Trang chủ Hệ phái Sống Mười Điều Lành – Phần 1

Sống Mười Điều Lành – Phần 1

Trong đời nếu ai gặp được Mười Điều Lành trong đây là người đã gieo căn lành trong nhiều kiếp, chớ không phải trong một kiếp này. Tức người ấy đã gieo sâu duyên lành với Mười Điều Lành, nhất là thường kính trọng ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Trong đời nếu ai gặp được Mười Điều Lành trong đây là người đã gieo căn lành trong nhiều kiếp, chớ không phải trong một kiếp này. Tức người ấy đã gieo sâu duyên lành với Mười Điều Lành, nhất là thường kính trọng ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Đức Phật dạy La Hầu La:

“Người nói dối giống như nước rửa chân,

không thể dùng ăn uống được,

chỉ đổ bỏ mà thôi, con ạ!”

LỜI NÓI ĐẦU

Ước vọng của nhân loại khi sanh ra đời đều mong được mạnh khỏe, sống lâu, gặp nhiều điều may mắn, nhưng có mấy ai đã được toại nguyện?

Sự thực không ai chối cãi được, vì đời người là một chuỗi ngày dài thời gian đau khổ, phiền lụy về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần, chẳng bao giờ có được những phút giây an vui, hạnh phúc chân thật. Sự an vui, hạnh phúc đến với mọi người giống như một giấc mơ. Bởi vậy nó đến, nó đi như nước chảy qua cầu, như bóng ngựa chạy thoáng qua cửa sổ.

Con người vốn vô minh, mê mờ không biết mọi vật trên thế gian này là vô thường, nay còn mai mất. Họ cứ mải mê chấp đắm, cho rằng mọi vật là có thật, là thường hằng bất di, bất dịch, là của mình, vì thế, nên thường dính mắc không vật này thì vật khác. Do hiểu sai lầm như vậy, nên con người tự thấy mình là trên hết trong cuộc đời này. Tự thấy mình trên hết trong cuộc đời này, đó là hành động suy tư để nuôi lớn bản ngã. Vì thế, bản ngã càng to thì càng tạo biết bao điều tội ác để phục vụ cho bản ngã của mình. Sự nuôi lớn bản ngã không những trong đời này, mà còn nhiều đời trước nữa.

Do từ nhiều đời làm ác, mà ngày nay phải chịu quả báo khổ sở, nhưng có mấy ai hiểu biết, nên cứ nghĩ rằng mọi sự khổ đau là do sự ngẫu nhiên, là do hoàn cảnh may rủi mang đến.

Hiểu biết như vậy, nên con người cứ mải mê chạy theo danh lợi, mà tạo ra biết bao nhiêu ác nghiệp trong một đời người. Vì thế, tội lỗi ngày càng ngập đầu, ngập cổ.

Muốn chấm dứt những hoàn cảnh khổ đau của đời sống con người, hay muốn vượt thoát khỏi cảnh ái kiết sử trói buộc, hoặc những tai nạn hiểm nghèo, những bệnh tật nan y khó trị, những sự xung đột tỵ hiềm, nhỏ mọn, ích kỷ, dối trá, xảo quyệt, v.v…​ thì hãy sống đời với Mười Điều Lành.

Mười Điều Lành là con đường đưa con người đến nơi hạnh phúc chân thật; đưa con người thoát ra mọi cảnh sống thường tình thế gian. Cảnh sống thường tình thế gian là sống chỉ biết lo cho cá nhân của mình, mà chẳng cần biết đến ai cả.

Sống đúng Mười Điều Lành là phải rèn luyện con người trở thành những người tốt đối với bản thân, đối với gia đình, đối với xã hội hiện nay và mai sau.

Sống đúng Mười Điều Lành sẽ giúp tâm tánh chúng ta luôn luôn thành thật với mình, với mọi người, hoàn toàn không dối trá, lừa đảo bất cứ một người nào. Nhờ sống như vậy, lúc nào chúng ta cũng đầy đủ những đức hạnh điềm đạm, khiêm hạ, giản dị, v.v…​ Nhờ sống như vậy, chúng ta mới đủ sức nhẫn nại để vượt qua những cam go, thử thách của cuộc đời. Nhờ sống như vậy, chúng ta mới tìm thấy sự an vui chân thật trong lòng mình.

Sống Mười Điều Lành sẽ chuyển cảnh khổ đau, đói rét thành cảnh an vui, no ấm, và còn đưa con người đến những cảnh thuận duyên mãi mãi trong cuộc đời.

Sống Mười Điều Lành sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh.

Nhất là chúng ta cố gắng sống trong Mười Điều Lành trọn vẹn, thì sẽ làm gương tốt cho mọi người cùng nhau soi. Nhờ thế bản thân được an ổn, gia đình được hạnh phúc an vui, và xã hội luôn luôn được trật tự an ninh.

Sống trong Mười Điều Lành còn giúp cho chúng ta không trở thành kẻ hung ác, điêu ngoa, xảo trá, trộm cướp, hiếp dâm, giết người, v.v…​ Nhờ thế, chúng ta cũng không còn lo sợ mất của cải tài sản, và bị những kẻ trộm cắp, cướp giựt hung ác giết người hãm hại chúng ta.

Và nhất là chúng ta sống đúng trong Mười Điều Lành, thì không còn sợ bị đọa vào ba đường ác nữa, tức là không tái sinh vào:

1- A Tu La là những người hay sân hận, giận dữ.

2- Ngạ Quỷ là những người đói khát, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

3- Địa Ngục là những người bệnh tật nằm liệt giường; là những tai nạn gãy tay, gãy chân; là những người mù mắt, tai điếc, hoặc tay chân tật nguyền, hoặc câm ngọng nói ấp a ấp ớ, hoặc bệnh thần kinh ngơ ngơ ngẩn ngẩn không biết thiện ác, trái phải; hoặc trí nhớ quá kém, quên trước quên sau.

Sống Mười Điều Lành sẽ giúp cho thân, khẩu, ý của chúng ta thanh tịnh, không phạm những lỗi lầm vào nghiệp ác. Nhưng ngược lại, chúng ta sống không đúng Mười Điều Lành thì ba nghiệp thân, khẩu, ý của chúng ta sẽ tạo đủ mười điều ác.

Nói về nhân quả thì người nào sống trong Mười Điều Ác thì sẽ tạo mười nhân chẳng lành; mà đã tạo mười nhân chẳng lành thì phải thọ chịu mười quả khổ đau. Mười quả khổ đau tức là địa ngục. Địa ngục là con đường khổ đau nhất trong sáu nẻo luân hồi. Nên kinh sách Phật thường nhắc nhở chúng ta phải siêng năng tu tập ngăn ác, diệt ác pháp; sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, thì mới thấy sự an vui và hạnh phúc.

Bởi vậy địa ngục ở tại thế gian, chớ không có ở cõi nào cả. Chỉ có những người khéo tưởng tượng cho rằng địa ngục ở cõi âm phủ, nhưng vì họ là những người chịu ảnh hưởng mê tín, dị đoan theo truyền thống của người xưa. Chính họ cũng chẳng biết cõi âm phủ ở đâu, chỉ nghe người ta nói rồi nói theo mà thôi.

Cho nên địa ngục ở tại chỗ đau khổ của mỗi người, chớ không phải đợi chết mới xuống địa ngục để thọ chịu những cực hình đau khổ.

Vì thế địa ngục không có ở trong một cõi nào cả, mà ở ngay trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nếu quý vị sống làm đủ mười điều ác, thì ngay đó chắc chắn quý vị phải chịu mười điều khổ đau chính bản thân quý vị hành hạ, chớ không có một ông vua Diêm vương nào, hay một con quỷ Dạ xoa nào tra tấn hành hạ quý vị.

Chúng ta cứ xem những kẻ một đời làm ác như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, tham lam, sân hận và si mê, thì có lúc nào mà họ được an vui đâu?

Dù họ ở vào địa vị nào trong xã hội, bản thân và tâm hồn của họ vẫn đen tối và đau khổ triền miên.

Phật dạy sống đúng Mười Điều Lành là cốt yếu giúp cho chúng ta tạo những nhân quả lành.

Người thực hiện nhân quả lành thì luôn luôn lúc nào cũng gặp duyên lành, may mắn trong hiện tại và mai sau. Vì thế, cuộc sống của họ đều có đầy đủ phước báu; không những trong đời này được an vui, yên ổn, hạnh phúc, mà còn mãi mãi ở kiếp sau cũng được giàu sang sung sướng, đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết của cuộc sống.

Sống với Mười Điều Lành như vậy thì phải thọ hưởng mười phước báu lớn như sau:

  1. Thân không bệnh tật.
  2. Thân được sống trong cảnh giàu sang.
  3. Gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái hiếu thảo.
  4. Được mọi người kính yêu tin tưởng, đồng thời luôn luôn nghe và làm theo lời dạy.
  5. Trí tuệ thù thắng, thông minh sáng suốt không ai hơn, thấu suốt lý nhân quả thiện ác không còn chỗ nào bị ngăn che.
  6. Lời nói thẳng thắn được mọi người kính phục và yêu mến.
  7. Nói lời êm ái ngọt ngào ai nghe cũng vui mừng và yêu thích.
  8. Không nói lời hung dữ hay chửi mắng to tiếng với một người nào cả.
  9. Không sợ sệt bất cứ một điều gì, một hoàn cảnh nào. Không thối lui trước những nghịch cảnh. Đứng trước đám đông người phát biểu những ý kiến thì đều nói năng lưu loát, không ngập ngừng; tiếng nói sang sảng, nhiếp phục người nghe.
  10. Ba nghiệp thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi một dục lạc nào trong thế gian này.

Cho nên ai có đủ duyên được nghe Mười Điều Lành, được thấy Mười Điều Lành, nhưng không chịu sống với Mười Điều Lành, rồi luống để một cuộc đời đen tối và khổ đau, thì thật là uổng phí cho một đời người chẳng ra gì. Họ cũng giống như những người giàu sang có kho báu mà không chịu đem ra dùng, chỉ đành lòng chấp nhận để “một đời lang thang, làm kẻ cùng tử”. Họ chính là những người không trí tuệ, thiếu sáng suốt, vô minh, ngu si và dại dột, khờ khạo nhất, v.v…​ không còn chỗ nào để phê phán.

Bởi vậy, trong đời nếu ai gặp được Mười Điều Lành trong đây là người đã gieo căn lành trong nhiều kiếp, chớ không phải trong một kiếp này. Tức người ấy đã gieo sâu duyên lành với Mười Điều Lành, nhất là thường kính trọng ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Do gieo duyên lành này, mà ngày nay mới gặp được Mười Điều Lành. Nếu đời (16) nay gặp Mười Điều Lành mà không thực hiện sống với Mười Điều Lành này, thì tất cả sự cung kính tôn trọng Phật, Pháp, Tăng chỉ là cơn gió thoảng bên ngoài mà thôi, chẳng có lợi ích gì thiết thực cho cuộc sống.

Do Mười Điều Lành này rất quan trọng như vậy, nên chúng tôi xin quý vị có duyên gặp nó thì hãy cố gắng sống đúng với Mười Điều Lành, thì sẽ thấy phước báu đến ngay không chờ đợi. Vì chính vừa sống đúng Mười Điều Lành này thì có sự bình an cho mình, cho mọi người và cho các loài vật.

                                                                                                                                                Kính ghi!

Trưởng lão Thích Thông Lạc 

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Sống Mười Điều Lành – Nhà xuất bản Tôn giáo

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường