Trang chủ Bạn đọc Pháp ngữ của Sư bà Hải Triều Âm

Pháp ngữ của Sư bà Hải Triều Âm

Sư bà Hải Triều Âm sinh năm 1920 tại tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt. Vì mang trong người 2 dòng máu Pháp-Việt, nên ngoài tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Ni, còn được đặt tên tiếng Pháp là Eugénie Catallan. Thân phụ là cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đắc.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sư bà Hải Triều Âm sinh năm 1920 tại tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt. Vì mang trong người 2 dòng máu Pháp-Việt, nên ngoài tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Ni, còn được đặt tên tiếng Pháp là Eugénie Catallan. Thân phụ là cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đắc.

Người còn nghiệp chướng không thể xuất ly tam giới, thoát luân hồi sinh tử. Chỉ có một cách niệm Phật A Di Đà, cầu đới nghiệp vãng sinh cõi An Lạc. Nương nguyện lực Phật A Di Đà về cõi An Lạc rồi. Nơi đây không có duyên xấu ác, nghiệp nhân xấu không thể thành quả báo. Phải đợi đến khi tu hành vững vàng. Đứng địa vị Bồ-tát hoặc Phật mới dùng phước đức và trí tuệ mà trả nợ. Cho nên niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh cõi An Lạc là pháp đại sám hối.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Su Ba Hai Trieu Am 1

Hàng ngày ta có tâm nguyện thuyết pháp độ sinh. Lâm chung phải quên hết cả, nhất tâm niệm Phật cầu về Tịnh-độ. Về Tịnh-độ rồi sẽ trở lại Ta Bà, tiếp tục hoằng dương Phật pháp, bạt tế hữu tình. Công đức này thật là vĩ đại thù thắng.

Nguyện là thứ ta ghi tạc trong tạng thức, không bao giờ mất. Muốn ở lại Ta Bà độ chúng sinh thì dĩ nhiên không về Cực Lạc. Còn phát nguyện về Cực Lạc tu học để sau này có năng lực độ tận chúng sinh, thì sẽ vãng sinh mau như tên bắn.

Phải tập nhẫn nhục và chịu đựng. Mỗi khi phiền não, hãy nhìn thẳng vào phiền não, tìm xét lý do, đừng để ngoại cảnh chi phối. Người khác tốt hay xấu không quan hệ đến ta nhiều. Giới luật giúp ta hành thiền dễ dàng chớ không phải là một loại khí giới để chỉ trích người khác.

Cần ý thức rằng càng nói nhiều cách đạo càng xa, nói là hao tổn khí lực, là tinh thần hướng ngoại. Nội quy số 8 cấm nói chuyện tạp. Hỏi đáp Phật pháp quá 10 phút phải xin phép tri chúng. Đây là để chị em an hòa tinh thần, dồn hết tâm lực vào nội quán. Qua được lớp cửa này như mây bay đi, hé mở một cung trời an ổn thênh thang…

Nếu cứ luôn luôn khắc trí, quyết tiến đến cùng, trong nhịp bước vui tươi vô úy, nhất định phen này một phiến công phu dứt sạch vô minh tận gốc, thì sẽ đạt tới cái im lặng thật tướng bất nhị của cư sĩ Duy Ma Cật. Có hiểu rõ như thế, chúng ta mới biết ơn tri chúng, tri sự đã gia công gò ép chúng ta vào quy luật. Đã biết ơn thì lo đền ơn, chúng ta sẽ tận tình đưa hậu lai vào quy luật giải thoát.

Sư cô Thiện Hiền
Nguồn link: https://nigioivietnam.vn/phap-ngu-cua-su-ba-hai-trieu-am/

Nhân tưởng niệm 10 năm ngày Ni trưởng Thích nữ Hải Triều Âm viên tịch, BBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng trích đăng bài viết và những pháp ngữ của Ni trưởng.

Ni trưởng Thích nữ Hải Triều Âm sinh năm 1920 tại tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt. Vì mang trong người 2 dòng máu Pháp-Việt, nên ngoài tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Ni, còn được đặt tên tiếng Pháp là Eugénie Catallan. Thân phụ là cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đắc.

Ni trưởng Thích nữ Hải Triều Âm đã an nhiên thu thần thị tịch vào lúc 11 giờ 56 phút ngày 24/06/Quý Tỵ (ngày 31/07/2013) tại chùa Dược Sư, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trụ thế 94 năm, 60 năm tuổi đạo.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường