Trang chủ Đời sống Phật giáo và tự do tư tưởng

Phật giáo và tự do tư tưởng

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Sensei Alex Kakuyo
Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Trước đây, tôi đã quyết định buông bỏ hết tài sản, sống đơn giản thanh bần trong một trang trại. Có nhiều lý do để giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ tâm linh đến trần tục. Nhưng cách giải thích đơn giản nhất là ‘Tôi muốn tự do’.

Tôi luôn cảm thấy bị ràng buộc trong một công việc không như ý muốn của công ty. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các phương tiện truyền thông của công ty đã liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần hạnh phúc và tôi khao khát có cơ hội tu tập theo đạo Phật trong hòa bình và tỉnh thức.

Vì thế, tôi thu nhỏ thế giới của mình lại, những gì có thể gọn trong một chiếc túi vải thô quân đội và tôi đổi quần kaki, áo sơ mi polo của mình để lấy bộ bốt công sở và quần jean. Tôi tìm thấy sự tự do trong trang trại, nhưng không phải theo cách mà tôi tưởng tượng và chắc chắn là không nhanh chóng. Thay vào đó, những tháng đầu tiên của cuộc sống nông trại của tôi chỉ toàn là sự bối rối và đau khổ. Những quan niệm về việc bình dị của tôi sẽ như thế nào khi tự trồng và sản xuất thực phẩm đã được thay thế bằng những thực tế vất vả của công việc lao động lưng chừng hoàn thành dưới cái nắng gay gắt.

Phat giao va Tu do Tu tuong

Mỗi buổi sáng, chân và vai của tôi đau nhức, sau khi tôi cố gắng nỗ lực phục hồi sau những ngày cuối cùng. Bàn tay tôi chay cứng, cơ bắp tay cũng rất đau do chặt củi. Tuy nhiên, ngoài cuộc đấu tranh về thể chất, còn có sự xáo trộn về tinh thần khi chơi đùa; một sự hỗn loạn xoay quanh hai sự thật không thể tránh khỏi: khi đói, tôi cần ăn, khi mệt mỏi, tôi cần ngủ. Cuộc sống của tôi, giống như cuộc sống của mọi sinh vật sống trên hành tinh, đều xoay quanh những sự thật đơn giản này.

Trong hành trình tâm linh của bản thân, bản thân đức Phật khi chưa đắc thành Phật quả cũng đã trải qua cực đoan bởi hai thái cực, khi còn là Đông cung Thái tử thì hưởng dục lạc quá mức, đến khi xuất gia tu khổ hạnh thái quá, hy vọng trên hành trình tu tập sẽ tìm thấy sự tự do. Tuy nhiên, thú vui của chủ nghĩa khoái lạc chỉ thoáng qua và trong việc thực hành khổ hạnh chốn sơn lâm, ép xác đến tiều tụy. Đã có thân tứ đại thì không thể thoát khỏi thực tại của thế giới vật chất, Ngài đã chọn cách tìm tự do từ nội tâm.

Ngài tùy duyên thuận theo lẽ tự nhiên, đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ. Những sự thật này là không thể chối cãi. Những Ngài đã tìm thấy sự giải thoát bằng cách thay đổi với cuộc sống khởi nguồn bởi từ bi tâm và trí tuệ thay vì tham lam, sân hận.

Sau tám tháng sống và làm việc, tôi nhận ra rằng mình phải noi gương đức Phật. Tôi nhận ra rằng, mình không thể thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng tôi có thể chọn cách sống, tìm tự do trong sự ràng buộc.

Tac gia Sensei Alex Kakuyo

Tác giả Sensei Alex Kakuyo

Trong những năm qua, tôi đã thêm một tư duy về lòng tri ân vào thực hành thường nhật của bản thân. Thật đơn giản: Tôi nhìn những vật dụng vật chất trong phòng xung quanh mình và mô tả những cách đơn giản để chúng cải thiện cuộc sống của bản thân, đặc biệt chú trọng vào việc liệu chúng có giúp đáp ứng nhu cầu cơ bản về việc thường nhật như ăn, ngủ của tôi hay không.

Ví dụ, tôi có thể nhìn vào chiếc đèn và nói: “Chiếc đèn giúp tôi làm việc ban đêm mà không bị căng mắt. Nó giúp tôi kiếm tiền để mua thức ăn”.

Điều này cũng có tác dụng đối với kinh nghiệm và ý tưởng. Ví dụ, tôi có thể nói: “Đạp xe hàng ngày giúp tôi thư giãn sau một ngày dài làm việc và cải thiện chất lượng giấc ngủ của tôi”.

Nếu tôi tìm thấy một đối tượng hoặc trải nghiệm nào trong cuộc sống của bản thân chướng ngại khả năng ăn, ngủ hoặc trải nghiệm bình an của tôi, thì tôi loại bỏ nó. Bằng cách này, trong cuộc sống thường nhật, tôi không ngừng hỷ xả bất cứ điều gì ngăn cản cảm giác tự do của tôi và bày tỏ long tri ân đối với những điều khiến cuộc sống trong thế giới vật chất trở nên thú vị hơn.

Đây là trọng tâm của việc thực hành Phật giáo. Đây là sự giải thoát: hỷ xả những thứ làm tổn thương chúng ta và chấp nhận rằng, trong cuộc sống chúng ta không thể tách rời mọi thứ.

Chú thích: Tác giả Sensei Alex Kakuyo là phóng viên của BDG Bắc Mỹ. Ông là một giáo thụ Phật giáo. Trước khi tiếp cận ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do bình đẳng Phật pháp, ông đã từng là một quân nhân Thủy quân lục chiến, ông đã phục vụ tại Iraq và Afghanistan.

Ông đã có học vị Cử nhân triết học tại Đại học Wabash, Crawfordsville là một thành phố ở Montgomery County ở phía tây trung tâm Indiana, Hoa Kỳ và công việc để đời của ông là giúp sinh viên có tư duy đúng để thu hẹp khoảng cách giữa hữu hạn và vô hạn. Sử dụng các phương pháp vận động, thiền định và lòng tri ân, ông giúp họ tìm thấy sự bình yên nội tâm trong mọi khoảnh khắc.

Tác giả: Sensei Alex Kakuyo
Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường