Phật giáo và thương mại, phần lớn là do sự tương tác phụ thuộc của đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hoà hợp, vào sự quyên góp từ những người cư sĩ tại gia ủng hộ xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo. Lý tưởng nhất của các vị xuất gia, tu sĩ Phật giáo là sản xuất các loại tài sản tinh thần..
Tác giả: Jason Neelis Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: depts.washington.edu
Phật giáo và Thương mại (Buddhism and Trade)
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Phật giáo và Thương mại, phần lớn là do sự tương tác phụ thuộc của đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hoà hợp, vào sự quyên góp từ những người cư sĩ tại gia ủng hộ xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo. Lý tưởng nhất của các vị xuất gia, tu sĩ Phật giáo là sản xuất các loại tài sản tinh thần,Thất Thánh tài (bảy tài sản thuộc về bậc Thánh hữu học)
Tín tài, giới tài, tam tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài; các loại tài sản tinh thần này không bị lửa, nước, vua quan, trộm cướp, những kẻ thừa tự không khả ái hay thù địch chi phối. Bảy tài sản này tuy được xem là tài sản tinh thần, nhưng cũng chính từ đó sản sinh ra tài sản vật chất, vì thế người có bảy loại tài sản này được xem là người giàu có, đầy đủ nhất về phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Tu sĩ Phật giáo không quá quan trọng những tài sản vật chất thế gian, và do đó phải phụ thuộc vào cộng đồng, phật tử tại gia cư sĩ cung cấp mọi nhu cầu cần thiết của họ, bao gồm thực phẩm, quần áo, chỗ ở và thuốc men.
Trên thực tế, việc quyên góp cho các cơ sở tự viện Phật giáo, bao gồm nhiều loại vật chất cần thiết để duy trì cộng đồng cư trú của giới xuất gia, Sa di, Sa di ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni.
Cần có sự tích luỹ kinh tế đáng kể, để duy trì các tổ chức Phật giáo quy mô lớn, nơi mà, để đổi lấy sự đóng góp, chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo sẵn sàng với nhiệm vụ Sứ giả Như Lai, hoằng dương chính pháp Phật đà.
Để đáp lại sự cúng dường nhu yếu phẩm, đóng góp vật chất của các cư sĩ, phật tử tại gia cho các cơ sở tự viện Phật giáo, các nhà tài trợ đã nhận được công đức tôn giáo (punya), thường được chia sẻ với những người thân, giáo thụ sư, những người ủng hộ chính trị và “tất cả chúng sinh” (sarvasattva).
Việc quyên góp nhằm thiết lập sự hiện diện của đức Phật tại những địa điểm cụ thể dưới hình thức, bảo tháp, xá lợi, hình ảnh và văn bản đã tạo ra công đức đặc biệt, vì những món quà thiêng liêng như thế, đã tạo cơ hội cho nhiều Phật giáo đồ đến chiêm bái, tu học phật pháp.
Các thương gia giàu có và những người quyền lực cai trị, được đặt biệt khuyến khích phải rất hào phóng để đổi lấy những lợi ích thiết thực, chẳng hạn như nơi trú ẩn và thực sự bảo vệ khỏi những nguy hiểm và được nhận thấy khi đi du lịch, cũng như địa vị hoặc tính hợp pháp, bằng cách đóng vai trò là người bảo trợ cho các tổ chức tôn giáo.
Các ghi chép bằng văn bản về việc quyên góp cho việc kiến tạo các ngôi Bảo tháp và cơ sở tự viện Phật giáo ở Ấn Độ, chứng thực tầm quan trọng của sự bảo trợ về mặt thương mại và chính trị đối với các tổ chức Phật giáo.
Những nhà tài trợ sớm nhất và một số người bảo trợ quan trọng nhất của đức Phật và các đệ tử của Ngài là những thương gia lữ hành và chủ ngân hàng giàu có. Văn học Phật giáo tàng trữ nhiều câu chuyện, nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau, rất phong phú và đa dạng, ví dụ quy tắc liên quan đến việc buôn bán đường dài.
Một trong những tình tiết quan trọng nhất. 49 ngày sau khi đắc đạo, đức Phật chỉ thiền định, không ăn uống. Đến ngày từ 49, có hai thương gia người Myanmar tên Tapassu và Bhallika từ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến.
Hai thương gia sửa soạn bột rang và mật ong rồi đến trước Phật rồi cung kính dâng lên. Đức Phật thụ nhận của cúng dường rồi khuyên 2 thương gia quy y Phật và quy y Pháp, thọ trì năm giới để được phước báo lâu dài.
Hai thương gia đồng ý, xin Phật thu nhận vào hàng thiện tín (Upāsaka, nam cư sĩ). Đó là hai thiện tín đầu tiên đã quy y Nhị Bảo (Phật và Pháp, khi đó chưa có Tăng) và là hai vị Phật tử Tại gia đầu tiên.
Sau khi đã được đức Phật ban pháp quy y và truyền năm giới:
Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống;
Giới Thứ Hai: Hạnh Phúc Chân Thật;
Giới Thứ Ba: Tình Thương Đích Thực;
Giới Thứ Tư: Ái Ngữ và Lắng Nghe;
Giới Thứ Năm: Nuôi Dưỡng và Trị Liệu, hai vị thương gia quỳ đảnh lễ kính xin đức Phật ít vật lưu niệm để luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài.
Đức Phật tặng cho hai vị 8 sợi tóc và móng tay, rồi ban lời tiên tri: “Như thế là các ngươi có đại nhân duyên. Mấy sợi tóc của Như Lai không phải đơn giản. Sau này, lúc Như Lai nhập diệt rồi, ở xứ các ông sẽ thịnh hành giáo pháp diệt khổ nhiều nghìn năm”.
Hai vị cung kính nhận lãnh, lạy tạ rồi mang về Myanmar kiến tạo Đại Bảo tháp thờ phụng. Hiện nay, Phật giáo là quốc giáo của Myanmar, 8 sợi tóc bảo vật này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận trong Đại Bảo tháp của chùa Shwedagon tại thủ đô Rangoon của Myanmar, được nhân dân Myanmar xem là Quốc bảo.
Sự kiện này thiết lập một khuôn vàng thước ngọc cho vai trò nổi bật của các thương gia trong việc bảo trợ và truyền bá chính pháp Phật đà. Trưởng lão Cư sĩ Anathapindika là một trưởng giả giàu có. Vị doanh nhân này có tên là Cấp Cô Độc bởi ông thường xuyên giúp đỡ người nghèo, cứu người khổ, sẻ chia với những ai thiếu thốn bần hàn. Những người nghèo đói, cô đơn thời đó rất mang ơn ông.
Trưởng lão Cư sĩ Anathapindika là người có hạnh Bố thí bậc nhất lúc bấy giờ. “Trải vàng mua đất”, đây là sự kiện hy hữu trong lịch sử, khiến người đời sau khi nhắc đến vai trò của cư sĩ trong buổi đầu Phật giáo đều nhắc đến Trưởng lão Cư sĩ Anathapindika.
Là nhà tài trợ sớm nhất cho cộng đồng Phật giáo, Trưởng lão Cư sĩ Anathapindika được lý tưởng hoá vì đã cho đi tất cả những gì mình có. Dựa trên mô hình cực kỳ hào phóng của Trưởng lão Cư sĩ Anathapindika, những người thương mại, bảo trợ được khuyến khích quyên góp một cách hào phóng cho cộng đồng Phật giáo, nhằm duy trì sự mở rộng hơn nữa của mạng lưới cơ sở tự viện Phật giáo.
Mahasarthavaha (Thủ lĩnh đoàn lữ hành vĩ đại), một danh hiệu phổ biến về đức Phật trong văn học Phật giáo hệ Pali và Phạn ngữ. Tính từ này được đề cập đến vai trò của đức Phật như một bậc Đại Đạo sư, người bảo vệ và lãnh đạo các Phật giáo đồ của Ngài, trong cuộc hành trình từ cõi phàm phu trần tục của vòng luân hồi, bể khổ sông mê, do tu tập thoát vòng mê muội và đến đến “bến bờ giác ngộ” và chấm dứt sinh tử luân hồi.
Tỳ kheo Nāgasena (đội quân của rồng và tượng trưng sức mạnh thiên nhiên), bậc A La hán nổi tiếng về tài biện luận giải thích với Vua Menander, trị vì khỏang từ 160 - 135 TTL, là vị vua vĩ đại trong những vua Hy Lạp-Ấn Độ, đã cai trị một vùng rộng lớn ở tây bắc Ấn, được gọi là vương quốc Bactria thụôc bán lục địa Ấn rằng, đức Phật “Giống như Thủ lĩnh đoàn lữ hành vĩ đại đối với nhân loại, Ngài đã định hướng kim chỉ nam, đưa đường dẫn bước cho họ vượt qua sa mạc đầy bụi cát của sự tái sinh.”[1]
Giáo sư chính thức tại Viện Lịch sử Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Tiến sĩ Xinru Liu nhận xét rằng: “Kinh nghiệm dồi dào về thương mại đường dài, đã mang lại nguồn cảm hứng vì những hình ảnh này của đức Phật, như một sự hướng dẫn cho du khách thập phương hành hương và thương gia.” [2]
Tại Ấn Độ cổ đại và Trung Hoa cổ đại, Giáo sư Xinru Liu đề xuất rằng, nhu cầu của Phật giáo về “sapta ratnāni” (bảy thứ ngọc báu quý giá ở thế gian) đã kích thích thương mại đường dài giữa tây bắc Nam Á, Trung Á và Trung Quốc. [3]
Bảy thứ ngọc báu quý giá ở thế gian (sapta ratnāni) bao gồm những mặt hàng xa xí có giá trị cao nhưng số số lượng khan hiếm, chẳng hạn như Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xà cừ ,Mã não, và Xích châu.
Trong khi vật liệu như thế, có giá trị nội tại và phù hợp cho việc thương mại đường dài, các giá trị nghi lễ gắn liền với việc thành lập Phật giáo, có thể đã làm tăng thêm giá trị kinh tế của chúng.
Vì những Phật giáo đồ tìm kiếm những món đồ này, như những món quà phù hợp nên mối quan hệ giữa thương mại đường dài và mạng lưới cơ sở tự viện Phật giáo đã được củng cố. Khi hàng hoá hình thành nên Bảy thứ ngọc báu quý giá ở thế gian (sapta ratnāni), trở nên tiêu chuẩn hoá và giá trị tôn giáo của nó tăng lên.
Giáo sư Xinru Liu lập luận rằng: “Các giá trị Phật giáo đã tạo ra và duy trì nhu cầu về một số hàng hoá, được giao dịch giữa Ấn Độ và Trung Hoa trong suốt thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sau Tây lịch.” [4] Mạng lưới thương mại đường dài và việc truyền bá Phật giáo đường dài đã được củng cố lẫn nhau.
Tác giả: Jason Neelis Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: depts.washington.edu
***
Chú thích [1] T.W. Rhys-Davids, Questions of King Milinda (Oxford: Clarendon Press, 1890-4), p. 274. [2] Xinru Liu, Ancient India and Ancient China: Trade and Religious Exchanges AD 1-600 (Delhi: Oxford University Press, 1997), pp. 114-5. [3] Ibid. [4] Ibid, p. 175.
Bình luận (0)