Trang chủ Hệ phái Sáu cửa vào động thiếu thất – Giới thiệu

Sáu cửa vào động thiếu thất – Giới thiệu

Đó là sáu cửa trong động “Thiếu Thất”. Phần nhiều ông Trúc Thiên dịch hay giảm bớt ở cửa thứ năm và cửa thứ sáu, còn mấy cửa trước thì ông dịch đủ, chừng giảng tới đó thì tôi sẽ chỉ cho quí vị thấy.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đó là sáu cửa trong động “Thiếu Thất”. Phần nhiều ông Trúc Thiên dịch hay giảm bớt ở cửa thứ năm và cửa thứ sáu, còn mấy cửa trước thì ông dịch đủ, chừng giảng tới đó thì tôi sẽ chỉ cho quí vị thấy.

Tổ Bồ Đề Đạt MaHT.Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

Hôm nay, tôi giảng về THIẾU THẤT LỤC MÔN. Như trong bản Thanh Qui, chúng tôi để là học Cửa thứ chữ Việt, lấy bản dịch của ông Trúc Thiên nhưng khi khảo lại kỹ thì tôi thấy bản dịch đó có lược đi một ít, do đó nó không đầy đủ như trong bản dịch chữ Hán. Do lẽ đó mà chúng tôi mới thay đổi ý kiến và sẽ giảng ngay bản chữ Hán, còn quí vị có thể dò theo bản chữ Việt của ông Trúc Thiên, chỗ nào có thiếu thì bổ túc thêm. Như vậy nó đầy đủ hơn, chớ nếu tôi giảng bản chữ Việt thì cái phần thiếu đó không thấy mà bổ túc. Như vậy thì nó hơi khác hơn bản Thanh Qui đã kể.

Trong Thiếu Thất Lục Môn tôi cũng lược kể qua: Lục môn là sáu cửa hay sáu pháp môn để vào trong động Thiếu Thất hay trong núi Thiếu Thất. Sáu cửa đó nếu chúng ta nương vào thì đi thẳng đến cái nhà Thiếu Thất. Nhà “Thiếu Thất” tức là thầm chỉ cái nhà mà Tổ Đạt-ma đã ngồi chín năm trong đó. Như vậy, nếu chúng ta đi vào con đường của Tổ Đạt-ma đã đi hay là đến chỗ Tổ Đạt-ma đã đến thì không gì hơn là đi vào sáu cửa này. Tuy nhiên, nêu sáu cửa là phương tiện, thứ lớp để cho chúng ta có mạch lạc tiến chớ còn thực tế ở trong đó một cửa mà chúng ta đạt tới viên mãn thì có thể cũng tới được cái nhà “Thiếu Thất” của Tổ Bồ-đề-đạt-ma rồi. Vì vậy cho nên trong sáu cửa này thì phương tiện chia ra làm sáu để cho có một trình tự tu tiến, chúng ta nhận định từ gần đến xa, từ cạn đến sâu, chớ còn trên thực tế nếu chúng ta ở trong một cửa mà đạt được lý viên mãn thì có thể đã vào được cái nhà “Thiếu Thất”.

– Cửa thứ nhất gọi là TÂM KINH TỤNG.

– Cửa thứ hai gọi là PHÁ TƯỚNG LUẬN.

– Cửa thứ ba gọi là NHỊ CHỦNG NHẬP.

– Cửa thứ tư gọi là PHÁP MÔN AN TÂM.

– Cửa thứ năm gọi là NGỘ TÁNH LUẬN.

– Cửa thứ sáu gọi là HUYẾT MẠCH LUẬN.

Đó là sáu cửa trong động “Thiếu Thất”. Phần nhiều ông Trúc Thiên dịch hay giảm bớt ở cửa thứ năm và cửa thứ sáu, còn mấy cửa trước thì ông dịch đủ, chừng giảng tới đó thì tôi sẽ chỉ cho quí vị thấy.

Bây giờ tôi bắt đầu giảng trọn cả sáu cửa.

Tổ Bồ Đề Đạt MaHT.Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

***

Nguồn link: http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/6cuavaodong/3165-6cuadongthieuthatgioithieu

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường