Trang chủ Hỏi Đáp Phật giáo quan niệm như thế nào về nguồn gốc loài người?

Phật giáo quan niệm như thế nào về nguồn gốc loài người?

Nguồn gốc loài người trên trái đất này quan điểm của Phật giáo được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Nguồn gốc loài người trên trái đất này quan điểm của Phật giáo được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta.

Hỏi: “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đuơng đại?

Đáp: Đoạn kinh trên được trích dẫn từ kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” (Đại tạng kinh Việt Nam, Trường Bộ kinh, tập 2, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991, tr. 387. Kinh tựơng đương: “Kinh Tiểu Duyên – số 5” (Đại tạng kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991, tr. 285).

Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế’ giới khác, trong đó, cõi trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật thiết với chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sinh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sinh này, do ý sinh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sinh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sinh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sinh, điều kiện sống thay đổi… họ phải lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.

Screenshot 3

Nguồn gốc loài người trên trái đất này quan điểm của Phật giáo được xuất phát từ một thế giới khác.

Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm được giải trình trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “lúc trái đất này hình thành, các chúng sinh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”. (Thích Chơn Thiện, Lý thuyết nhân tính qua Kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi, Ân Độ, 1996, NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr. 77).

Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi, mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi.

Đơn cử như lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người được đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên”. Ông cho rằng, con người được hình thành chính ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, ở cuối tác phẩm này, Darwin đã lưu ý rằng “một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người” (Phạm Thành Hổ, Nguồn gốc loài người, NXB. Giáo Dục, 1997, tr. 7). Điều này cho thấy rằng lý thuyết của Darwin là một lý thuyết mở, cần được bổ sung để kiện toàn. Gần đây nhất, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934-1996), Francis Crick (1916-20’04) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian (Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999). Những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất của các nhà khoa học trong những năm gần đây đã cho thấy rằng, vấn đề nguồn gốc loài người là một vấn đề chưa thể vội vàng đưa ra một kết luận chung cùng, đích đáng.

Trích: Phật pháp Bách vấn – Huyền Ngu – Quảng Tánh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Buivandung 13/11/2023 - 21:10

Một kiểu “ suy luận nguỵ biện có học” theo lối mập mờ được che đậy bằng những trích dẫn tưởng là “có cơ sở “ nhưng thực chất chỉ là những tưởng tượng của “những người theo Phật giáo “- một bộ phận nhỏ của nhân loại đương đại -chứ không phải toàn nhân loại.Đừng nghĩ rằng :”mượn “ sự tin tưởng vào Phật giáo của người dân mà tuyên truyền phi khoa học,vì đứa trẻ con cũng biết:chỉ có khoa học mới chỉ ra loài người sinh ra từ đâu và tiến triển như thế nào theo lịch sử,Sự mập mờ theo cách này của mấy gã dở hơi không làm ai tin (trừ một nhóm nhỏ những kẻ mê muội).Đơn giản là:Thiên chúa giáo cho rằng chúa sinh ra loài người,Hồi giáo cho rằng thánh sinh ra loài người và đến lượt phật giáo cho rằng loài người được sinh ra từ “người của quang âm thiên”-tức thế giới của phật ???.Thật là toàn những trò lừa dối chỉ nhằm mục đích nâng cao tính huyền bí của mình ,đưa người dân lành cả tin vào mê trận phục tùng vô điều kiện những kẻ chỉ muốn “ ngồi mát ăn bát vàng”.Nhân đây,cũng thẳng thắn nói rằng:báo chí (những người có trách nhiệm của mỗi tờ báo) cần và nên có nhận thức đúng,khoa học và sáng suốt;không nên đăng những bài báo nhảm nhí theo cách này vì nó không phục vụ gì cho đường lối của Đảng , không mang đến ích lợi thiết thực gì cho người dân mà chỉ là việc tiếp tay cho những kẻ vô tích sự lừa gạt người dân mà thôi.

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường