Thích giáo nguyên lưu, Phóng sinh giới sát văn, Hiệu đính Phật tổ thống kỷ, Sa di luật nghi giả âm, Tam giáo nhất nguyên giả âm, Hộ pháp luận diễn âm, Thái căn đàm diễn âm, Kinh Hoa Nghiêm, Kim Cương Di Đà kệ chú chân kinh, Vô Lượng Thọ kinh, Đại phương tiện Phật giáo báo ân kinh chú nghĩa, Giải hoặc biên…

Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử Việt Nam Trịnh Tuệ với cuốn sách: Tam giáo nhất nguyên; tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Tác giả Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Du với Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài; Nguyễn Công Trứ với Vịnh Phật, Chu Mạnh Trinh với Hương sơn phong cảnh ca, Nguyễn Khuyến với Vịnh sư, Thiền dật của Lê Quý Đôn…

Các tác phẩm thi kệ, ngữ lục của các Thiền sư trong các thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lâm Tế Liễu Quán Lâm Tế Nguyên Thiều, Đạo Minh, Đạo Nguyên, Hải Tạng,

Giai đoạn cận hiện đại thế kỷ XX – XXI, có thể nói văn học Phật giáo phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng.

Cuối thế kỷ XIX, nhất là ba mươi năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng đều trong tiến trình hiện đại hóa văn học, từ phạm trù văn học trung đại chuyển sang phạm trù văn học hiện đại. Thời kỳ này nhiều loại hình tác gia, phong phú về thể loại, thể tài tác phẩm lớn. Giai đoạn này rất cần có những nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta được chứng kiến những công trình lớn, có giá trị về văn học Phật giáo thời kỳ này.

Chúng tôi tạm phân thành hai loại hình tác giả: Tác giả là Tăng Ni và tác giả thế tục: Các tác gia tăng ni thiền sư tiêu biểu trong giai đoạn này như thiền sư Thích Nhất Hạnh, thiền sư Thích Thanh Từ, Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thanh Kiểm, Thích Minh Châu, Thích Thiện Siêu, Thiện Chiếu, Trí Hải, Bích Liên, Liên Tôn, Tố Liên…

Và: Viên Thành, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích Chơn Thiện, Thích Mãn Giác, Thích Thiên Ân, Thích Duy Lực, Thích Nữ Diệu Không, Thích Nữ Trí Hải, Thích Nữ Huỳnh Liên, Thích Giác Toàn, Minh Đức Triều Tâm Ảnh Thích Phước Đạt…

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tac gia tac pham tieu bieu cua Van hoc Phat giao Viet Nam 6

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Phật giáo hiện đại là tác phẩm Đường xưa mây trắng của Thích Nhất Hạnh.

Các tác gia thế tục như Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Tố Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Lê Đình Thám, Bùi Kỷ, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Võ Đình Cường, Đoàn Trung Còn, Thiều Chửu, Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Phạm Hùng, Đoàn Thu Vân, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Lê Giang, Lê Quang Trường…

Tác phẩm của đại sư Trí Quang có Kinh Bốn Mươi Hai Bài, Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền, Kinh Duy-ma, Kinh Báo Ân Cha Mẹ, Kinh Vu Lan, Kinh Kim Cương, Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Kinh Viên Giác, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Hoa Sen Chánh Pháp, Kinh Thắng Man, Thủy Sám, Dược Sư Kinh Sám, Kinh Địa Tạng, Lương Hoàng Sám, Hai Thời Công Phu…

Mười Điều Tâm Niệm, Kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn, Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền), Bồ-tát giới Phạn võng, Tỳ-kheo giới, Tỷ-kheo-ni giới, Thức-xoa-ma-na-ni giới, Sa-di và Sa-di-ni giới, Quy Sơn Cảnh Sách, Luận Khởi Tín, Luận Đại Trượng Phu…

Dị bộ tông luân luận: lược thuật học thuyết của các bộ phái tiểu thừa, Luận Chỉ Quán, Nhiếp đại thừa luận: luận văn Tổng quát về đại thừa, Tiểu truyện tự ghi, Vài đặc điểm của Phật Giáo, Cao Tăng Pháp Hiển, Ngọn lửa Quảng Đức, Từ Rạch Cát tới Tòa Đại Sứ, Người Xuất Gia, Vua Lương Võ Đế, Lời tụng tôn kính đức Phật đương lai, Đọc Pháp Cú Nam Tông, Người Phật tử tại gia…

Thiền sư Nhất Hạnh là một tác gia lớn, có tầm vóc quốc tế có: Đạo Phật đi vào cuộc đời, Đạo Phật hiện đại hóa, Đạo Phật Ngày nay, Đạo Phật ngày mai, Đạo Bụt trong mạch sống dân tộc, Đạo Phật đi vào cuộc đời, Đạo Phật áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, Đạo Phật của tuổi trẻ, Tương lai văn hóa Việt Nam, Tương lai Thiền học Việt Nam, Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực, Việt Nam Phật giáo sử luận, Đường xưa mây trắng, Nẻo về của ý,…

Nẻo vào thiền học, Phép lạ của sự tỉnh thức, Am mây ngủ, Thả một bè lau, Muốn an được an, An lạc từng bước chân, Nói với tuổi hai mươi, Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Giận, Tìm bình yên trong gia đình, Hạnh phúc: mộng và thực, Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Không diệt không sinh đừng sợ hãi, Bông hồng cài áo, Gia đình tin Phật, Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi, Bụt là hình hài Bụt là tâm thức, Thiết lập tịnh độ, Tay Thầy trong tay con, Gieo Trồng hạnh phúc, Con đường chuyển hóa,…

Đi như một dòng sông, Trái tim của Bụt, Để có một tương lai, Thiền sư Khương Tăng Hội, Kiều và văn nghệ đứt ruột, Tiếng hát chiều thu, Ánh xuân vàng, Thơ ngụ ngôn, Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Tiếng đập cánh loài chim lớn, Vietnam Poems, The Cry of Vietnam, De Schreeuw van Vietnam, Zen Poems, Tình người, Bưởi, Tố,…

Truyện tranh Coconut – Monk, Con gà đẻ trứng vàng, Đông phương luận lý học,Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Những con đường đưa về núi Thứu, Làng mai nhìn về núi Thứu, Đập vỡ vỏ hồ đào, Sen búp từng cánh hé, từng bước nở hoa sen…

Thiền sư Thanh Từ có bộ Thanh Từ toàn tập, các bản giảng giải kinh như Bát-nhã Tâm Kinh giảng giải, Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải, Kinh Bát-nhã giảng giải, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải, Kinh Kim Cang giảng giải, Kinh Lăng-già Tâm Ấn, Kinh Thập Thiện giảng giải, Kinh Viên Giác giảng giải…

Các bản Luận: Bích Nham Lục, Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải, Thiền Căn Bản, Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán, Tọa Thiền Tam-muội, Lục Diệu Pháp Môn, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Tông Vĩnh Gia Tập, Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn, Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, Tham Thiền Yếu Chỉ, Thiền Sư Thần Hội giảng giải, Hiển Tông Ký…

Ngoài ra còn có các đầu sách: Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20, Trên con đường thiền tông, Ba vấn đề trọng đại trong đời tu của tôi, Trọn một đời tôi, Khóa Hư lục giảng giải, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục giảng giải, Tam tổ Trúc Lâm giảng giải, Thánh Đăng lục giảng giải, Thiền tông bản hạnh giảng giải, Kiến tánh thành Phật giảng giải, Hương Hải thiền sư giảng giải, Bát Nhã trực giải, Pháp Hoa đề cương,…

Thiền sư Việt Nam, Tu là chuyển nghiệp, Tu dừng chuyển và sạch nghiệp, Tranh chăn trâu, Trách nhiệm của người Phật tử tại gia, Đâu là chân hạnh phúc, Đạo Phật với tuổi trẻ, Vài vấn đề Phật pháp, Bước đầu học Phật, Cành lá vô ưu, Những cảm hứng tùy cảnh, Phật giáo trong mạch sống dân tộc, Phật pháp xây dựng thế gian, Bỏ tất cả là được tất cả, …

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tac gia tac pham tieu bieu cua Van hoc Phat giao Viet Nam 3

Về Thích Trí Siêu tức giáo sư Lê Mạnh Thát có: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (3 tập), Tổng tập Văn Học Phật giáo Việt Nam (3 tập), Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta, Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Toàn tập Trần Thái Tông, Toàn tập Trần Nhân Tông, Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài, Nghiên cứu về Mâu Tử (2 tập), Chân Đạo Chánh Thống, Lịch sử Âm nhạc Phật giáo Việt Nam, Tự điển Bách Khoa Phật giáo Việt Nam (2 tập), The Philosophy of Vasubandhu, Ngữ pháp tiếng Phạn…

Một cây bút khá đặc biệt trong thời này là thiền sư Tuệ Sỹ, tác phẩm của đại sư gồm nhiều thể loại: Một thời truyền luật, Bát quan trai giới, Cửa Vào Tuyệt Đối, Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã, Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo, Du-già Bồ-tát giới, Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn, Duy tuệ thị nghiệp, Đạo Phật và thanh niên, Đối Biện Bồ Tát, Giấc mơ Trường Sơn (thơ), Giới thiệu Trung Luận, kệ tụng – Phạn Tạng Hán đối chiếu toàn dịch, Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa, Góc Tùng, Huyền thoại Duy-Ma-Cật,…

Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ-tát và Phật, Khái niệm về số trong Kinh Dịch, Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt, Lô Sơn Chân Diện Mục, Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận, Nguồn gốc của một thế giới quan vô tận, Ngục trung mị ngữ, Nhân đọc Triết Học Thế Thân, Những điệp khúc cho dương cầm (thơ), Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành, Phát triển Tâm Từ, Phật Dạy Chăn Trâu, Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng, Sư Thiện Chiếu, Tánh không luận là gì?,…

Tinh hoa triết học Phật giáo, Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô, Từ Thiền đến Hoa Nghiêm, Thắng Man Giảng Luận, Thanh Sắc Thi Ca, Thiền và Bát-nhã, Thuyền ngược bến không, Tô Đông Pha: Những Phương Trời Viễn Mộng, Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận, Trú xứ của Bồ-tát, Văn minh tiểu phẩm, Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh, Tổng quan về nghiệp,…

Một số vấn đế ngữ pháp trong các bản dịch Phạn Hán, Thời kỳ Hốt Tất Liệt và Phật giáo Trung Nguyên, Định hướng tương lai cho Tăng Ni trẻ, Tham nhũng là một quốc nạn, Đạo Phật với thanh niên, Sự Biến Lương Sơn, Thiền định Phật giáo, Dẫn vào thế giới văn học Phật Giáo, Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh, Nhân đọc triết học Thế Thân, Thiền định Phật Giáo – khởi nguyên và ảnh hưởng, Triết học về tánh Không, Tổng quan về nghiệp… đặc biệt là bài chuyên luận: Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo.

Tác phẩm của đại sư Quảng Độ: Kinh Mục Liên sám Pháp, Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân, Thoát vòng tục lụy, Dưới mái chùa hoang, Truyện cổ Phật giáo, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận,Từ điển Phật học Hán Việt, Phật Quang Đại Từ điển và nhiều tác phẩm khác.

Tác phẩm của nhà phiên dịch vĩ đại Thích Minh Châu gồm: Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa, Sách dạy Pàli, Chữ hiếu trong Đạo Phật, Hành Thiền, Lịch sử Đức Phật Thích Ca, Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Chánh Pháp và hạnh phúc, Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Trường Bộ, Kinh Tiểu Bộ…

Tác phẩm Nghi thức tụng niệm, Nghi thức thọ Bồ-tát giới tại gia, Đại cương luận Câu-xá, Vô ngã là Niết-bàn, Toả ánh Từ quang, Lối vào Nhân minh học, Cương yếu Giới luật, Ngũ uẩn vô ngã, Kinh Pháp hoa giữa các Kinh điển Đại thừa, Trí đức văn lục, Kinh Thủ Lăng Nghiêm,Phát Bồ-đề tâm văn, Kinh Kiến Chánh, Kinh 42 chương, Kinh Trường A-hàm, Kinh Pháp Cú, Tân Duy thức luận, Đại cương Luận Câu Xá, Luận Thành duy thức, Luận Đại Trí độ, Trung luận,…của tác giả Thích Thiện Siêu.

Các tác phẩm Phật Học Khái Luận, Tăng-già Thời Đức Phật, Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa, Tư Tưởng Kinh Kim Cang, Tư Tưởng Kinh Địa Tạng, Tư Tưởng Kinh Di Đà, Những Hạt Sương, Hoa Ngọc Lan, Tư Tưởng Việt Nam, Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, The Concept of Personality Revealed Through the Panca Nikayas, Tìm hiểu Trung Bộ Kinh, Tìm Vào Thực Tại,…

Giáo lý Duyên khởi, Hương Còn Mãi, Tiếng Hót Ca-lăng-tần-già, Trí Tuệ và Chân Thành, Tư Tưởng Việt Nam: Nhân Bản Thực Tại Luận, Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli, Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Nikayas, Satipatthana-Trọng Tâm của Thiền Phật giáo (The Heart of Buddhist Meditation), Tìm hiểu Đạo Phật (Buddhism Explained) …của Hoà thượng Chơn Thiện.

Một số tác giả nữ như Thích Nữ Diệu Không, Thích Nữ Trí Hải, Thích Nữ Huỳnh Liên có nhiều tác phẩm giá trị…. Hồi ký Đường Thiền sen nở, Thành duy thức luận, Du già Sư địa luận, Lăng già Tâm ấn, Di lặc hạ sinh kinh, Đại trí độ luận, Trung quán luận lược giải (của Long Thụ Bồ Tát), Hiện thật luận (của Thái Hư đại sư)…của Thích Nữ Diệu Không.

Một khuôn mặt không lẫn vào đâu được là Bùi Giáng, ông có các tập thơ như Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Màu hoa trên ngàn, Ngàn thu rớt hột, Bài ca quần đảo, Sa mạc trường ca, Sa mạc phát tiết, Mưa nguồn hòa âm, Mùi Hương Xuân Sắc, Thơ Bùi Giáng, Rong rêu, Bèo mây bờ bến, Đêm ngắm trăng, Như sương, Mười hai con mắt, Thơ vô tận vui, Mùa màng tháng tư; các tập tạp văn như: Đi vào cõi thơ, Thi ca tư tưởng, Sa mạc phát tiết, Sương bình nguyên, Trăng châu thổ, Mùa xuân trong thi ca, Thúy Vân,…

Biển Đông xe cát, Mùa thu trong thi ca, Ngày tháng ngao du, Đường đi trong rừng, Lời cố quận, Lễ hội tháng Ba, Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng; Sách dịch: Trăng Tỳ Hải, Sương Tỳ Hải, Cõi người ta, Khung cửa hẹp, Hoa ngõ hạnh, Othello, Bạo chúa Caligula, Ngộ nhận, Kim kiếm điêu linh, Con đường phản kháng, Mùa hè sa mạc, Kẻ vô luân, Nhà sư vướng luỵ, Ophélia Hamlet, Hòa âm điền dã, Hoàng Tử Bé, Mùa xuân hương sắc…

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tac gia tac pham tieu bieu cua Van hoc Phat giao Viet Nam 5

Tác phẩm của Phạm Công Thiện gồm có: Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông; Ý thức mới trong văn nghệ và triết; Trời tháng Tư; Ngày sanh của rắn, Im lặng hố thẳm; Hố thẳm của tư tưởng; Mặt trời không bao giờ có thực; Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất – Trở về Rainer Maria Rilke; Henry Miller; Bay đi những cơn mưa phùn; Ý thức bùng vỡ; Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất;

Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo; Triết lý Việt Nam về sự vượt biên;Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc; Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời,Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo,Trên tất cả đỉnh cao là im lặng,…

Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử, Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?; Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche; Tự do đầu tiên và cuối cùng; Về thể tính của chân lý; Triết lý là gì?; Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!; Rèn luyện tâm thuật huyền linh …

Tác giả Thích Giác Toàn bút danh Trần Quê Hương có những tập thơ thiền tiếp nối tinh thần vô úy của thiền sư Lý – Trần: Bút nở hoa thiêng (1969), Suối về Hoa Nghiêm (1974), Tặng phẩm dâng đời (1974), và các khảo luận văn học Thẩm mỹ Phật giáo thời Lý – Trần qua văn chương (2006), Những sáng tác văn học của các thiền sư Lý – Trần (2009), Tâm Hồng mười phương (2012)…

Và đặc biệt tác giả đã chuyển thơ các tác phẩm của thiền sư thời Lý – Trần sang thể thơ lục bát từ nhiều thể thơ gốc thất ngôn, ngũ ngôn, phú, tản văn… được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm qua tác phẩm Hương Thiền Ngàn Năm (2010)…

Tác giả nữ Thích Nữ Huỳnh Liên có tập thơ Đoá sen thiêng

Tác giả Thích Nữ Trí Hải Các tác phẩm như

Ảo hoá.. (sách) Hermann Hesse.

Ba thời chuyện pháp, Bóng Nguyệt lòng sông

Câu chuyện triết học.

Con đường thoát khổ. (What the Buddha taught)

Câu Chuyện Của Dòng Sông.. Hermann Hesse.

Đàm hoa lạc khứ

Đường vào nội tâm.

Đường đi không gió, lòng sao lạnh!

Đưa vào Mật Tông.

Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim.

Giải thoát trong lòng tay. (Liberation in the Palm of Your Hand: A Concise Discourse on), Huyền Trang – Nhà Chiêm Bái và Học Giả.

Làm việc một nguồn vui. Tarthang Tulku Rinpoche.

Nguồn mạch tâm linh, Nhà khổ hạnh và gã lang thang.. (sách) Hermann Hesse.

Nhập Bồ Tát Hạnh.. (sách)Bồ Tát Tích Thiên.

Phật giáo truyền thống Tây Tạng. (sách) Geshe Kelsang Gyatso.

Sám Quy Mạng.

So sánh kinh Trung A-hàm và kinh Trung Bộ. (sách)

Sống Thiền.. (sách) E. Herrigel.

Sự tích giới luật E. Herrigel.

Tạng Thư Sống Chết.. (sách) Sogyal Rinpoche.

Tâm Bất Sinh.. (sách)Pháp Thiền Bankei.

Thanh Tịnh Đạo, Từ Nguồn Diệu Pháp.. (sách)

Tương quan giữa Thiền và Mật.

Kỷ Yếu Tưởng niệm Ni

the Path to Enlightenment (Spiritual Classics) Pha-Bon-Kha-Pa Byams-Pa-Bstan-Dzin-Phrin-Las-Rgya-Mtsho

Nhập Bồ tát hạnh – Tịch Thiên tôn giả

Câu chuyện dòng sông

Bắt trẻ đồng xanh

Triết học Phật giáo

Gandhi tự truyện

Câu chuyện triết học

Thanh tịnh đạo luận

Thắng Man

Tạng thư Sống Chết

Giải thoát trong lòng tay

Kinh Pháp Bảo Đàn

Giới Luật là nền tảng con đường thanh tịnh…

Tác giả , tác phẩm thời kỳ này phong phú đa dạng, thời gian tới hy vọng sẽ có thống kê tương đối đầy đủ, xuất bản các tuyển tập sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn.

3. Tạm kết

Văn hóa là phần hồn của một dân tộc, văn học lại là xương sống của văn hóa. Văn hóa Phật giáo, văn học Phật giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa dân tộc. Cho nên việc sưu tập, thống kê, nghiên cứu, phiên dịch, giữ gìn, phát huy phổ biến văn học Phật giáo Việt Nam rộng ra là rất cần thiết. Hy vọng trong thời gian tới có nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài Phật giáo quan tâm nhiều hơn nữa.

Văn học Phật giáo Việt Nam hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc dưới ánh sáng của mỹ học Phật giáo, đã và đang góp phần làm giàu cho văn hóa dân tộc. Những phác thảo sơ bộ về tác giả, tác phẩm trên đây chỉ là bước đầu dựa trên nền tảng những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiến bối chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ các tác giả tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam. Một khảo cứu đầy đủ hơn sẽ được tiến hành trong thời gian sớm nhất.

Tác giả: Thích Phước Đạt & Thích Hạnh Tuệ

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tac gia tac pham tieu bieu cua Van hoc Phat giao Viet Nam 1

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Sai sót của bài

Nghi Mặc Huyền Khế 16/03/2024 - 19:43

Bài viết này có một vài sai sót khi nhầm lẫn Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng là thầy của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính thành Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền của Nhật Bản và kết cục vơ nhận các tác phẩm như Toạ Thiền Dụng Tâm Ký, Chính Pháp Nhãn Tạng của ngài Hi Huyền thành tác phẩm của Việt Nam. Tác giả nên sửa lại không sẽ vướng vào vấn đề vơ nhận vô tội vạ. Viết bài nghiên cứu khoa học mà không kiểm tra dữ liệu cho kỹ càng trước khi xuất bản như vậy là hỏng!!! Còn nói về vị Thiền sư Đạo Nguyên của Việt Nam là ngài Đạo Nguyên Thanh Lãng (Khoan Dực Phổ Chiếu) thì ngài chỉ có một tác phẩm biên soạn duy nhất là Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục viết về truyện ký của ngài Thông Giác Thủy Nguyệt và Chân Dung Tông Diễn.

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường