Trang chủ Đời sống “Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Qua những khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học trên có thể giúp chúng ta thêm hiểu về nước, cũng như có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt nguồn nước, rác thải trên các dòng sông không đơn thuần chỉ là chất thải về mặt vật chất mà nó còn truyền những thông tin tiêu cực vào nguồn nước

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Qua những khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học trên có thể giúp chúng ta thêm hiểu về nước, cũng như có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt nguồn nước, rác thải trên các dòng sông không đơn thuần chỉ là chất thải về mặt vật chất mà nó còn truyền những thông tin tiêu cực vào nguồn nước

Davis Le
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2023

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội. Tuy xuất hiện rộng rãi như vậy nhưng đa phần mọi người thực sự ít hiểu biết về các đặc tính của nước, qua nghiên cứu chung thì tôi nhận thấy dù ở phương diện nào như tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học thì nước đều có đặc điểm chung là đặc tính tiếp nhận, lưu giữa thông tin và là phương tiện để chữa bệnh.

1. Phật giáo

Hàng năm cứ đến dịp tháng 4 Âm lịch, nhân dân phật tử lại nô nức cùng nhau dự lễ tắm tượng Phật, Như vậy nước đã xuất hiện ngay từ những sự kiện lịch sử khởi nguồn của đạo Phật.

Trong quan kiến Phật giáo, nước cũng là yếu tố cấu thành nên con người và vũ trụ thường gọi là thủy đại, một trong tứ đại gồm địa, thủy, hỏa, phong. Cũng từ xa xưa nước đã đi vào sinh hoạt của tôn giáo này, bất kể tông phái đều ghi nhận dùng nước làm nghi lễ sái tịnh. Theo Đại Nhật kinh sớ (quyển 4), việc dùng nước thơm rảy khắp đạo tràng để trừ sạch dơ uế là biểu tượng cho Như Lai dùng hương giới đức hòa hợp với nước từ bi thanh tịnh, rảy vào tâm địa chúng sinh trong pháp giới khiến cho tất cả hý luận, phiền não được trừ sạch.

Một bát nước trong và một nhành liễu cần được chuẩn bị trước khi hành lễ. Vị chủ lễ tay phải cầm nhành liễu, tay trái bưng chén nước cam-lồ, sau khi trì niệm thần chú xong liền rảy nước thơm khắp đạo tràng. Nước trong tượng trưng cho định lực, nhành liễu linh động tượng trưng cho trí tuệ.

Một công dụng phổ biến khác của nước đó là dùng làm phương tiện để trị bệnh.

“Chữa bệnh bằng nước đã được chú nguyện là một việc làm thông thường ở Tây Tạng, nơi các Lama và các hành giả thiền định thường chữa bệnh bằng cách chú nguyện vào nước và cho bệnh nhân uống. Pháp thực hành này gồm có việc thiền định và trì tụng mật chú Quán Thế Âm, Phật Dược Sư, Tara, hay các vị Bổn tôn khác. Sau đó, nước đã chú nguyện sẽ được uống nhiều lần trong ngày. Việc này đặc biệt rất tốt cho trẻ con và người già, là những người thường không thể chú tâm hay thấy khó khăn trong việc quán tưởng và trì tụng mật chú. Đây có lẽ cũng là cách duy nhất để chữa bệnh cho những người mà bạn không thể gặp gỡ giao tiếp. Bạn có thể chú nguyện vào nước và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình hay người khác.”(1)

Những câu chuyện như vậy xuất hiện ở rất nhiều truyền thống khác nhau, thượng thủ Tuệ Tạng Thích Tâm Thi (1889-1959) nổi danh là một vị luật sư của Phật giáo tại miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ, ngài có xin lại hành cung ở Nam Định sau năm 1945 để mở trường dạy học gọi là chùa Vọng Cung. Trường này đã đào tạo rất nhiều tăng ni nổi tiếng ở cả 2 miền nam, bắc. Số lượng tăng, ni theo học có đến cả trăm vị, hàng ngày họ vẫn phải 1 buổi lao động trồng trọt và ăn các thức ăn chủ yếu do mình trồng nên ít các bệnh hiểm nghèo như thời hiện đại. Nhưng bệnh tật vẫn có và thời chiến tranh đó hầu như không có bệnh viện, bác sĩ thậm chí nhà chùa cũng tự sản xuất để sinh sống thì chữa bệnh ở xa tốn tiền.

Mỗi khi trong chúng tăng, ni có bệnh thì Ngài Tuệ Tạng dùng 1 cốc nước sạch đem vào phòng trì chân ngôn Phật Dược Sư 108 biến y theo kinh dạy vào đó và cho uống thì sau đó bệnh cũng hết.(2) Phật Dược Sư trong đạo Phật là vị Phật tại phương đông, hay được biểu thị bằng màu xanh dương, màu của thủy đại tức nước, đây là vị có hạnh nguyện cứu chữa bệnh tật cho chúng sinh từ căn bệnh trầm kha nhất là vô minh đến các bệnh về thân xác. Vị Phật liên quan đến thủy đại chuyên hạnh cứu chữa bệnh mang danh Dược Sư tức thầy thuốc cũng trùng hợp với y học phương đông nơi chú trọng đến khí huyết của cơ thể và cơ quan đặc biệt được chú trọng là tạng thận mang hành khí của thủy, đông y cho rằng thận khỏe thì cơ thể sẽ khỏe. Trong kinh Kim Quang Minh cũng kể lại câu chuyện về con ông trưởng giả tên là Lưu Thủy(3) chuyên cứu chữa bệnh tật cho dân chúng.

Như vậy từ xa xưa Phật giáo đã nhận thức được nước có khả năng lưu giữ, truyền tải thông tin, ngay cả tâm thức của con người cũng được gọi là “dòng tâm thức” được ví như dòng sông trôi chảy. Một đặc tính khác đó là phương tiện nổi bật để trị bệnh.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 7.2023 Nuoc Trong Van Hoa Phat Giao Tin Nguong Dan Gian Va Khoa Hoc Hien Dai 1

Thực hiện nghi lễ tắm tượng thái tử Tất Đạt Đa – Ảnh: Minh Anh

2. Tín ngưỡng dân gian

Có rất nhiều tín ngưỡng cũng dùng nước trong thực hành của họ nên đôi khi các pháp sư của họ còn gọi là thầy phù thủy. Trong phạm vi bài viết, chỉ xin đề cập đến tín ngưỡng nối tiếng của Việt Nam đó là tam tứ phủ.

Khác một chút với thủy đại của Phật giáo hay hành thủy của ngũ hành phương đông thì thủy phủ trong tam phủ (thiên, địa, thoải) hay tứ phủ (thiên, địa, thủy, nhạc) thường gắn với các thủy vực hữu hạn như ao, hồ, sông, suối, biển tuy nhiên kỳ lạ là các thần của họ cũng cho thấy đặc tính lưu trữ thông tin cũng như có khả năng chữa bệnh.

Các vị thần thuộc nhánh thủy hay thoải phủ như mẫu đệ tam, quan đệ tam, quan đệ ngũ, chầu đệ tam, hoàng bơ, cô bơ… thường là có thần tích buồn và nặng về chuyện tình cảm như chuyện Xích Lân long nữ gắn với chuyện tình Liễu Nghị truyền thư, Đại Việt sử ký toàn thư trang 133, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) chép “Thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình quân. Quan đệ ngũ Tuần tranh cũng bị đi đày ở kỳ cùng vì chuyện tình éo le còn ghi trong truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chương thứ 6 chuyện “đối tụng ở long cung”. Các bản văn chầu về các thánh thoải phủ cũng có đặc trưng giai điệu man mác buồn, thậm chí có giá đồng vị thánh về và khóc nức nở.

Gắn các giá thoải cung với tình cảm buồn vậy ý người xưa muốn gửi gắm điều gì? Đó chính là thông điệp nước cũng hữu tình, nó cũng cảm nhận và lưu giữ được cảm xúc, cảm xúc thì có vui có buồn nhưng mà buồn thường dễ làm cho người ta nghĩ đến tính chất hữu tình của nước. Ngay những cảm xúc cảm xúc của con người chúng ta cũng gắn với nước trong cơ thể ví dụ như vui, buồn đều có thể khóc, thèm ăn thì tiết nước bọt mà trai gái cũng có thể tiết dịch thể ở hạ căn. Các thần thủy cung này cũng được miêu tả hầu hết là các trai gái xinh đẹp như quan đệ tam thái tử long cung thì phi phương diện mạo khác thường, các chầu đệ tam, cô bơ thì sắc đẹp khuynh thành, đây cũng là biểu hiện tính chất nước lên quan đến sức khỏe vì các cụ xưa thường nói rằng con trai muốn đẹp thì thận khỏe, con gái muốn đẹp thì gan khỏe, thận là cơ quan gắn với thủy khí của cơ thể, gan là cơ quan gắn với mộc khí và gan là con của thận, thận có khỏe thì gan mới khỏe vì thủy và mộc tương sinh trong ngũ hành.

Đặc tính chữa bệnh của nước cũng là điểm nổi bật của tín ngưỡng dân gian này. Theo văn đệ ngũ Tuần tranh có đoạn “dù ai bệnh trọng chưa qua, kiều quan đệ ngũ bệnh đà tan ngay”, các giá như cô bơ thủy cung cũng thường được diễn xướng như là chữa bệnh, bắt ấn vào nước, sao thuốc… Một số quan niệm dân gian cũng cho rằng người liên quan thủy phủ một số có kỹ năng bắt mạch, bốc thuốc…

Như vậy người Việt Nam xưa cũng có hiểu biết nhất định về nước và các thần thánh chỉ là biểu kiến của những tính chất kia.

3. Khoa học hiện đại

Những năm 70 của thế lỷ XX, nhờ phương pháp điện ký họa tuyệt vời của mình, nhà khoa học Georges Hadjo đã phát hiện ra một đặc tính rất huyền bí của nước, đó là nước có thể được nạp thông tin và có trí nhớ.(4) Ông đã làm thí nghiệm như sau: lấy những chai nước bất kỳ bán trên thị trường, chụp ảnh nước khi bình thường chưa nạp năng lượng. Sau đó, ông thầm ra lệnh nạp năng lượng vào nước và dùng phương pháp điện ký họa để ghi lại hình ảnh. Kết quả thật thú vị, những bức ảnh chụp nước thường và nước được nạp năng lượng có bức xạ với màu sắc khác nhau.

Sau này, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới cũng đã bắt tay vào nghiên cứu những bí ẩn của nước; một trong số những công trình tiêu biểu là của nhà nghiên cứu Nhật Bản Masaru Emoto. Công trình nghiên cứu của ông được thực hiện trên nhiều vùng miền của thế giới và được ghi nhận trong cuốn sách “Thông điệp kỳ diệu từ nước” do Nhà xuất bản Wellness Goods của Nhật phát hành. Bằng kỹ thuật chụp ảnh, Emoto đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu có thể thấy được bằng mắt thường những thay đổi của phân tử nước. Theo đó, Emoto đã phát hiện ra rất nhiều sự khác biệt kỳ diệu trong cấu trúc phân tử của nước từ rất nhiều nguồn khác nhau và những điều kiện khác nhau trên khắp hành tinh. Những bức ảnh Emoto ghi lại cho thấy những phản ứng không thể tin nổi của nước. Nước có những hồi âm rất sống động và rất cao với mọi cảm xúc và tư duy của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta. Và có thể kết luận rằng, nước dễ dàng nhận lấy những năng lượng hoặc sóng rung động của môi trường mà nước hiện hữu, dù đó là độc hại, ô nhiễm hay trong trẻo, tinh khôi…Cũng chính từ cuốn sách “thông điệp kỳ diệu từ nước” này mà người ta nhận ra có thể dùng những ngôn từ, cảm xúc tích cực để chuyển hóa nước trong cơ thể người trở nên tích cực và khiến cơ thể khỏe mạnh lên.

4. Tạm kết

Qua những khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học trên có thể giúp chúng ta thêm hiểu về nước, cũng như có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt nguồn nước, rác thải trên các dòng sông không đơn thuần chỉ là chất thải về mặt vật chất mà nó còn truyền những thông tin tiêu cực vào nguồn nước, được lưu trữ và tác động lên chính cơ thể và môi trường sông của chúng ta.

Ngược lại cũng mở ra một phương pháp cải thiện cơ thể cũng như môi trường đó là dùng lời nói, tâm năng tích cực để làm cho nước chuyển hóa tốt lên.

Điều này hoàn toàn phù hợp với những giáo lý Phật giáo, qua đó cũng thấy tính vĩ đại của Pháp, những nghi lễ dùng nước tẩy tịnh hay chú nguyện chữa bệnh…hoàn toàn không phải là niềm tin mê tín mà nó xuất phát từ những quan kiến sâu sắc về các thành tố của vũ trụ cũng như năng lực gia trì vĩ đại từ nguyện lực, chân ngôn, danh hiệu Phật tất nhiên kèm với động cơ thanh tịnh của người thực hành. Những nhận thức đi trước khoa học hiện đại cả ngàn năm cũng cho thấy tôn giáo này quả thật có nền giáo lý khế lý khế cơ với nhân loại.

Davis Le
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2023

***

CHÚ THÍCH:
(1) Điều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Chữa Lành Của Tâm Bi Mẫn, Lama Zopa Rinpoche Nguyễn Văn Điều & Đỗ Thiết Lập dịch Việt, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội tr 451
(2) Theo lời kể của ni trưởng Thích Đàm Ý chùa Vọng Cung Nam Định tại hội thảo về tổ Tuệ Tạng năm 2009.
(3) (流水長者子) Tiền thân của đức Phật khi tu hạnh Bồ tát. Cứ theo phẩm Lưu thủy trưởng giả tử trong kinh Kim Quang Minh
quyển 4
(4) Nước có thể được nạp thông tin và có trí nhớ, giaoducthoidai.vn 12/7/2014

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường