Trang chủ Văn hóa Tín ngưỡng thờ Quan Thế Âm của người Hmông ở Điện Biên

Tín ngưỡng thờ Quan Thế Âm của người Hmông ở Điện Biên

Người Hmông Điện Biên nói riêng đang dần dần tiếp nhận thêm chữ Hmông La tinh và các bộ chữ Mông khác. Ngoài việc thờ các loại ma như: ma cây, ma rừng, ma sông, ma suối, thổ địa thì thờ thêm ma sấm, ma sét, ma trời. Có nơi thờ “hồn” các anh hùng liệt sĩ.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Người Hmông Điện Biên nói riêng đang dần dần tiếp nhận thêm chữ Hmông La tinh và các bộ chữ Mông khác. Ngoài việc thờ các loại ma như: ma cây, ma rừng, ma sông, ma suối, thổ địa thì thờ thêm ma sấm, ma sét, ma trời. Có nơi thờ “hồn” các anh hùng liệt sĩ.

Tác giả: Chu Thuỳ Liên
Chi Hội trưởng Chi Hội Văn nghệ Dân Gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên

1. Dân số người Hmông Điện Biên

Theo số liệu điều tra  53 dân tộc thiểu số ngày 01/04/2019 thì dân tộc Hmông ở Việt Nam có mặt ở 60/ 63 tỉnh thành với dân số là: 1.393.547 người.

Ở Điện Biên, dân số dân tộc Hmông có: 228.279 người, đứng vị trí thứ hai trong các tỉnh có người Hmông cư trú, sau tỉnh Hà Giang.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Rung thieng nguoi Hmong Dien Bien tho ai 1

Tả Sìn Thàng, Điện Biên. Ảnh: St

2. Tên tự gọi và các ngành Hmông ở Điện Biên

Người Hmông tự gọi dân tộc mình bằng tên: Hmông, Na Mẻo và viết theo chữ Hmông la tinh và chữ Hmông cũ là: Hmoob; Hmôngz. Các dân tộc khác gọi người Hmông là: Mẹo, Mèo, Miểu Ha, Mán. Người Hmông Điện Biên có các ngành chính là Hmông Đơ (Hmông Trắng), Hmông Lềnh (Hmông Hoa), Hmông Si (Hmông Đỏ), Hmông Đu (Hmông Đen), Hmông Sua (Hmông xanh hay Hmông Mán), Na Mẻo.

3. Ngôn ngữ của người Hmông

Người Hmông thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao trong ngữ hệ Tạng-Miến. Năm 1961. Chính phủ phê duyệt bộ chữ Hmông. Đồng bào quen gọi là “chữ Hmông Bác Hồ” để phân biệt với các bộ chữ khác sau này. Bộ chữ này xây dựng theo ngữ âm ngành Hmông Lềnh (Hmông trắng) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Có bổ xung thêm một số âm vị của ngành Hmông Khác. Bộ chữ có 59 phụ âm, có 03 âm vị thuộc ngành Hmông trắng, và Hmông Sua, có 28 vần và 8 thanh điệu.

Những năm gần đây, người Hmông Việt Nam nói chung, người Hmông Điện Biên nói riêng đang dần dần tiếp nhận thêm chữ Hmông La tinh và các bộ chữ Mông khác.

4. Địa bàn cư trú và lịch sử người Hmông đến Việt Nam

4.1. Địa bàn cư trú

Người Hmông Việt Nam thường cư trú trên các triền núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, và sinh sống ở vùng rừng núi hiểm trở. Đồng bào Hmông tỉnh Điện Biên có mặt ở ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, nhưng sống tập trung nhất ở các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Nậm Pồ.

4.2. Lịch sử người Hmông đến Việt Nam và tham gia đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước, quê hương Điện Biên

4.2.1. Lịch sử người Hmông đến Việt Nam

Theo lời ông Sùng A Tỉnh, 79 tuổi ở bản Nậm Hính, xã Huổi Lếch, và ông Thào A Đài, 85 tuổi ở bản Tàng phong, xã Quảng Lâm, huyện Mường nhé thì truyền thuyết người Mông có kể rằng: Người Mông là chủ nhân vùng trung lưu và hạ lưu và hạ lưu sông Trường Giang. Vua chủ là.

Điều này khá trung với truyền thuyết cổ Trung Quốc là cách nay 5000 năm do Suy Vưu làm thủ lĩnh. Ông cũng là vua bộ tộc Cửu Lê. Suy Vưu, người Hmông gọi là “Txiv Yawg” đã kiên cường chống lại một liên minh bộ lạc do Hiên Viên đứng đầu liên kết với Viêm Đế. Cuối cùng Cửu Lê bại trận vào khoảng những năm 2.700 năm trước Công Nguyên. Trước khi chết, Suy Vưu yêu cầu Hiên Viển (sau này xưng Hoàng Đế) phải để con dân Cửu Lê được sống. Nhưng Hiên Viên không giữ lời.

Truyền thuyết Trung Quốc cũng cho rằng thời Nghiêu, Thuấn có bộ tộc “Nam Man”, “Tam Miêu”, “Hữu Miêu” rất hùng mạnh. Các triều đại phong kiến Trung Quốc như Ân, Thương và các triều đại sau này luôn coi là kẻ thù. Người “Tam Miêu”, “Hữu Miêu” thời ấy và người Hmông sau này ngày càng yếu thế, người Hán ngày càng mạnh lên, họ lùi mãi về phương nam. Ở tập trung nơi giáp ranh các tỉnh Hồ Nam,  Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quảng Tây.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Rung thieng nguoi Hmong Dien Bien tho ai 2

Tủa Chùa ngày mới. Ảnh: St

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam thì phần lớn người Hmông khu vực phía Bắc đến từ Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu (Trung Quốc). Nhóm định cư ở Thanh Hóa lại đến từ Lào. Người Hmông đến Việt Nam bằng nhiều con đường và nhiều đợt khác nhau. Nhưng có 03 đợt chính:

Lần di cư thứ nhất, cách trên đây trên 300 năm cuối Minh đầu Thanh, để trốn tránh những cuộc tàn sát đẫm máu, sự áp bức bóc lột thậm tệ của chế độ phong kiến nhà Thanh cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Chống lại chính sách Cải tổ quy lưu (bãi bỏ chế độ tù trưởng) của nhà Thanh vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 bị thất bại. Khoảng 100 hộ Lù, Giàng từ Quý Châu đến Mèo Vạc, Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ đây họ di cư đến các tỉnh Đông Bắc Việt Nam.

Lần di cư lớn thứ hai, là lúc người Hmông thuộc các họ Vàng, Chấu, Sùng, Vàng (Hoàng), Vừ thất bại trong cuộc khởi nghĩa ở khu vực Quý Châu (1776-1820). Lần này cũng có khoảng 100 hộ đến Đồng Văn. Số khác vào Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ của các dòng họ Vừ, Mua, Sùng chuyển sang các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái. Đợt di cư này cách nay 200 trăm năm.

Lần di cư lớn thứ ba là do người Hmông tham gia và ủng hộ khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (1840- 1868). Cuộc khởi nghĩa thất bại. Gần 10.000 người Mông đến Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang thuộc các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Những người này chủ yếu đến từ Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu.

Nhóm khác đến các huyện biên giới Việt Lào thuộc tỉnh Sơn La như Sốp Cộp, Sông Mã, Mộc Châu rồi đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An là từ Lào và các huyện từ các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc vào. Thời gian họ đến Việt Nam cách nay khoảng 100 năm. Sau 1976, người Hmông di cư nhiều hơn vào phía nam.

Mục đích đến Việt Nam của người Hmông là tìm một vùng đất mới có cuộc sống yên bình hơn, đời sống vật chất tinh thần khá hơn. Không lo sợ sự săn đuổi của người Hán nữa.

Đến Việt Nam-vùng đất mới. Người Hmông đã có sẵn tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí kiên cường nên họ nhanh chóng thích ứng với môi trường vùng núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có Điện Biên. Cộng đồng người Hmông đề cao tiêu chí: “Yêu thương đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia và phát triển cộng đồng”.

Vì vậy, chỉ tính từ cuối thế kỷ XX trở lại đây ở mảnh đất Điện Biên ban đầu, dân số đông nhất là cộng đồng dân tộc Thái, sau đó mới dân tộc Hmông, rồi đến dân tộc Kinh và các dân tộc khác. Thì nay đến đầu thế kỷ XXI, người Hmông đã tụ hội về đây định cư thành dân tộc có số dân lớn nhất của tỉnh Điện Biên.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Rung thieng nguoi Hmong Dien Bien tho ai 4

Hội thi giã bánh dày của người Mông. (Ảnh: QK)

4.2.2. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ xây dựng đất nước, xây dựng quê hương của người Hmông Điện Biên

Dân tộc Hmông là một dân tộc có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các thế lực thù địch quật cường từ ngàn xưa. Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc, đồng bào Hmông không cam chịu sự cai trị hà khắc của bọn chúng nên luôn nổi dậy chống lại. Khi sang Việt Nam, chưa được bao lâu, tháng 11/1788 gần 30 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

Đồng bào Mông một lần nữa, cùng các dân tộc vùng biên giới Việt Trung kiên quyết chống giặc. Nhưng thế giặc mạnh, mới hơn 20 ngày quân Thanh đã chiếm được Thăng Long[1].

Nhờ sự lãnh đạo tài tình của Hoàng Đế Quang Trung với chiến dịch tấn công chớp nhoáng, sự ủng hộ, phối hợp của nhân dân các địa phương và nhân dân biên giới, trong đó có dân tộc Mông đã tiêu diệt những kẻ xâm lược là đạo quân gần 30 vạn tên cùng đám bán nước. Đây là một chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Đất nước dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp đồng bào dân tộc Hmông đã cùng các dân tộc anh em chịu nhiều khổ cực, áp bức với sưu cao, thuế nặng. Nặng nhất là thuế thuốc phiện.

Người Hmông đã tham gia và cũng kêu gọi các dân tộc anh em tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ chống Pháp, nhiều người đã được phong anh hùng: Tiêu biểu là: Sùng Phái Sinh, Vừ A Dính ….Khiến bọn thực dân Pháp phải nhiều phen khốn đốn. Riêng Vừ Pả Chay, từ thế kỷ 18 đến nay thì ông mãi mãi là người anh hùng trong lòng nhân dân Hmông Việt Nam và lòng nhân dân Hmông ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Đã có nhiều câu chuyện kể, nhiều bài ca hát về ông được lưu truyền trong cộng đồng Hmông hai nước.

Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, dân tộc Hmông cũng góp phần không nhỏ, có nhiều người Hmông đã được tặng, truy tặng nhiều huân, huy chương chiến thắng. Và có 01 người được nhà nước phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang là ông Mùa A Páo.

Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình đi lên, dần bước vào con đường công nghiệp hoá, hiện đai đất nước, các nhân sĩ, trí thức người Hmông hôm nay đã và đang nỗ lực, cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em đoàn kết, chung sức, chung lòng. Xây dựng quê hương đất nước theo tiêu chí đất nước phồn vinh- gia đình hạnh phúc.

5. Người HMông Điện Biên với việc thờ Quan Thế Âm

Các nghệ nhân ở Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo tỉnh Điện Biên cho rằng nơi Rừng Thiêng thường thờ ma cây, ma rừng, ma sông, ma suối, và thổ địa cùng với việc thờ “hồn ma” những người đầu tiên đến dựng bản, dựng làng ở vùng đất người Hmông sinh sống.

Ngoài việc thờ các loại ma như: ma cây, ma rừng, ma sông, ma suối, thổ địa thì thờ thêm ma sấm, ma sét, ma trời. Có nơi thờ “hồn” các anh hùng liệt sĩ. Ví dụ: Ở Pú Nhung thờ ma cây, ma suối, ma rừng, còn thờ cả Vừ Pả Chay, Sùng Phái Sinh, Vừ A Dính, bà Blia- Mẹ Vừ A Dính;

Theo hai ông Vừ Giống Nhìa 65 tuổi ở bản Huổi Tấu và ông Giàng Sáy Gấu 64 tuổi ở bản Háng Pa, Xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông thì ngoài ma cây, ma rừng, ma núi, ma sấm chớp, Chử Lầu- vua Trời, ông Chày, Bà Chày, người Hmông còn thờ cả Bụt và Quan Thế Âm Bồ tát. Nơi thờ Bụt và Quan Thế Âm Bồ Tát là tảng đá cao, gần gốc cây thiêng của rừng thiêng.

Bất cứ lễ hội nào của cộng đồng tổ chức tại nhà ông mo hay khi cúng bản, thầy mo sẽ gọi Bụt và Quan Thế Âm Bồ tát trước sau đó mới gọi mời các ma khác.

Nếu gia đình một ai đó trong bản gặp khó khăn trong việc làm ăn, sinh đẻ, hay ốm đau nhiều. Họ sẽ đến xin phép chủ rừng thiêng cho họ đến rừng thiêng làm lý. Rồi lẳng lặng chọn ngày lành tháng tốt, dậy thật sớm, đi một cách kín đáo, không nói cho bất cứ ai, người ngoài. Thời gian đi là lúc chưa có người qua lại.

Người đi cầu không cần nói là đi cầu Bụt, cầu Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi người Hmông cho rằng có thế Bụt và Đức Quán Thế Âm Bồ tát mới nghe được. Nếu đi muộn người khác đã xin trước hoặc ai đó đi qua khi mình đang xin thì lời xin của mình không còn thiêng nữa. Phải chọn ngày khác làm lại. Theo như đồng bào Hmông kể thì nhiều gia đình hiếm muộn, ốm đau, tai nạn liên miên không dứt, sau khi cúng từ 3 đến 6 tháng đã có kết quả.

Có gia đình hiếm muộn mới cầu có một tháng đã có tin vui. Sính lễ cầu Phật, Bồ Tát hay lễ tạ rất đơn giản: có sao cúng vậy, có sao tạ vậy. Nghèo quá, không có gì thì một chén nước suối cúng hay tạ cũng được, khá hơn thì cúng hay tạ bằng gà trống, bó hương. Có nhà thì cúng, tạ hẳn một lợn 20- 30kg. Lễ vật tuỳ điều kiện gia đình. Cách cúng, tạ đơn giản, tự gia chủ nói lời cầu nguyện, lời tạ của mình. Không cần giấy sách.

Ví dụ: Gia đình đã làm xong tang lễ cho người thân. Chỉ còn một lễ “ma khô” do điều kiện khó khăn chưa làm được. Gia đình lại gặp phải chuyện bất như ý. Họ thường cầu Bụt để xem sự thể, tìm cách giải quyết:

“Vợ đi hái rau/Gặp rắn cõng nhau/

Về tâu với Bụt/Bụt ta bảo rằng/

Là bố, là mẹ,/về xin lợn giống/

Chồng đi lấy củi/ Thấy con hổ to/

Về tâu với Bụt/ Bụt ta bảo rằng/

Là bố, là mẹ, về xin bò giống”.

Khi đã cầu xin Bụt lời chỉ dẫn thì gia đình không chờ đến lúc đủ nguồn lực mà thường vay mượn để hoàn thành lễ “ma khô” cho bố mẹ, ông bà. Lễ cúng này, thường cả dòng họ, cộng đồng bản cùng tham gia với gia đình.

Người Mông có nhiều lễ và hội liên quan đến cộng đồng bản “jiao”, dòng họ và cá nhân trong cộng đồng ấy. Các lễ và hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng Hmông trong với nhau, cố kết cộng đồng dân tộc Hmông với các dân tộc quanh khu vực.

Qua các lễ và hội anh em các dân tộc hiểu văn hóa dân tộc Hmông hơn, đồng thời cộng đồng Mông cũng hiểu văn hóa các dân tộc anh em hơn. Giúp cho mỗi cá nhân trong  các cộng đồng các dân tộc anh em trên mỗi địa bàn biết trân trọng, tri ân môi trường sống, thiên nhiên quanh mỗi bản, làng.

Các lễ hội cũng là dịp để các cấp chính quyền và người dân địa phương tổ chức rút kinh nghiệm, biểu dương thành tích những người tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc nói riêng, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Tác giả: Chu Thuỳ Liên
Chi Hội trưởng Chi Hội Văn nghệ Dân Gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên

***
[1] Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường