Trang chủ Đời sống Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam

Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sáng ngày 22/9/2022 (27/8/Nhâm Dần), tại chùa Đại Từ Ân, huyện Đan Phượng, Hà Nội, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội công bố Quyết định thành lập Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng Chư tôn đức HĐTS, BTS các tỉnh/thành; ông Lê Minh Khánh, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện các đơn vị cùng tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội cho biết: “Trung tâm sẽ sưu tầm, bảo quản, kết nối để sưu tầm được các nguồn tư liệu đang tản mát nhiều nơi trên cả nước và tiến tới là ở nước ngoài. Tiến tới phục vụ khai thác tư liệu nhằm phát huy được giá trị to lớn của tư liệu liên quan đến Phật giáo nước nhà.

Các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng. Đây là nguồn tài sản tri thức lớn của Việt Nam, chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến, lịch sử, kiến trúc… Việc thu thập, lưu trữ bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị của khối tư liệu đó sẽ mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, góp phần vào việc hoằng dương Phật pháp, lưu giữ truyền thống văn hiến và giá trị to lớn của dân tộc.”

Tapchinghiencuuphathoc Ra mat trung tam tu lieu Phat giao Viet Nam 1

HT.Thích Gia Quang trao Quyết định Thành lập Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam do Thượng tọa Thích Tiến Đạt làm Giám đốc Trung tâm.

“Sau khi thành lập, Trung tâm sẽ tập trung phát triển hạ tầng công nghệ phần cứng, các trang thiết bị và phần mềm; đồng thời đầu tư thu thập nguồn tài nguyên thông tin ở các dạng thức khác nhau. Ưu tiên tiếp theo là chia sẻ nguồn dữ liệu đã được số hóa từ các cơ sở nói trên, tiếp tục số hóa các nguồn tài liệu đã được thu thập, phân loại và xử lý. Đồng thời, cũng cần phải dành sự quan tâm và đầu tư phù hợp để tổ chức tiếp tục sưu tầm, thu thập, xử lý và số hóa các tư liệu còn đang lưu giữ trong dân gian” TT.Thích Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm chia sẻ.

Tapchinghiencuuphathoc Ra mat trung tam tu lieu Phat giao Viet Nam 3

Với mục tiêu xây dựng một trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam có cơ sở vật chất, con người, công nghệ và dữ liệu phục vụ nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học và văn hóa Phật giáo; Khảo sát đánh giá toàn diện được hiện trạng các nguồn tư liệu Phật giáo Việt Nam đang còn tản mác ở nhiều nơi nhằm xây dựng được hệ thống danh mục chi tiết các nguồn tư liệu Phật giáo Việt Nam. Tổ chức sưu tầm các nguồn tư liệu, lưu trữ. Qua đó, hướng đến việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về Di sản Phật giáo Việt Nam trình UNESSCO công nhận di sản tư liệu kí ức thế giới. Hệ thống CSDL này có tính liên ngành, phục vụ nghiên cứu chuyên sâu, giải mã và phục vụ đào tạo trong các trường Đại học, Trung cấp Phật học, Học viện, các cá nhân tổ chức quan tâm nghiên cứu; Đầu tư được trang thiết bị, giải pháp công nghệ số và cơ sở vật chất để số hóa và khai thác, sử dụng tư liệu này. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để tối ưu hóa khả năng khai thác các nguồn tư liệu; Tổ chức kết nối được với các trung tâm trong nước như Thư viện Huệ Quang, Trung tâm Liễu Quán, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Bộ môn tôn giáo học, các trường Trung cấp Phật học tại các địa phương, Viện Trần Nhân Tông, Thư viện An Vi và hệ thống các chùa trên khắp cả nước…

Tapchinghiencuuphathoc Ra mat trung tam tu lieu Phat giao Viet Nam 2

Chư tôn đức cùng quý đại biểu thăm quan Văn phòng Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Định hướng phát triển của Trung tâm thời gian tới sẽ là sưu tầm quản lý tư liệu Phật giáo Việt Nam; Nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học; Hoạt động phục vụ đào tạo liên kết; Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu tư liệu Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

Anh Minh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường